Hoạt động của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 40 - 42)

1 .Tiền tệ

1.2 Hoạt động của hệ thống ngân hàng

Ngân hàng thƣơng mại (NHTM): là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, là một tổ chức mơi giới tài chính. Hoạt động của nó cũng giống nhƣ các tổ

chức mơi giới khác nhƣ qũy tín dụng, các cơng ty bảo hiểm là nhận tiền của ngƣời này đem cho ngƣời khác vay để nhận phần lãi suất chênh lệch.

Ngân hàng thƣơng mại cũng đƣợc coi là các tổ chức tài chính trung gian thu thập các khoản tiết kiệm của dân cƣ, những ngƣời muốn để dành một phần giá trị thu nhập cho tiêu dùng trong tƣơng lai. Cũng nhƣ thu thập những khoản tiền nhàn rỗi khác trong xã hội và đem những khoản này cho những ngƣời cần vay để chi tiêu trong hiện tại. Ngân hàng có thu nhập trên cơ sở lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất nhận gửi.

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép mỗi một ngân hàng riêng biệt không cần phải lƣu giữ đầy đủ mọi giá trị của các khoản tiền vào ra trong ngày của ngân hàng. Thông qua một hệ thống thanh toán của ngân hàng Nhà nƣớc mà ở đó mỗi ngân hàng thƣơng mại đều có một tài khoản của mình, cơng việc thanh tốn bù trừ đƣợc tiến hành vào cuối ngày và chỉ cần thanh toán khoản chênh lệch giữa toàn bộ tiền gửi và rút ra trong tài khoản của Ngân hàng thƣơng mại mở tại hệ thống thanh toán. Điều này mở ra khả năng hạ thấp tỷ lệ dự trữ của hệ thống ngân hàng thƣơng mại, tăng tốc độ thanh toán, đẩy nhanh các hoạt động giao dịch. Sự thanh toán liên ngân hàng không chỉ diễn ra trong nƣớc. Mối quan hệ giữa ngân hàng các nƣớc thông qua việc ngân hàng này làm chi nhánh của ngân hàng khác.

Quá trình tạo ra tiền là sự mở rộng nhiều lần số tiền gửi và đƣợc thực hiện bởi hệ thống các ngân hàng thƣơng mại.

Mỗi ngân hàng thƣơng mại khi nhận đƣợc một khoản tiền gửi bắt buộc phải để lại khoản dự trữ theo tỷ lệ (%) nào đó do mỗi ngân hàng quy định. Số tiền dự trữ chủ yếu dùng để bảo đảm khả năng ổn định việc chi trả thƣờng xuyên của ngân hàng thƣơng mại và yêu cầu quản lý tiền tệ của ngân hàng Trung ƣơng. Tuỳ theo loại tiền gửi và quy mô của chúng mà ngân hàng Trung ƣơng sẽ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau. Một phần dự trữ để lại tài khoản của ngân hàng dƣới dạng tiền mặt, một phần gửi tại tài khoản của mình ở ngân hàng Trung ƣơng.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà ngân hàng Trung ƣơng quy định ở mỗi thời kỳ

là rb rb = Rb/D

Trong đó rb: tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Rb: lƣợng dự trữ bắt buộc ứng với từng quy mô của ngân hàng D: tiền gửi.

Một khoản tiền gửi mới đƣợc đƣa vào hệ thống ngân hàng (D) sẽ tạo thêm một khoản dự trữ mới (OR) sẽ cho phép tạo ta một lƣợng tiền tối đa cho vay mới. Những khoản cho vay mới đƣợc đƣa trở lại hệ thống ngân hàng và trở thành các khoản tiền gửi mới (OD), quá trình cứ nhƣ vậy kết quả là lƣợng tiền gửi sẽ tăng lên nhiều lần.

Nếu tất cảc các khoản thanh tốn, giao dịch đều thơng qua hệ thống ngân hàng, tỷ lệ dự trữ thức tế của ngân hàng thƣơng mại đúng bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng Trung ƣơng. Thì lƣợng tiền tối đa đƣợc hệ thống ngân hàng thƣơng mại tạo ra với khoản tiền gửi ban đầu (D) là D = 1/rb. OD

Ví dụ: Lƣợng tiền gửi ban đầu của một ngân hàng thƣơng mại là 100 triệu đồng, tỷ lệ dự trữ thực tế bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là rb= 10%, giả sử mọi giao dịch trong nền kinh tế đều thơng qua ngân hàng. Thì số tiền tối đa mà hệ thông ngân hàng tạo ra là D = 1/0,1.100 = 1.000 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kinh tế vĩ mô (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)