Cầu tiền tệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 45 - 47)

1 .Tiền tệ

2. THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ

2.2 Cầu tiền tệ

Khái niệm cầu tiền: Là khối lƣợng tiền cần để chi tiêu thƣờng xuyên đều đặn cho nhu cầu cá nhân và doanh nghiệp ,... gọi là mức cầu về tiền giao dịch.

Khi giá cả thay đổi mức cầu về tiền danh nghĩa cung tăng, để bảo đảm đƣợc giao dịch các loại hàng hoá và dịch vụ đã dự định trong nền kinh tế. Vậy thực chất của mức cầu tiền tệ là cầu về cán cân tiền tệ thực tế.

Mức cầu cán cân tiền tệ thực tế gọi tắt là mức cầu về tiền (MD) phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân tố.

+Thu nhập thực tế: Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cung tăng do đó cầu tiền

cũng tăng.

+ Lãi suất: Chi phí để giữ tài sản dƣới dạng tiền là thu nhập từ lãi suất mà các tài sản có thể tạo ra nếu nhƣ để chúng dƣới dạng tài sản tài chính khác (trái phiếu). Lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Trong các điều kiện khác nhau khơng thay đổi thì, khi lãi suất giảm ngƣời dân muốn để nhiều tài sản

dƣới dạng tiền hơn và ít ở dạng trái phiếu hơn. Lãi suất và cầu tiền có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.

Ta có thể biểu diễn hàm cầu tiền nhƣ sau: i MD = kY - hi Trong đó:

MD Mức cầu về tiền Y: Là thu nhập i: Là lãi suất

k: Hệ số nhạy cảm giữa cầu tiền với thu nhập i: Hệ số nhạy cảm giữa cầu tiền với lãi suất.

Dấu (-) Phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch giữa cầu tiền với lãi suất. (+) Phản ánh quan hệ tỷ lệ thuận giữa cầu tiền với thu nhập.

Nếu biểu diễn hàm cầu tiền trên đồ thị với trục tung là lãi suất, trục hoành là lƣợng tiền, thì đƣờng cầu tiền có độ dốc âm (dốc xuống).

Ứng với mức thu nhập là Y0, đƣờng cầu tiền là đƣờng MD0, khi thu nhập tăng từ Y0 lên tới Y1 thì đƣờng cầu tiền sẽ dịch chuyển từ MD0 lên tới MD1. Cùng mức lãi suất i0 lƣợng tiền đã tăng từ M0 lên M1

Khi tính mức cầu tiền ngƣời ta cịn tính tới nhu cầu dự phịng. Đó là những khoản chi tiêu cần thiết nhƣng chƣa có khả năng dự tính trƣớc nên cần phải giữ một lƣợng tiền nào đó để dự phịng. Khi dự tính mức cầu dự phòng ngƣời ta thƣờng so sánh giữa thiệt hại của việc không sắn tiền với khoản lãi mất đi do giữ tiền lại cho nhu cầu này

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)