Phân tích tình hình thực hiện giá thành

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 64 - 69)

2.1. Giá thành và phân loại giá thành 2.1.1. Khái niệm 2.1.1. Khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

2.1.2. Phân loại giá thành

Căn cứ vào thời điểm tính và nguồn số liệu.

Giá thành kế hoạch là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của một kỳ, dựa trên cơ sở các định mức, dự tốn chi phí của kỳ tới và giá thành thực tê của kỳ trước. Là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp

Giá thành định mức là giá thành xác định trên các định mức chi phí hiện hành tại

từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Là căn cứ kiểm sốt tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố phát sinh trong quá trình sản xuất.

Giá thành thực tế là giá thành được xác định trên cơ sở sơ liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và được tập hợp trong kỳ. Là căn cứ kiểm tra đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh

Căn cứ vào phạm vi tính tốn giá thành.

Giá thành sản xuất là tập hợp các chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân cơng trực

Giá thành toàn bộ -giá thành đầy đủ bao gồm giá thành sản xuất cộng với chi phí

bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Căn cứ vào đối tượng tính giá thành

Giá thành đơn vị là giá thành tính cho một loại sản phẩm nhất đinh theo 1 đơn vị

nhất định.

Giá thành toàn bộ là những chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

tính cho tồn bộ sản lượng hàng hóa sản xuất trong kỳ

2.2. Phân tích chung tình hình biến động giá thành đơn vị

 Mục tiêu phân tích

Đánh giá kết quả thực hiện giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm sản xuất.  Phương pháp phân tích

So sánh giá thành đơn vị từng loại sản phẩm thực tế với kế hoạch (kỳ gốc) cả về mức độ và tỷ lệ đạt được.

Lưu ý:

Khi phân tích cần loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khách quan tác động đến giá thành như:

- Sự thay đổi về giá nguyên vật liệu

- Sự thay đổi tỷ lệ khấu hao tài sản cố định, đánh giá lại tài sản cố định …

Ví dụ 3.6: Có tình hình giá thành của đơn vị của 4 loại sản phẩm tại một doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.9: Giá thành đơn vị

ĐVT: 1.000 đồng

Sản phẩm Giá thành đơn vị năm trước

Giá thành đơn vị năm nay

Kế hoạch Thực tế

(1) (2) (3) (4)

A 1.900 1.880 1.920

B 2.450 2.350 2.306

D - 3.250 3.310 Bảng 3.10: Giá thành đơn vị ĐVT: 1.000 đồng Sản phẩm Giá thành đơn vị năm trước Giá thành đơn vị

năm nay Thực tế so với Năm trước Thực tế so với Năm nay Kế hoạch Thực tế Mức % Mức % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A 1.900 1.880 1.920 20 1,05 40 2,13 B 2.450 2.350 2.306 -144 -5,88 -44 -1,87 C 1.520 1.410 1.360 -160 -10,53 -50 -3,55 D - 3.250 3.310 60 1,85

Qua tài liệu phân tích cho ta thấy:

- Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất bốn loại sản phẩm, trong đó loại sản phẩm D mới đưa vào sản xuất kỳ này (năm nay)

- Doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch giá thành với tinh thần tích cực, các chỉ tiêu giá thành kế hoạch đều thấp hơn giá thành đơn vị năm trước đối với mọi sản phẩm.

- Kết quả thực hiện giá thành giữa 2 năm đối với các sản phẩm B và C đều có mức hạ thấp hơn, riêng sản phẩm A giá thành cao hơn năm trước 1,05% - tương ứng 20 đ/sản phẩm.

- Kết quả thực hiện kế hoạch giá thành cho thấy chỉ có sản phẩm B và C có mức hạ, cịn sản phẩm A và D cao hơn so với kế hoạch đặt ra.

Tình hình trên cho thấy doanh nghiệp thực hiện giá thành chưa toàn diện, việc cần đặt ra là sự cần thiết đi sâu phân tích giá thành của sản phẩm A và làm rõ nguyên nhân tại sao làm cho giá thành khơng thực hiện được.

