Sự cân bằng trên thị trƣờng tiền tệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 47 - 50)

1 .Tiền tệ

2. THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ

2.3 Sự cân bằng trên thị trƣờng tiền tệ

Phân tích thị trƣờng tiền tệ thơng qua đƣờng cung và cầu tiền. Đƣờng cung tiền là đƣờng thẳng đứng (cung cố định) phụ thuộc vào hành vi của ngân hàng Trung ƣơng và hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Với giả sử ngân hàng Trung ƣơng ƣơng sử dụng các cơng cụ của nó đã cung ứng cho thị trƣờng một mức cung tiền theo dự kiến. Đó là khối lƣợng tiền xác định cho mọi mức lãi suất i (với giả định rằng giá cả không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa cũng chính là lãi suất thực tế. Đƣờng cầu về tiền là đƣờng có độ dốc âm khi lãi suất tăng thì cầu tiền giảm, khi lãi suất giảm thì cầu tiền tăng.

Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định mức lãi suất cân bằng i0 lãi suất thị trƣờng ứng với mức cung tiền cho trƣớc.

E: Là điểm cân bằng của thị trƣờng tiền tệ. Tại mức lãi suất cân bằng (i0) mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền (MD = MS).

Ở mức lãi suất i < i0 thì MD > MS, có mức dƣ cầu tiền, địi hỏi phải có mức dƣ cung trái phiếu tƣơng ứng. Làm cho giá trái phiếu giảm xuống. Lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy lãi suất thị trƣờng tăng lên đến (i0)

Sự dịch chuyển đƣờng cung và cầu tiền sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trƣờng tiền tệ.

Hình 3.2 Cân bằng thị trƣờng tiền tệ

Khi ngân hàng Trung ƣơng tác động đến mức cung tiền. Giả sử là bán trái phiếu hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc dẫn đến lƣợng cung tiền MS giảm xuống và do đó đƣờng cung tiền sẽ giảm từ MS0 đến MS1. Khi đó mức lãi suất cân bằng sẽ thay đổi tăng từ i0 tới i1 mức cung tiền giảm từ M0 đến M1,

để giảm mức dƣ cầu do cung tiền giảm.

Khi thu nhập thực tế hay sản lƣợng thực tế tăng (GNP tăng), nhu cầu về tiền cho giao dịch tăng. Với mức lãi suất, lợi ích cân biên của việc giữ tiền tăng lên, làm cho tăng mức cầu tiền thực tế, đƣờng cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0

đến MD1. Với mức cung tiền M1, thì lãi suất cân bằng sẽ từ i1 chuyển sang i2. Điểm cân bằng mới là E”.

Việc kiểm soát tiền trong thực tế phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mơ là vấn đề khơng đơn giản. Có hai cách kiểm sốt:

+ Một là kiểm soát mức cung tiền thì lãi suất i của thị trƣờng sẽ tăng lên hoặc giảm đi bởi tác động của cầu

+ Hai là kiểm soát sự ổn định của lãi suất để thị trƣờng quyết định mức cung tiền

Cả hai cách đều gặp phải những khó khăn nhất định, nếu kiểm sốt lƣợng tiền cơ sở thì gặp phải vấn đề hạn chế lƣợng tiền mặt và tín dụng gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng thƣơng mại và hoạt động giao dịch. Khi kiểm soát lãi suất lại gặp khó khăn trong nhận biết chính xác đƣờng cầu tiền tệ và sự dịch chuyển của nó,... Việc kiểm sốt mức cung tiền hay kiểm sốt lãi suất phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của mỗi nƣớc vào mỗi thời kỳ.

Quan hệ cung tiền và cầu tiền trên thị trƣờng tiền tệ ấn định mức lãi suất cân bằng, tức là mức lãi suất thị trƣờng. Đến lƣợt lãi suất lại tác động trở lại đối với tiêu dùng, đầu tƣ và xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Nghĩa là tác động đến các thành phần của tổng cầu.

Khi cung tiền tệ tăng, lãi suất sẽ giảm, giá trái phiếu sẽ tăng. Do đó, giá trị hiện tại của thu nhập trong tƣơng lai có giá trị hơn, gây ra hiệu ứng của cải, làm dịch chuyển đƣờng tiêu dùng lên phía trên. Tiêu dùng sẽ tăng ở mỗi mức thu nhập. Trong trƣờng hợp này nếu có tín dụng tiêu dùng thì mức tiêu dùng lại càng tăng, do tăng khả năng tín dụng và tăng khả năng trả các khoản nợ vay.

Đầu tƣ kể cả đầu tƣ cơ bản (vốn cố định) và vốn luân chuyển (hàng tồn kho), đều có mối quan hệ mật thiết với lãi suất. Các dự án đầu tƣ đều phải thu

Ở một mức lãi suất thấp hơn sẽ có nhiều dự án đƣợc đầu tƣ hơn ở mức lãi suất cao. Khi giá cả tƣ liệu sản xuất cho một dự án đầu tƣ tăng, hoặc lợi nhuận dự tính của dự án đầu tƣ nào đó giảm xuống sẽ làm cho đƣờng cầu đầu tƣ dịch chuyển xuống dƣới. Độ nhạy cảm của đầu tƣ với lãi suất có quan hệ đến độ dài thời gian hoạt động của các dự án đầu tƣ.

Lãi suất cũng có quan hệ chặt chẽ với xuất khẩu, Khi lãi suất tăng thì đồng tiền nội địa định giá cao hơn đẩy tỷ giá hối đoái tăng, làm cho hàng hoá bán ở nƣớc ngồi có mức giá tăng cịn hàng hố nhập khẩu bán trong nƣớc thì giá cả giảm. Điều này sẽ hạn chế xuất khẩu, khuyển khích nhập khẩu. Cịn khi lãi suất giảm thì ngƣợc lại.

Tiêu dùng, đầu tƣ, xuất, nhập khẩu là các thành phần của tổng cầu. Khi mức cung tiền tăng, lãi suất sẽ giảm khi đó mở rộng tiêu dùng cá nhân tăng chi tiêu của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hố và dịch vụ, hạn chế nhập khẩu. Điều đó làm cho quy mô của tổng cầu tăng.Và ngƣợi lại, lãi suất tăng làm cho tiêu dùng giảm, đầu tƣ giảm, xuất khẩu giảm, nhẩu khẩu tăng, làm cho quy mô của tổng cầu giảm xuống.

Khi tổng cầu thay đổi sẽ làm cho sản lƣợng thay đổi, thu nhập thay đổi. Nhƣng bất kỳ một sự thay đổi nào của tổng cầu cũng có tác động trở lại thị trƣờng tiền tệ. Nếu cung tiền khơng đổi, chi tiêu của Chính phủ tăng, cầu về tiền sẽ tăng, đẩy lãi suất lên cao, lãi suất tăng tác động đến đầu tƣ, tiêu dùng, nhập khẩu, xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)