.Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010. (Trang 51 - 54)

2 .CÁC GIẢI PHÁP

2.5 .Một số giải pháp khác

Một số giải pháp khác mà NHTW có thể sử dụng trong những trường hợp khác nhau: - Thường xun phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hàng đâu để thực hiện chính sách điều chỉnh TGHĐ.

- Xem phá giá nhỏ VND như là một biện pháp kích thích xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại. Trong điều kiện hiện nay, một chính sách giảm giá nhẹ VND sẽ có thể tác động tích cực trong việc cải thiện đồng thời cả cân bằng bên trong và cân bằng bên ngồi: khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, sử dụng đầy đủ hơn các nguồn lực hiện có, làm tăng việc làm, sản lượng và thu nhập của nền kinh tế, trong khi vẫn kềm chế được lạm phát ở mức thấp

- Thực hiện và vận dụng dự báo tỷ giá tốt để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Hoạt động dự báo có một tầm quan trọng rất lớn trong việc phịng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ. NHTW có thể sử dụng các nhân tố cơ bản như thuyết PPP, hiệu ứng Fisher quốc tế để dự báo. Ngồi ra, NHTW cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách có hệ thống để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt để từ đó đề ra những chính sách phù hợp cho nền kinh tế, tránh những tác động khơng tốt. - Nhanh chóng thực hiện các cơng cụ phịng ngừa rủi ro. Trong điều kiện tỷ giá hiện nay tiềm tàng nhiều nhân tố bất ổn chúng ta cần phải gấp rút triển khai các cơng cụ phịng ngừa rủi ro. CP đã cho phép các NHTM thực hiện các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ. Vấn đề là các NHTM và doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp có thu, chi bằng ngoại tệ phải nhanh chóng sử dụng các cơng cụ này để phịng ngừa rủi ro tỷ giá.

- Kiểm soát tốt giá vàng, giá dầu mỏ, chỉ số chứng khốn,… và những mặt hàng có liên quan mật thiết tới TGHĐ hạn chế những tác động từ thị trường thế giới cả giá vàng, dầu mỏ, thơng qua đó có những chính sách cụ thể để điều chỉnh TGHĐ hợp lý, giảm mức kỳ vọng về sự mất giá của tiền đồng.

- Đấu tranh có hiệu quả với hiện tượng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ và kiềm chế tác động xấu của thị trường ngoại tệ chợ đen tới hiệu quả của các chính sách mà NHTW đưa ra.

Chính sách TGHĐ ở Việt Nam trong thời gian tới phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách quản lý vĩ mô khác mới đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu của chính sách đó Đảng, CP cần phải có những bước đi phù hợp để trong thời gian tới việc quản lý ngoại hối ở Việt Nam sẽ có những bước cải tiến đáng kể đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và phát triển kinh tế bền vững.

3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI

Mục tiêu của chính sách tỷ giá nước ta trong thời gian tới là:

- Chính sách tỷ giá phải giữ vững mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại.

- Ổn định tỷ giá trong mối tương quan cung cầu trên thị trường xuất khẩu, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ, kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả hàng hóa.

- Từng bước nâng cao uy tín VND trên cơ sở duy trì hợp lý tương quan giữa giá trị đối nội và đối ngoại của nội tệ, tạo điều kiện cho VND có thể trở thành đồng tiền chuyển đổi. - Phối hợp với chính sách ngoại hối để chống hiện tượng đơ la hố trong nền kinh tế.

- Cần có những biện pháp hữu hiệu để hút được một lượng lớn ngoại tệ còn dự trữ trong dân và lượng ngoại tệ có trong TTTD để từ đó có thể chuyển thành giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Thơng qua đó mới có thể thực hiện tốt được các chính sách điều hành của NHTW hạn chế các tác động khơng đáng có của TTTD.

Q trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế địi hỏi chính sách TGHĐ phải liên tục được hồn thiện và điều chỉnh thích ứng với mơi trường trong nước và quốc tế thường xuyên thay đổi. Để góp phần khai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những tổn thất từ hội nhập kinh tế quốc tế, để đạt được mục tiêu trên cần có một số định hướng cụ thể để hồn thiện chính sách điều chỉnh TGHĐ thì chính sách điều chỉnh TGHĐ ở Việt Nam trong thời gian tới cần hoàn thiện theo những định hướng cơ bản sau:

- Thứ nhất: Tiếp tục duy trì cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý của Nhà nước. Trong xu thế tồn cầu hóa Việt Nam cần lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý để thích ứng và tạo ra động lực phát triển nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập. Chính sách tỷ giá phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác. Vì vậy chính sách tỷ giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá ln gắn liền với quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện tồn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế. Bên cạnh đó Nhà nước vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá.