2.3. Phân tích chung tình hình biến động tổng giá thành

Trong các doanh nghiệp sản xuất, để tiện cho việc hoạch toán, lập kế hoạch và phân tích, tồn bộ sản phẩm thường được chia thành 2 loại:

- Sản phẩm so sánh được: là những sản phẩm đã sản xuất qua nhiều kỳ, quá trình sản xuất ổn định.

- Sản phẩm không so sánh được: là những sản phẩm mới sản xuất.

Mục tiêu phân tích: nhằm đánh giá chung tình hình biến động tổng giá thành của

toàn bộ sản phẩm theo từng loại sản phẩm để nhận định một cách tổng quát khả năng tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp là do tác động của giá thành sản phẩm nào? Cần nghiên cứu giảm giá thành loại sản phẩm nào?

Phƣơng pháp phân tích: Phương pháp so sánh (so sánh giữa tổng giá thành thực

tế với tổng giá thành kế hoạch tính theo sản lượng sản xuất thực tế) Tức là:

- Mức hạ (M): M1 = ∑Q1.Z1 - ∑Q1.Zk - Tỷ lệ hạ (T): T1 = (M1 / ∑Q1.Zk)x100 Trong đó:

Q1: Sản lượng sản xuất thực tế

Z1,ZK : Giá thành đơn vị sản xuất thực tế, kế hoạch

Ví dụ 3.7: Lấy lại số liệu giá thành đơn vị ở bảng 3.9 và khối lượng sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp N như bảng 3.11

Bảng 3.11: Giá thành đơn vị và Khối lƣợng sản phẩm

ĐVT: 1.000 đ

Sản phẩm

Giá thành đơn vị năm nay Số lượng sản phẩm (Cái) Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế SP so sánh được A 1.880 1.920 20.000 18.000 B 2.350 2.306 15.000 16.500 C 1.410 1.360 10.000 12.300 SP không so sánh được D 3.250 3.310 1.000 1.000

u cầu: Hãy phân tích tình hình biến động tổng giá thành của doanh nghiệp

Giải

Bảng 3.12: Tổng giá thành sản phẩm

ĐVT: 1.000 đ

Sản phẩm

Giá thành đơn vị năm nay Sản lượng sản phẩm (Cái) Sản lượng thực tế tính theo Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế Sản phẩm so sánh được A 1.880 1.920 20.000 18.000 33.840 34.560 B 2.350 2.306 15.000 16.500 38.775 38.049 C 1.410 1.360 10.000 12.300 17.343 16.728 Cộng 89.958 89.337 Sản phẩm không so sánh được D 3.250 3.310 1.000 1.000 3.250 3.310 TC 93.208 92.647

Bảng 3.13: Đánh giá biến động tổng giá thành sản phẩm

ĐVT: 1.000 đ

Sản phẩm

Sản lượng thực tế tính theo Chênh lệch Giá thành kế

SP so sánh được A 33.840 34.560 +720 +2,13 B 38.775 38.049 -726 -1,87 C 17.343 16.728 -615 -3,55 Cộng 89.958 89.337 -621 -0,69 SP không so sánh được D 3.250 3.310 +60 +1,85 Tổng cộng 93.208 92.647 -561 -0,60 Nhận xét:

Tổng giá thành thực tế với kế hoạch toàn doanh nghiệp giảm 561 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 0,6%:

 Sản phẩm so sánh được: Tổng giá thành thực tế so với kế hoạch giảm 621 ngàn đồng, tỷ lệ giảm 0,69%, là do giá thành sản phẩm B, C giảm, còn sản phẩm A lại tăng 720 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 2,13%. Như vậy, doanh nghiệp cần trập trung nghiên cứu các khoản mục gía thành của sản phẩm A để xác định nguyên nhân làm tăng giá thành mà có biện pháp khắc phục kịp thời.

 Giá thành sản phẩm không so sánh được (D): giá thành thực tế so với kế hoạch tăng 6 0 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 1,85%. Nếu giá thành kế hoạch này là chính xác thì cần xác định nguyên nhân để có biện pháp giảm giá thành ngay, ngược lại nên điều chỉnh lại kế hoạch giá thành.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 64 - 69)