3.2 .Chức năng giám đốc
1. Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp
1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời đƣợc pháp luật thừa nhận, đƣợc phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có từ một chủ sở hữu trở lên và chủ sở hữu phải đảm bảo trƣớc pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình, có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định.
Trong nền kinh tế thị trƣờng các loại hình doanh nghiệp phát triển một cách đa dạng, phong phú. Có nhiều cách tiếp cận về doanh nghiệp. Nếu xét trên một góc độ cung cầu vốn trong nền kinh tế thì doanh nghiệp đƣợc chia thành hai loại: Doanh nghiệp tài chính kinh doanh tiền tệ và Doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh hàng hố dịch vụ thơng thƣờng. Nếu dựa vào quan hệ sở hữu về tƣ liệu sản xuất thì doanh nghiệp đƣợc chia thành doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp
38
tƣ nhân và công ty cổ phần. Nếu dựa vào hình thức pháp lý tổ chức của doanh nghệp thì doanh nghiệp đƣợc phân chia thành doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi và doanh nghiệp tƣ nhân.
Dù là cách phân chia nào thì đối với một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều phải sử dụng tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Trong chƣơng này chỉ đề cập đến doanh nghiệp phi tài chính. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có những yếu tố cần thiết là tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động và sức lao động, do đó địi hỏi doanh nghiệp phải có một lƣợng vốn nhất định. Muốn vậy doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong q trình đó, phát sinh và hình thành các luồng tiền tệ gắn liền với các hoạt động đầu tƣ và hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên của doanh nghiệp. Các luồng tiền tệ bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính doanh nghiệp.
Bên trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế, các quan hệ này đƣợc gọi là các quan hệ tài chính và bao gồm các quan hệ nhƣ:
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác thể hiện trong việc góp vốn, vay vốn, cho vay vốn…, trong việc thanh toán cho việc mua hoặc bán tài sản, vật tƣ, hàng hoá, dịch vụ…
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngƣời lao động trong doanh nghiệp: trả lƣơng, thƣởng, phạt vật chất.
- Quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp nhƣ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, hình thành và sử dụng quỹ của doanh nghiệp.
- Quan hệ tài chính nảy sinh trong các hoạt động xã hội của doanh nghiệp nhƣ tài trợ cho các tổ chức xã hội, các quỹ từ thiện, thể dục, thể thao, văn hoá…
39
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣ liên doanh liên kết với doanh nghiệp nƣớc ngoài hoạt động ở Việt Nam, thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ…
Từ các dạng quan hệ tài chính trên có thể kết luận tài chính doanh nghiệp xét về nội dung vật chất là quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp đƣợc tạo lập, sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, xét về thực chất là những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế xã hội trong và ngồi nƣớc. Từ đó, có thể khái qt tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính và là khâu cơ sở, nên có những đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
có các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh nhƣ quan hệ nộp, cấp giữa doanh nghiệp với nhà nƣớc, quan hệ thanh toán với các chủ thể khác trong xã hội, với ngƣời lao động trong doanh nghiệp.
- Thứ hai, sự vận động của quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh có những nét riêng biệt, đó là: sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tƣ là lao động, ngoài phần tạo lập ban đầu chúng còn đƣợc bổ sung từ kết quả kinh doanh; sự vận động của vốn kinh doanh vì mục tiêu doanh lợi.
Cũng giống nhƣ các khâu tài chính khác, tài chính doanh nghiệp có chức năng khách quan đó là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Nhờ có chức năng phân phối mà doanh nghiệp có khả năng động viên khai thác và thu hút các nguồn tài chính trong nền kinh tế để hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đã hình thành vốn kinh doanh, để sử dụng vốn, một lần nữa phải có sự tham gia của chức năng phân phối. Lúc này phân phối vốn lại đồng nghĩa với việc đầu tƣ vốn: đầu tƣ bên trong hay đầu tƣ bên ngoài. Lợi nhuận thu đƣợc là yếu tố quan trọng nhất, quyết định phƣơng hƣớng và cách thức đầu tƣ của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là thu lợi nhuận, vì thế bên cạnh khả năng phân phối để thoả mãn về vốn kinh doanh, tài chính doanh nghiệp cịn có khả năng giám sát dự báo hiệu quả của quá trình phân phối. Chức năng giám đốc của tài chính doanh
40
nghiệp có khả năng phát hiện những khuyết tật trong khâu phân phối để từ đó điều chỉnh q trình phân phối nhằm thực hiện phƣơng hƣớng mục tiêu chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. Vai trị của tài chính doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp có những vai trò chủ yếu sau đây:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thực hiện mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trƣớc hết phải có một yếu tố tiền đề đó là vốn kinh doanh. Vai trị của tài chính doanh nghiệp trƣớc hết đƣợc thể hiện ở việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Tiếp đó phải lựa chọn các phƣơng pháp và hình thức huy động vốn thích hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn để hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc thực hiện một cách nhịp nhàng liên tục với chi phí huy động vốn thấp nhất.
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả đƣợc coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tƣ tối ƣu; huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, phân bổ hợp lý các nguồn vốn, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.
- Địn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh. Vai trị này của tài chính doanh nghiệp đƣợc thể hiện thơng qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tƣ, lao động, vật tƣ, dịch vụ, đồng thời xác định giá bán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, hàng hoá bán, dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ tiền thƣởng, quỹ tiền lƣơng, thực hiện các hợp đồng kinh tế…
- Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một tấm gƣơng phản ánh trung thực nhất mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính thực hiện mà các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó có thể đánh giá khái quát và kiểm soát đƣợc các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vƣớng mắc,
41
tồn tại để từ đó đƣa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu đã định.
Vai trị của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động trƣớc hết là phụ thuộc vào sự nhận thức và vận dụng các chức năng của tài chính, sau nữa cịn phụ thuộc vào mơi trƣờng kinh doanh, cơ chế tổ chức tài chính doanh nghiệp và các nguyên tắc cần quán triệt trong mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp.