.GIAI ĐOẠN 2005-2007

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010. (Trang 32)

Giai đoạn 2005-2007 tình hình TGHĐ ở Việt Nam tỷ giá VND/USD thường khá ổn định, biến động thấp. Nếu so tháng 12 năm nay với tháng 12 năm trước thì TGHĐ năm 2005 tăng 0,9%, năm 2006 tăng 1%, năm 2007 giảm 0,03% - bình quân thời kỳ 2004 - 2007 tăng 0,57%. Nếu tính bình qn năm so với năm trước thì năm 2005 tăng 0,56%, năm 2006 tăng 0,95%, năm 2007 tăng 0, 62%. TGHĐ thực sự có những chuyển biến tốt, khi mà TGHĐ tuy có tăng nhưng với mức tăng không lớn. Cụ thể là, tỷ giá cuối năm 2005 là 15.905VND/USD so với 15.778VND/USD vào đầu năm (vào ngày 13/10/2005 tỷ giá TTTD lên mức kỷ lục là 16.000VND/USD), tỷ giá chính thức vào tháng 12/2006 là 15.965VND/USD và có lúc là tỷ giá TTTD tăng lên 17.000 VND/USD tháng 6 năm 2007 tỷ giá là 16.101VND/USD, 6 tháng cuối năm 2007 là 16.132VND/USD, Tỷ giá VND/USD 6 tháng cuối năm 2007 đã diễn biến như sau: tháng 7 tăng 0,22%, tháng 8 tăng 0,16%, tháng 9 tăng 0,57%, tháng 10 giảm 0,6%, tháng 11 giảm 0,28%, tháng 12 giảm 0,19%. NHNN đã có những can thiệp đáng kể để bình ổn, duy trì

TGHĐ. NHNN đã thay đổi biên độ dao động tỷ giá từ ±0,25% năm 2005 lên ±0,5% năm 2006 và ±0,75% năm 2007, đây là một trong những chính sách can thiệp kịp thời của NHNN tới TGHĐ.

Bảng 2.1: Biên độ dao động tỷ giá trong thời gian qua: Năm Mở rộng biên độ Biên độ mới

31/12/2006 0,25% ±0,50%

24/12/2007 0,25% ±0,75%

07/03/2008 0,25% ±1,00%

VND đã được neo vào USD từ lâu. Trong biểu đồ chúng ta lấy tỷ giá đồng nội tệ/USD của các nước Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia ở mỗi thời điểm chia cho tỷ giá tương ứng ở tháng 1 năm 2005. Biến động tỷ giá như vậy trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 4/2008 được thể hiện như sau:

Biểu đồ 2.1: Biến động tỷ giá đồng nội tệ/USD từ 1/2005 đến 4/2008 (Nguồn:Vietnamnet.vn) Từ biểu đồ chúng ta có thể thấy được VND đã được neo giá vào USD trong khoảng thời gian khá dài. VND luôn được định giá yếu so với USD. Song cũng trong thời gian này, USD lại mất giá đáng kể so với các đồng tiền khác, ngược lại đồng VN vẫn bị neo vào đồng USD (thậm chí cịn mất giá so với USD), qua biểu đồ ta có thể thấy TGHĐ của Việt Nam ln ổn định quanh USD.

• Ngun nhân biến động TGHĐ gia đoạn 2005-2007:

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch CP đặt ra là 17,4%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi là 56,9%, đạt 27,3 tỷ USD. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 8,2 tỷ USD, các nhóm hàng then chốt đều có sự gia tăng đáng kể. Trong tháng 5/2008, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 5,15 tỷ USD, tăng 3% so với tháng 4/2008. Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 23,4 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ 2007 và đạt 39,5% kế hoạch năm 2008. Kinh tế Việt Nam trẻ, được đánh giá có nhiều tiềm năng và triển vọng về cơ hội đầu tư do vậy sau khi gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam tăng đột biến (chỉ tính riêng năm 2007 đã tới 20 tỉ USD). Về nguyên tắc khi luồng

vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng, Việt Nam Đồng (VND) sẽ lên giá để tạo ra điểm cân bằng (quan hệ cung cầu). Tuy nhiên, với chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, NHNN Việt Nam phát hành VND mua lại lượng ngoại tệ này với mục đích kìm tỉ giá của VND với đồng USD thấp hơn điểm cân bằng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu về giá cả. Giữ VND yếu có thể coi là một hình thức trợ giá cho hàng xuất khẩu và phát huy ở trong những điều kiện kinh tế thế giới nhất định. Tuy nhiên, mặt trái thứ nhất của chính sách này là do phải tung VND ra mua lại lượng ngoại tệ chảy vào, lượng cung tiền của Việt Nam từ năm 2005 đến nay tăng tổng cộng 135%. Đây là mức tăng rất lớn mặc dù NHNN đã có nỗ lực hút lại tiền. Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến lạm phát.