- Thứ hai: Chính sách TGHĐ phải đóng vai trị tích cực trong việc bảo hộ một cách hợp lý các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước. Điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế; có nghĩa tại một thời điểm phải xác định rõ yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố có thể hy sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa.

- Thứ ba: Kết hợp hài hịa lợi ích giữa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh có ưu thế trên thị trường thế giới, nhưng mặt khác cũng cần gia tăng nhập khẩu các sản phẩm khơng có lợi thế so sánh, các mặt hàng chưa thật thiết yếu để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về sản xuất và tiêu dùng nội địa.

KẾT LUẬN

Tuy rằng việc duy trì một chính sách TGHĐ ổn định khơng phải là yếu tố duy nhất quyết định đến nền kinh tế của chúng ta. Song có thể thấy được rằng việc giữ giá VND đã có tác động vô cùng mạnh mẽ. TGHĐ là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế. TGHĐ có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu tư bản, giá cả hàng hố trong nước do đó nó cũng có những tác động khơng nhỏ đến nền kinh tế quốc dân. Tỷ giá VND so với USD tăng sẽ giúp cho giá cả của hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tính bằng tiền nước ngồi giảm đi tương đối trên thị trường nước ngồi, từ đó góp phần giúp cho hàng hố xuất khẩu của chúng ta có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu ln duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Hơn nữa TGHĐ tăng khiến cho giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định, vì thế duy trì TGHĐ cao sẽ hạn chế nhập khẩu, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị phần của hàng hoá nội địa ở thị trường trong nước. Những năm qua, CP ta luôn xác định rõ ràng xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu giúp tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Vì vậy, lựa chọn một chính sách TGHĐ duy trì TGHĐ ổn định như vậy trong thời gian qua là hợp lý.

Mục tiêu nghiên cứu của đề án này là đánh giá, phân tích diễn biến, nguyên nhân và tác động của TGHĐ ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Từ thực TGHĐ giai đoạn này cho thấy TGHĐ là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm, tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới nền kinh tế và phải chịu nhiều tác động yếu tố khách quan cũng như chủ quan từ trong nước và nước ngồi. Có thể nói việc nghiên cứu tác động của tỷ giá có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên ngành kinh tế - nhất là sinh viên ngành tài chính ngân hàng, nó giúp chúng ta có cái nhìn tổng qt về nền kinh tế như thực trạng cán cân xuất nhập khẩu, cán cân vốn, thanh tốn quốc tế, tình hình ngoại hối, dự trữ ngoại tệ…của quốc gia và tầm ảnh hưởng của tỷ giá mà trong giai đoạn 2005-2010 là một minh chứng cụ thể. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp, nhận định để khắc phục tình trạng này trong tương lai. Và theo đó, chính sách tỷ giá trong thời gian tới, NHNN nên tiến hành hoàn thiện cơ chế tỷ giá sao cho linh hoạt hơn, rút ngắn khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tỷ do, từ đó làm biến mất tỷ giá TTTD, thu hút được lượng ngoại tệ đang tích trữ trong người dân. Đồng thời cũng khơng nên thực hiện một chính sách mạnh mẽ nhằm kích thích xuất khẩu để tránh những rủi ro các khoản vay ngoại tê của doanh nghiệp, CP, tình trạng lạm phát cao... tác động xấu tới nền kinh tế. Để từ đó TGHĐ thực sự là một cơng cụ, một chính sách hỗ trợ thiết yếu thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tiền và hoạt động ngân hàng – Ts Lê Vinh Danh – Nxb Tài chính 2006

 Thị trường hối đối – Gs.Ts Lê Văn Tư – Nxb Thống kê 2003

 Nhập mơn Tài chính-tiền tệ – Pgs.Ts Lê Vinh Danh – Nxb Lao động xã hội 2008

 Giáo trình lý thuyết Tài chính-tiền tệ - Ts Nguyễn Hữu Tài – Nxb Thống kê 2002

 Giáo trình kinh tế vĩ mơ – Ts Bùi Quang Bình – Nxb Giáo dục 2008

 Giáo trình Ngân hàng trung ương – Pgs.Ts Nguyễn Duệ - Nxb Thống kê 2005

 Trang Web: www.vnecon.com

 Trang Web: www.tailieu.vn

 Trang Web bộ tài chính: www.mof.gov.vn

 Báo Dân trí điện tử: www.dantri.com.vn

 Báo Vnexpress: www.vnexpress.net

 Báo Vietnamnet: www.vietnamnet.vn

 Báo 24h: www.24h.com.vn/tai-chinh-bat-dong-san

 Trang Web: www.cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010. (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w