Mơi quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hộ

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 1 (Trang 33 - 36)

II. KHÁI NIỆM VỂ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN 1 Tín ngưỡng là gì ?

3. Mơi quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hộ

Như phần trên đã trình bày, tín ngưỡng và lễ hội là một cặp phạm trù mang tính chất tương hơ. Trong lê hội bao giờ củng chứa đựng tín ngưỡng, nhưng tín ngưỡng khơng chỉ được thể hiện trong lễ hội. Có thể nói, đây là cặp phạm trù khơng thể tách rịi, nhưng phạm vi biểu hiện khơng hồn tồn giông nhau. Lễ hội chính là khơng gian xã hội cho tín ngưỡng thể hiện. Xét vê cấu trúc thì có thể nói lẽ hội là hình thức, cịn tín ngưỡng là nội dung. Trong lễ hội đã hàm chứa cả tín ngưỡng, mà phần lê

dinh. Mồi phần tưởng như có phận sự riêng của mình. Trong thực tê thì khơng thê tách bạch đơn giản như vậy vì mơi quan hệ khăng khít giữa chúng. Nhưng, khơng phải bất cứ yếu tơ tín ngưỡng nào cũng được thể hiện trong lễ hội mà phạm vi biểu hiện của chúng rộng hơn nhiều.

Ta có thê lấy đám rước trong các lỗ hội làm ví dụ. Trong các đám rưỏc bao giờ cũng tập trung được cả một khôi lượng dân chúng tham gia rất lớn. Có thể coi đó là một cuộc diễu hành biểu dương sức mạnh của quần chúng, ai cũng có cảm tưởng đó là ngày hội dơng vui. Quan sát từ bên ngồi, đám rước đó thực sự là một đám hội. Song, nghi lễ rước đó chính lại là phần lễ. phần tín ngưỡng đang được mọi người tơn kính, ngưỡng mộ. Ví dụ:

- Đám rước kiệu liên làng của các làng La (Hoài Đức- Hà Tây) bắt đầu từ ngày 7 - 15 tháng Giêng hàng năm. Đảy là dám rước phụng nghinh Thành Hoàng của hai làng La Phù (trước kia gọi là La Nước) và làng Đồng Nhằn (trước kia gọi là La Tinh). Đám rước bắt đầu từ sáng sớm tại đền thượng (làng La Phù), kéo sang Đồng Nhân và nghỉ lại Quán Chảy của làng này, còn gọi là Đển Hạ. Buổi chiều lại quay vê đền Thượng ỏ làng La Phù.

Vấn đề đáng chú ý ở đây là đám rước cả đi, cả vè chỉ khoảng 4km mà mất một ngày trời, dân chúng các làng khác cũng ngày càng dên tham gia đông vui thêm, đám rước đó đà thực sự trở thành một ngày hội tưng bừng CỦ£Ị cả vùng. Nhưng, trong đám rước đó có cả 3 kiệu 8 người khiêng và một xa giá lúc vượt lên, lúc lùi lại như làm nhiệm vụ bảo vệ, đó là phần lễ lẫn trong hội rước này.

- Cũng tại làng La Phù, đêm 13 tháng Giêng dân làng còn tổ chức rước lợn và xơi, các xóm phân cơng ni lợn từ đầu năm trước và đến ngày đó thì làm thịt rồi đặt sấp con lợn đã cạo sạch

lơng và được trang trí bằng giấy mầu sặc sỡ lên kiệu kéo về đình làng. Đây là hội thi sản phẩm nông nghiệp, dân trong làng và các làng khác cũng nhập vào đám rước này đông vui. Thực ra, đây là một nghi thức cầu mùa của tín ngưỡng cầu mùa. Tín ngưỡng này cũng đã hồ vào trong hội rước đông vui. Cho nên, người xem cũng khó phân biệt đâu là phần hội, đâu là phần lễ nghi tín ngưỡng.

- Hội làng Nga Hồng cịn được gọi là làng Ngà (xã Nga Hoàng huyện Quế Võ, Bắc Ninh) mở từ ngày mồng 6 đến 15

tháng Giêng thờ Linh Sơn Mỵ Nương, mà dân gian vẫn gọi là Hội Chen Bắc Ninh. Hội này diễn ra sáng mồng 6 trong lúc tê ở đình thì nam giới xơ chen nữ giới (không kể tuổi tác) ồn ào một lúc rồi cùng chúc nhau: "già mạnh khoẻ, trẻ dẻo dai". Đên buổi chiểu thì rước thần quanh làng. Giữa đưòng nữ giới khởi sự chen đẩy nam giới cho hết đám rước, kể cả trai thiên hạ cũng bị chen đẩy. Sau đó nghỉ và đợi đến ngày 15 tháng Giêng để kết thúc hội thì nam nữ nơi đây lại chen đẩy nhau náo nhiệt hơn, xơ đẩy nhau lên bị xuống ruộng từ 12 giò đêm đến sáng theo nhịp trông cầm canh.

ở đây, chúng ta lại thây sự hoà lẫn giữa lễ và hội hay nói cách khác đi là trong hội đã chứa cả yếu tơ tín ngưỡng phồn thực, cầu mùa.

Như vậy, sự thâm nhập vào nhau giữa tín ngưỡng và lễ hội khá nhuần nhuyễn và chặt chẽ đến mức có cảnh được gọi là lễ (phần tín ngưỡng) cũng lại là hội, ngược lại, những hoạt động cùng hội cũng lại là những nghi thức nghi lễ tín ngưỡng mà

phần lễ chứa đựng.

Lễ và hội, nghi thứe nghi lễ tín ngưỡng trong lễ hội là hai yếu tô cơ bản tạo nên các lễ hội - Tuỳ từng lễ hội mà sự đậm

nhạt, ít nhiều giữa phần tín ngưỡng và phần hội khác nhau. Nhưng, dù sao ở các lỗ hội Việt Nam, bao giờ phần hội (phần tục, phẩn dời) cũng kéo dài hờn, sôi động hơn phần lễ (phẩn tín ngưỡng mang tính chất tâm linh).

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 1 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)