Biểu đồ 2.2: Mức tăng cung tiền ở Việt Nam so với các nước khác trong khu vực

(Nguồn: Dantri.com.vn)

do thâm hụt thương mại khổng lồ đồng USD của Mỹ đã mất giá so với những đồng ngoại tệ mạnh khác. Cộng thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ vào cuối năm 2007 khiến nền kinh tế này bước vào giai đoạn suy thoái, đẩy đồng USD mất giá nhiều hơn nữa, giá xăng dầu tính theo đồng USD tăng mạnh. Hình sau cho thấy chỉ tính từ năm 2006 đến nay đồng USD đã mất giá trung bình khoang 15% so với các ngoại tệ mạnh khác như Euro, đồng Yên, Bảng Anh và đồng Nhân dân tệ của Trung quốc.

Biểu đồ 2.3: Sự tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ cưối năm 2006 đến 2007

Tuy nhiên tỷ giá của VND trong thời gian này hầu như không biến đổi so với USD (tính đến cuối tháng 2/2008 chỉ tăng 0.24% so với 2006). Do đó qua việc neo tỉ giá, VND cũng giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác. Chính sách VND yếu mặc dù có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng đồng thời lại góp phần “nhập khẩu lạm phát” vào Việt Nam. Việt Nam ràng buộc tỷ giá vào một điểm so với đồng USD trong khi đồng tiền này biến động mạnh trên thị trường tiền tệ toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã nhập khẩu một phần ảnh hưởng lạm phát của việc USD mất giá. Lí do là sản xuất tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, máy móc…Sự mất giá của USD hay nói cách khác là sự tăng giá thành của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VND dưới chế độ tỷ giá neo là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí sản xuất trong nước tăng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo. Chi phí cho sản xuất tăng cao, lượng cung tiền lớn do vậy lạm phát phi mã là không tránh khỏi. Điều này cũng có thể giải thích cho ngun nhân vì sao mặc dù kim ngạch xuất khẩu của chúng ta tăng trưởng ngoạn mục, nhưng cán cân thương mại vẫn bị thâm hụt hay Việt Nam vẫn nhập siêu rất lớn. Một phần nguyên nhân vì VND mất giá so với các ngoại tệ khác khiến cho giá thành của hàng hóa, nguyên nhiên liệu nhập khẩu tăng cao, khiến cán cân thương mại bị thâm hụt lớn.

2. GIAI ĐOẠN 2008-2009

2.1.Năm 2008

Năm 2008, kinh tế thế giới bắt đầu rơi vào tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tác động tới tình hình sản xuất, xuất khẩu trong nước. Cũng với lãi suất và lạm phát, năm 2008 là 1 năm đầy biến động với TGHĐ với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mơ, cung cầu ngoại tệ, thậm chí là cả tin đồn thất thiệt. Một tiền lệ mới chưa từng xảy ra trong lịch sử là biên độ tỷ giá được điều chỉnh 5 lần, một mật độ dày chưa từng có. Quy luật thị trường bị phá vỡ. Nếu như những năm trước tỷ giá luôn được định hướng tăng nhẹ vào khoản 1%/năm thì vào năm 2008, tỷ giá cơng bố LNH thường có xu hướng duy trì ổn định đã tăng 5%, dẫn đến tỷ giá giao dịch LNH tăng 10%. Trong khi đó tỷ giá ngồi TTTD tăng kịch trần vượt quá hạn mức cho phép của NHNN cho phép nhiều lần. Chênh lệch giữa tỷ giá chính thức do ngân hàng cơng bố và tỷ giá tự do có sự khác biệt rất lớn.

Căn cứ vào mật độ điều chính biên độ dao động tỷ giá chính thức của NHNN, ta có thể chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: từ 1/1/2008 tới 10/3/2008: Trong giai đoạn này, tỷ giá USD/VND trên

thị trường LNH giảm mạnh từ 16.112 đồng xuống còn 15.960 đồng. Tỷ giá trên TTTD có lúc rớt xuống thấp hơn tỷ giá LNH. Bên cạnh các nguyên nhân như lượng

kiều hối (5,5 tỷ USD) chuyển về tăng mạnh trong dịp Tết dương lịch, lượng vốn FDI và vốn FII vào Việt Nam tiếp tục đà tăng mạnh từ năm 2007, VND lên giá chủ yếu do USD đã mất giá quá mạnh trên thị trường thế giới trong giai đoạn đầu năm 2008. NHNN đã tăng biên độ tỷ giá từ +/- 0,75% lên mức 1% vào ngày 10/3/2008. Khác với các lần điều chỉnh tỷ giá khác, tỷ giá USD/VND đã về mức sàn ngay sau khi có quyết định tăng biên độ của NHNN.

Biểu đồ 2.4: Biến động tỷ giá VND/USD từ tháng 1/2008 đến 1/2010

Nguồn: Vneconomy.com

- Giai đoạn 2: từ 10/3/2008 tới 27/6/2008: Ở giai đoạn này, sự mất giá tiền VND so

với USD là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ gia diễ biến ngược chiều so với giai đoạn 1. Tỷ giá LNH công bố từ 15.960 đ -15.946 đồng, đặc biệt trong tháng 6/2008 khi tỷ giá trên thị trường LNH có lúc lên tới 19.400 đồng và cao hơn 2.600 đồng so với tỷ giá trần quy định. Nguyên nhân chính mà theo nhiều người dẫn đến sự mất giá của VND là do những số liệu cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát tăng cao và thâm hụt cán cân thương mại (15 tỷ USD tính đến hết tháng 6/2008). Nhu cầu USD để nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế (chưa tính các khoản phí, thuế) và nhu cầu rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài do những lo ngại về nền kinh tế trong nước cũng như lúc này nguy cơ tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và các tin đồn cũng là những nguyên nhân chính dẫn tới sự trượt giá của VND so với USD. Vào ngày 27/6/2008, NHNN đã quyết định tăng biên độ tỷ giá lên +/-2%.

- Giai đoạn 3: 27/6/2008 tới 7/11/2008: Từ tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính

và bong bóng nhà đất tại Mỹ đã hiện rõ ra gây sức ép đến VND làm cho đồng nội tệ ngày càng bị mất giá cao. Xuất khẩu yếu đi do sự xấu đi nhanh chóng của các thị trường xuất khẩu chủ yếu như Mỹ, Nhật, khối EU do ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ tại Mỹ. Sự tăng giá của đồng USD so với các đồng tiền khác (5%-10%) do nhiều nhà đầu tư vẫn coi USD là nơi trú ẩn an toàn trong giai đoạn khủng hoảng toàn cầu. Tại nhiều thị trường mới nổi đã diễn ra tình trạng rút vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài khiến cho đồng nội tệ mất giá so với USD, hàng hóa của các nước này cũng trở nên có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Cũng một phần vì NHNN neo tỷ giá VND theo USD là chủ yếu. Thâm hụt thương mại có dấu hiệu gia tăng trở lại khi xuất khẩu giảm sút nhưng nhập siêu vẫn ở mức cao. Nhu cầu rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài là rõ ràng ngay tại TTCK Việt Nam. Tính từ khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng (giữa tháng 9/2008) đến cuối năm, nhà ĐTNN liên tục bán ròng trên thị trường trái phiếu (26.000 tỷ VND) và thị trường cổ phiếu (1800 tỷ VND), một phần số vốn thu được đã được chuyển đổi sang USD dẫn tới cầu USD cao tại các ngân hàng nước ngoài. Vào cuối giai đoạn này, biên độ tỷ giá được điều chỉnh vào ngày 7/11/2008 từ +/-2% lên mức +/- 3%.

- Giai đoạn 4: từ 7/11/2008 tới 1/1/2009 Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá, tình hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có vẻ được cải thiện mặc dù tỷ giá USD/VND LNH cơng bố vẫn duy trì ở mức ~16.500 đồng, tỷ giá tại các ngân hàng thường xuyên được duy trì ở mức trần ~17.000 đồng. Tỷ giá giao dịch trên thị trường khơng chính thức ở mức 17.200 đồng - 17.450 đồng. Tỷ giá giao dịch tạm ổn định ở mức trần, được trợ giúp bởi thâm hụt thương mại được cải thiện, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD giảm, và việc USD có xu hướng đứng giá và giảm nhẹ so với các ngoại tệ khác sau quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản của Fed vào ngày 17/12/2008 từ 1% xuống 0-0,25%.

