Biện pháp chống lạm phát

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 78 - 79)

1 .Tiền tệ

3. SỰ CÂN BẰNG TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU

1.5 Biện pháp chống lạm phát

Đối với mọi cuộc siêu lạm phát và lạm phát phi mã hầu nhƣ đều gắn chặt với sự tăng trƣởng nhanh chóng về tiền tệ, có mức độ thâm hụt ngày càng lớn về ngân sách và có tốc độ tăng lƣơng danh nghĩa cao.

Vì vậy giảm mạnh tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân sách và kiểm sốt có hiệu quả việc tăng lƣơng danh nghĩa chắc chắn sẽ chặn đứng và đẩy lùi lạm phát. Thực chất của giải pháp trên là tạo ra cú sốc cầu (giảm cung tiền, tăng lãi suất, giảm thu nhập dẫn tới giảm tiêu dùng, đầu tƣ, chi tiêu Chính phủ…) đẩy nền kinh tế đi xuống dọc đƣờng Phillips ngắn hạn và do vậy cũng gây ra một mức độ suy thoái và thất nghiệp nhất định. Nếu biện pháp trên đƣợc giữ vững, nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh và sau một thời gian giá cả sẽ đạt ở mức lạm phát thấp hơn và sản lƣợng trở lại tiềm năng (đƣờng Phillips sẽ dịch chuyển xuống dƣới). Tốc độ giảm phát sẽ phụ thuộc vào sự kiên trì và liên tục của các biện pháp chính sách.

Đối với lạm phát vừa phải muốn kiềm chế và đẩy từ từ xuống mức thấp hơn cũng đòi hỏi áp dụng các chính sách nói trên. Tuy nhiên, vì biện pháp trên kéo theo sự suy thoái và thất nghiệp - một cái giá đắt - nên việc kiểm sốt tiền tệ và chính sách tài khố trở nên phức tạp và địi hỏi thận trọng. Đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển khơng chỉ cần kiềm chế lạm phát mà cịn địi hỏi có sự tăng trƣởng nhanh. Trong điều kiện đó việc kiểm sốt chặt chẽ các chính sách tài khố và tiền tệ vẫn là những biện pháp cần thiết nhƣng cần có sự phối hợp, tính tốn tỉ mỉ với mức thận trọng cao hơn. Về lâu dài ở các nƣớc này, chăm lo mở rộng sản lƣợng tiềm năng bằng các nguồn vốn

trong và ngoài nƣớc cũng là một trong những hƣớng quan trọng nhất để bảo đảm vừa nâng cao sản lƣợng, mức sống vừa ổn định giá cả một cách bền vững.

Có thể xóa bỏ hồn tồn lạm phát hay khơng? Cái giá của việc xố bỏ hồn tồn lạm phát khơng tƣơng xứng với lợi ích đem lại của nó. Vì vậy các quốc gia thƣờng chấp nhận lạm phát ở mức thấp và xử lý ảnh hƣởng của nó bằng việc chỉ số hố các yếu tố chi phí nhƣ tiền lƣơng, lãi suất, giá vật tƣ…Đó là cách làm cho sự thiệt hại của lạm phát là ít nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)