CHÈO TÀU ĐAN PHƯƠNG HÀ TÂY

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 1 (Trang 40 - 43)

II. KHÁI NIỆM VỂ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN 1 Tín ngưỡng là gì ?

4. Tác đông và vai trị của tín ngưởng trong đờ

CHÈO TÀU ĐAN PHƯƠNG HÀ TÂY

các lực lượng tự nhiên. Để tăng thêm niềm tin cho sự trơng chị dó họ đã tìm mọi cách tác động, cầu xin các lực lượng tự nhiên giúp đở. Từ đó, các sinh hoạt lễ hội và các tín ngưỡng dân gian các dân tộc Việt Nam đều bắt nguồn từ sự cầu mùa. Do đó, thời điểm tổ chức lỗ hội và các sinh hoạt tín ngưõng đều tuỳ thuộc vào mùa vụ sản xuất. Nhưng, do sự phân bô của các dân tộc

Việt Nam khá phức tạp, trên những vùng địa lý khác nhau, cho nên lịch tiết và mùa vụ sản xuất cũng khác nhau. Điểu đó đã khiến cho thời điểm tổ chức các lễ hội cũng khác nhau.

Khi nói thời điểm tổ chức lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam là tuân theo chu trình sản xuất "xuân - thu nhị kỳ" chủ yếu là nói đến mùa vụ của việc canh tác lúa nước. Đôi với nhiều vùng, miền khác, nhất là các dân tộc ở miên núi thì các mùa vụ có sự chuyển dịch khác nhau, sớm muộn, nhiều, ít khác nhau.

Tuy thời điểm tổ chức lễ hội chủ yếu là phổ biến vào hai thời điểm mùa xuân và mùa tl}u. nhưng ở nhiều dân tộc thiểu sơ thì thời điểm tổ chức lễ hội lại mỏ vào cuối hè (thường là tháng Sáu hay tháng Bảy âm lịch). Ví dụ: các dán tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Thái như người Thái trắng, ngưòi Tày, người Nùng, người Giáy ... thường ăn Tết chính vào giữa tháng Bảy (tiếng Thái gọi là "xíp xí" - 14/7 Âm lịch). Tuy ở mỗi dân tộc có những nghi thức, nghi lễ khác nhau, nhưng nhìn chung về nội dung và hình thức cũng như cách thức tổ chức đều giống nhau. Lễ vật chủ yếu của Tết "xíp xí" là thịt vịt và cơm nếp nhuộm màu xanh đỏ... Người La Chí cũng ăn Tết vào đầu tháng Bảy (Âm lịch) người La Hụ, Phù Lá hay Si La... thường ăn Tết vào đầu tháng Sáu (Âm lịch) người Pa Dí cũng ăn tết vào tháng Sáu (Âm lịch) nhưng tổ chức vào cuối tháng (23/6) ... Điểu đáng lưu ý là các dân tộc ở Việt Nam rất ít tổ chức lễ hội vào mùa Đông (trừ các lễ lên nhà mới hay cưói xin).

Qua đó, chúng ta có thể nói rằng thời điểm tổ-chức lễ hội chủ yếu là mùa Xuân (mở màn mùa vụ gieo trồng) và mùa Thu <bư<v vào thu hoạch). Đỏi với các dân tộc thiểu sô mở Tết vào tháng Sáu hay tháng Bảy như trên đểu mang ý nghĩa kết thúc một vụ gieo trồng và cầu cho mùa vụ dó "phong dăng hồ cốc". Nói chung, tấ t cá các thời điêrn mở lễ hội như thê đểu mang ý nghĩa cầu m ua, người an, vật thịnh.

Ngồi ra, cịn có những lễ hội không mở vào những thời điểm nhất định mà tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung của lỗ hội. Trong đó tiêu biểu là các lễ cầu mưa và cầu tạnh hay trừ dịch hoạ nào đó... Năm hạn kéo dài thương làm lễ cầu mưa. Lễ này tổ chức vào bất kỳ lúc nào trong thời gian bị hạn. Đôi khi lễ cầu mưa như thê dược tổ chức nhiêu lần, lặp đi lặp lại cho tới lúc có mưa thì thơi. Cịn khi mưa nhiều, lũ lụt... thì lại có những lễ củng cầu tạnh và cầu sóng yên biển lặng mỗi khi biển sóng to gió lớn.

Bên cạnh những lễ cầu mưa, cầu tạnh cịn có những lỗ trừ dịch hay những lúc ôm đau bất thường. Nhiều dân tộc thiểu số mỗi khi có nạn dịch thường tổ chức cúng giải dịch hoạ hay lúc có người ơm nặng kéo dài thường tổ chức cúng trừ bệnh như lễ "một lao” của người Thái, lễ then nối số’ "tân sô”, then "choi khẩy” (chữa bệnh) ... của người Tày; lễ làm "mọi" của người Mường mỗi khi có người mắc bệnh hiểm nghèo.v.v...

Đặc biệt trong sô những lễ tổ chức khơng định kỳ cịn có lễ bỏ mả của các dân tộfc thiểu sô ở vùng Tây Nguyên. Lễ này nhiều nơi có tổ chức cả hội. Tuỳ theo khả năng kinh tế của từng gia đình hay dịng họ mà tổ chức lễ bỏ mả to hay nhỏ vào những thịi điểm thích hợp. Đây là lễ tiễn đưa những linh hồn người chết vê với tổ tiên vĩnh viễn, biệt ly hồn tồn vói thế giới người

cịn sống. Trong sơ những lễ đó cịn phải kể đến lễ cấp sắc của người Dao cũng thường tổ chức theo khả năng và điêu kiện kinh tê của từng gia đình vào lúc thích hợp...

Tóm lại, thịi điểm tổ chức lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam khá phong phú, trải qua suốt cả bốn mùa trong năm. Nhưng hầu hết các lễ hội lớn đều tập trung vào hai thời điểm mùa Xuân và mùa Thu.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 1 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)