Chính sách sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 69 - 70)

4.2 .Các giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm

5. Chính sách sản phẩm

5.1. Chính sách chủng loại sản phẩm:

Rất ít doanh nghiệp tham gia vào thị trường với một loại sản phẩm duy nhất mà họ thường tham gia với một hệ thống chủng loại sản phẩm để hạn chế mức độ rủi ro thấp nhất.

5.1.1. Thiết lập chủng loại sản phẩm:

Sau khi tung hệ thống chủng loại sản phẩm của mình vào thị trường thì doanh nghiệp phải theo dõi để biết được sản phẩm nào trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, đối với những sản phẩm này doanh nghiệp sẽ tăng sự đầu tư để nó vượt trội so với các sản phẩm khác thoả mãn người tiêu dùng cao hơn và định vị sản phẩm này trong tâm trí người tiêu dùng và thiết lập sản phẩm này thành sản phẩm tạo uy tín cho nhãn hiệu và cho doanh nghiệp.

5.1.2. Hạn chế chủng loại sản phẩm:

Sau khi tung sản phẩm vào thị trường, ngoài việc phát hiện sản phẩm nào được thị trường ưa chuộng, doanh nghiệp cũng phải biết được sản phẩm nào ít được ưa chuộng, kém về mặt sinh lợi thì doanh nghiệp hạn chế số lượng đưa ra thị trường hay hồn tồn cắt bỏ nếu khơng sinh lợi.

5.1.3. Chính sách biến đổi chủng loại sản phẩm tiếp tục (làm khác biệt hoá

sản phẩm)

Để kích thích cầu, người ta thường tiến hành đưa ra những sản phẩm kế tiếp được làm khác đi một chút so với sản phẩm cũ về kích thước, kiểu dáng, kết cấu, màu sắc, mùi vị,… nhưng sự khác biệt hoá này phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và tập quán tiêu dùng.

5.2. Chính sách hồn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm

Cơng dụng của hàng hố làm cho nó có giá trị sử dụng, hàng hố có những cơng dụng khác nhau vì nó có những đặc tính sử dụng khác nhau. Các đặc tính này sẽ thoả mãn những nhu cầu khác nhau trong việc tiêu dùng chúng, đó cũng chính là năng lực chung tổng qt của hàng hố, năng lực tổng qt đó

55

gọi là chất lượng sản phẩm. Marketing sản phẩm nghiên cứu các đặc tính sử dụng và chất lượng sản phẩm trong mối quan hệ giữa hai quá trình : kỹ thuật và kinh tế, đó là sản phẩm hồn thiện về thơng số kỹ thuật, các đặc tính sử dụng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng thông qua việc họ chấp nhận mua nó. Quan điểm marketing ở đây là « các đặc tính sử dụng và chất lượng của sản phẩm » cho người tiêu dùng và người tiêu dùng sẽ hoàn trả lại sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc nâng cao các đặc tính sử dụng của sản phẩm được triển khai theo hướng tăng cường tính thích dụng của hàng hố ( dễ sử dụng, dễ bảo quản, dễ thay thế,...).

Một sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng bởi nhiều đặc tính ( chẳng hạn : xe máy : bền, đẹp, tiện dụng, tốc độ, kinh tế,..), nhưng cũng có những đặc tính mà người tiêu dùng ưa thích, nên doanh nghiệp phải nắm được sự ưa thích này nhằm hồn thiện và nâng cao để thoả mãn cao hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

5.3. Chính sách đổi mới chủng loại mới sản phẩm:

Chính sách đổi mới chủng loại sản phẩm hướng vào việc phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường hiện tại hay phát triển một số sản phẩm mới cho khu vực mới của khách hàng. Việc đổi mới chủng loại làm cho khối lượng tiêu thụ tăng lên, giúp cho doanh nghiệp củng cố được thị trường hiện tại và vươn ra được những khu vực thị trường mới.

Một phần của tài liệu Giáo trình Marketing (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)