Đặc điểm của Ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 29 - 31)

3.2 .Chức năng giám đốc

1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Ngân sách nhà nƣớc

1.2. Đặc điểm của Ngân sách nhà nƣớc

Từ việc phân tích nguồn gốc ra đời và khái niệm của NSNN, chúng ta rút ra một số đặc điểm cơ bản của NSNN:

- Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực của

Nhà nƣớc và đƣợc Nhà nƣớc tiến hành trên cơ sở luật định.

Đặc điểm này thể hiện tính pháp lý tối cao của NSNN. Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ một khoản thu, chi nào của NSNN cũng chỉ có một cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc - Quốc hội quyết định. Mặt khác tính

19

quyền lực của Nhà nƣớc đối với NSNN còn thể hiện ở chổ Chính phủ khơng thể thực hiện thu, chi NS một cách tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở pháp lý đã đƣợc xác định trong các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực của Nhà nƣớc ban hành. Bởi vì:

+ Quá trình tạo lập quỹ NSNN (thu NSNN) chính là q trình phân phối lại lợi ích kinh tế giữa Nhà nƣớc và các chủ thể tham gia phân phối, trong đó Nhà nƣớc điều tiết một phần lợi ích kinh tế từ các chủ thể tham gia phân phối là các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế không phải tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội đều sẵn sàng chia sẻ lợi ích của mình cho Nhà nƣớc. Do vậy, để điều tiết đƣợc một phần thu nhập của xã hội nhằm tạo lập đƣợc quỹ NSNN thì Nhà nƣớc phải dùng quyền lực của mình để buộc các tổ chức, cá nhân trong xã hội đóng góp.

+ Q trình sử dụng quỹ NSNN (chi NSNN) cũng chính là q trình phân phối lợi ích nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Quá trình này tác động đến lợi ích kinh tế của các chủ thể ở mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, do vậy để đảm bảo tính thống nhất, kỷ cƣơng trong đời sống kinh tế xã hội để Nhà nƣớc hoàn thành chức năng của mình thì các khoản chi NSNN phải đƣợc thể hiện bằng quyền lực của Nhà nƣớc tức là luật pháp.

- Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nƣớc, nhằm thực hiện các

chức năng của Nhà nƣớc, ln chứa đựng lợi ích chung, lợi ích cơng cộng.

Nhƣ phần trên đã phân tích, hoạt động NSNN đƣợc biểu hiện cụ thể bằng các hoạt động thu và chi, trong đó:

+ Thu NSNN chính là q trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ đặc biệt, quỹ này thuộc sở hữu của Nhà nƣớc.

+ Chi NSNN, chính là việc sử dụng quỹ này chi tiêu cho những hoạt động của bộ máy quản lý hành chính, quốc phịng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp xã hội trƣớc mắt và lâu dài. Tất cả những khoản chi nói trên nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc.

Kết quả của các khoản chi nói trên khơng ngồi mục đích đảm bảo cho một xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trƣởng bền vững và phúc lợi công cộng đƣợc nâng cao. Do vậy hoạt động của NSNN ln chứa đựng lợi ích cơng cộng, lợi ích chung tồn xã hội.

20

- Thứ ba, hoạt động thu - chi NSNN đƣợc thực hiện theo ngun tắc khơng

hồn trả trực tiếp là chủ yếu.

Tính chất khơng hồn trả trực tiếp của hoạt động thu, chi NSNN đƣợc thể hiện trên các khía cạnh sau:

+ Một là: Sự chuyển giao thu nhập của xã hội vào quỹ NSNN chủ yếu

thơng qua hình thức thuế. Đó là hình thức thu, nộp bắt buộc, khơng mang tính hồn trả trực tiếp. Có nghĩa là mức thu nhập mà ngƣời nộp chuyển giao cho Nhà nƣớc khơng hồn tồn dựa trên mức độ lợi ích mà ngƣời nộp thuế thừa hƣởng từ những dịch vụ và hàng hố cơng cộng do Nhà nƣớc cung cấp. Ngƣợc lại, ngƣời nộp thuế cũng khơng có quyền địi hỏi Nhà nƣớc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cơng cộng trực tiếp cho mình mới nộp thuế cho Nhà nƣớc;

+ Hai là: Mọi ngƣời dân sẽ nhận đƣợc một phần các hàng hố, dịch vụ

cơng cộng mà Nhà nƣớc đã cung cấp cho cả cộng đồng. Phần giá trị mà ngƣời đó đƣợc hƣởng thụ khơng nhất thiết tƣơng đồng với khoản đóng góp mà họ đã nộp vào NSNN.

Nghiên cứu những đặc điểm của NSNN không những cho phép tìm đƣợc phƣơng thức và phƣơng pháp quản lý NSNN hiệu quả hơn, mà còn giúp ta nhận thức và phát huy tốt hơn vai trò của NSNN.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)