.Tác động tới phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010. (Trang 29)

3 .CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐỐI

3.5.3 .Tác động tới phát triển kinh tế

Chính sách điều chỉnh TGHĐ thơng qua tác động tới hoạt động ngoại thương và hoạt động thương mại trong nước gián tiếp tác động tới sự phát triển của nền kinh tế. Trước hết là hoạt động xuất khẩu, có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động xuất khẩu kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất trong nước, nâng cao trình độ tay nghề và thói quen làm việc của những lao động trong sản xuất hàng xuất khẩu, tăng thu nhập, cải thiện mức sống của nhân dân. Bên cạnh đó, ngoại tệ thu được sẽ làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ giúp cho quá trình ổn định đồng nội tệ và chống lạm phát dẫn đến ổn định nền kinh tế. Vai trò của xuất khẩu còn thể hiện ở việc tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Điều đó tạo ra những lợi thế so sánh mới của một nước và thúc đẩy ngoại thương của nước đó phát triển. Khi mà xuất khẩu càng phát triển, càng có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng khả năng cung cấp những nguồn lực khan hiếm cho quá trình sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Đối với các nước đang phát triển thì xuất khẩu có thể nâng cao năng lực sản xuất trong nước, còn đối với các nước phát triển xuất khẩu có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa sản xuất và thị trường. Với vai trò to lớn đối với nền kinh tế như vậy, các nước cần khai thác hợp lý những lợi ích thu được từ hoạt động xuất khẩu, nhất là trong giai đoạn đầu khi mới tham gia vào thương mại quốc tế để phát triển kinh tế một cách vững chắc.

Bên cạnh hoạt động xuất khẩu là hoạt động nhập khẩu. Nếu như xuất khẩu được coi là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội thì nhập khẩu lại được coi là nền tảng để thực hiện vai trị đó. Thực tế đã cho thấy, nhập khẩu có thể tác động trực tiến đến sản xuất, kinh doanh và thương mại thông qua việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, cung cấp các nguồn lực khan hiếm....Đồng thời nhập khẩu còn giúp cho việc cải thiện và nâng cao đời sống dân cư của một nước bằng việc cung cấp nhiều hàng hoá hơn, chất lượng hơn và rẻ hơn. Tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu còn mang lại nhiều tác hại, nếu khơng quản lý tốt thí sẽ có thể biến quốc gia thành nơi nhập khẩu công nghệ lạc hậu, không thúc đẩy sản xuất trong nước, gây ô nhiễm môi trường, tạo tâm lý tiêu dùng trong nước không tốt... ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010. (Trang 29)