Biểu đồ 2.5 : TGHĐ Việt Nam từ 1/1/2008 đến 1/7/2009 (Nguồn: Vietnamnet.vn)

Vào ngày 24/12/2008, Bộ Kế hoạch - Đầu tư công bố GDP cho năm 2008 ở mức 6,23% thấp hơn rất nhiều so với mức dự tính trước đó là ~ 6,5%. Thơng tin thống kê xuất khẩu tháng 11

giảm 4,8% so với tháng 10 (trong khi cùng kỳ năm trước xuất khẩu tăng 6%). Trước những thông tin lo ngại trên về tình hình kinh tế và xuất khẩu, cùng ngày 24/12, NHNN đã công bố việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND LNH tăng 3% (hay VND trượt giá 3%) từ mức 16.494 đồng (24/12/08) lên 16.989 đồng (25/12/2008). Tỷ giá USD/VND của Vietcombank cũng biến động ngay sau công bố của NHNN lên mức 17.180-17.350 đồng. Trên thực tế, các ngân hàng dường như đã dự tính trước về khả năng này khi ngay từ đầu tháng 12/2008, nhiều ngân hàng đã tích cực thu mua ngoại tệ nhưng khơng cho vay, duy trì trạng thái dương về ngoại tệ (ĐTCK- 26/12/2008). Cho đến những ngày đầu năm 2009, tỷ giá giao dịch USD của các ngân hàng vẫn đứng ở mức cao sát trần: 17.370-17.480 đồng (05/01/2009).

Biểu đồ 2.6: Tăng trưởng kinh tế các quý năm 2008 so với năm trước

(Nguồn: 24h.com.vn)

2.2.Năm 2009

Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bùng phát, kinh tế tất cả các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việt Nam áp dụng chính sách kích cầu và tiền tệ thắt chặt (vì năm 2008 Việt Nam vừa trải qua đợt lạm phát cao). Như vậy, đáng lẽ theo lý thuyết thì giá USD phải có chiều hướng đi xuống trong bối cảnh đồng USD đang mất giá trên thị trường thế giới, lãi suất tiền gửi cơ bản của Mỹ xấp xỉ 0%, lãi suất tiền gửi của VND là 10%. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Tỷ giá USD/VND trên thị trường LNH do NHNN công bố liên tục tăng. Dĩ nhiên, giá USD trên TTTD còn cao hơn nhiều so với tỷ giá cơng bố.Sau đây là tình hình tỷ giá năm 2009:

Năm 2009, tình hình TGHĐ biến động lớn, nhất là vào cuối năm. Trong năm tỷ giá tăng 1092VND/USD tương đương tăng 6,28% so với tháng 12 năm 2008, một tỷ lệ tăng giá rất lớn. Từ thánh 1 đến tháng 4, TGHĐ tăng chậm với mức độ tăng giá không cao lắm (hơn 300VND). Từ tháng 5 đến tháng 11 thì tỷ giá có xu hướng bình ổn, khơng tăng nhiều so với

các tháng trước. Nhìn vào đồ thị ta có thể nhận thấy đồ thị dường như là đi ngang, biến động xung quang mức 17800VND/USD. Trong tháng 12 tỷ giá mới thực sự có sự tăng giá đột biến từ 17862VND/USD lên 18492VND/USD tăng hơn 630VND/USD, một tốc độ tăng tỷ giá chóng mặt trong nền kinh tế.

Biểu đồ 2.7, bảng 2.2: Tỷ giá VND/USD năm 2009 (tổng hợp từ ngân hàng Vietcombank)

Tỷ giá USD mua vào bán ra tháng 1 17380 17400 tháng 2 17465 17475 tháng 3 17480 17480 tháng 4 17710 17720 tháng 5 17784 17784 tháng 6 17785 17785 tháng 7 17802 17802 tháng 8 17815 17815 tháng 9 17825 17825 tháng 10 17842 17842 tháng 11 17862 17862 tháng 12 18482 18492

* Nguyên nhân dẫn đến biến động tỷ giá năm 2009: - Nguồn cung USD trong năm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, xuất khẩu, du lịch của Việt Nam đều giảm. Số liệu của Tổng cục thống kê, hết tháng 11 năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam giảm 11,6%, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2008. Do đó, nguồn cung USD trên thị trường giảm. Bên cạnh đó lượng kiều hối giảm nghiêm trọng, nhiều chuyên gia cho rằng, lượng kiều hối năm 2009 giảm 20% so với năm 2008, khó đạt mức ước lượng 5,8 tỷ USD

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010. (Trang 32)