Không gian linh thiêng xấ hộ

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 1 (Trang 50 - 63)

- Các khu rừng cấm (còn khá phổ biế nở các vùng dân tộc

2. Không gian linh thiêng xấ hộ

Đây là các quần thể kiến trúc thường gắn liền với các địa điểm tự nhiên linh thiêng. Quẳn thể kiến trúc đó có thể to nhỏ và có các kiểu loại khác nhau tuỳ từng nơi, từng dân tộc và từng đôi tượng thờ cúng khác nhau. Nhưng, nhất nhất chúng đều gắn vớ i một không gian tự nhiên nhất định. Hơn nữa, các quần thể kiến trúc đó thường gắn với trình độ phát triển của từng thời kỳ lịch sử, nên có thể có sự khác nhau vê kỹ thuật xây dựng, về quan điểm thẩm mỹ, nghệ thuật trang trí, bố cục... Vì thế, trong một quần thể kiến trúc thường có sự pha trộn nhiều phong cách kiến trúc và nghệ thuật khác nhau do quá trình tư sửa, xác định lại phù hợp với quan niệm và thị hiếu của từng thòi kỳ lịch sử, từng đôi tượng được thờ cúng.

ở miền xuôi các quần thể kiến trúc đó phổ biến hơn ở miền núi. Trong thực tế, chỉ có dân tộc thiểu số nào, vùng nào có điều

kiện tiếp 'xúc, giao lưu văn hía với cốc tộc người phát triển hơn như Lạng "8011, Cao Bằng ... mới xuất hiện các quần thể kiến trúc thờ cúng. Còn các vùng khác, đặc biệt là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên hầu như vắng bóng các quần thể kiến trúc này. Tại những vùng trên, không gian linh thiêng để mở lỗ hội chủ yếu vẫn là các địa điểm tự nhiên.

Có thể có những sự giải thích khác nhau về hiện tượng trên, nhưng theo chúng tôi, nguyên nhân chính vẫn là do sự đóng kín của các vùng này nên ít có điểu kiện tiếp xúc với các nền văn hoá khác, nhất là đôi với các nền văn hoá ngoại lai.

Nhưng, dù là không gian tự nhiên hay nhân tạo đều bắt nguồn từ niềm tin ling thiêng của con người nên những khơng gian đó đều mang tính chất linh thiêng. Những nơi đó là nơi ỏ của Thần, Thánh, Phật nên những gì quý nhất, đẹp nhất, hay nhất đêu tập trung về đầy, khiến các khơng gian đó cáng linh thiêng, trang trọng hơn. Con người đã tạo ra một không gian đạt dến tối linh để con người đến cầu khấn, đến đặt niềm tin, hy vọng. Từ tiền án hậu chẩm, thượng gia hạ trì, tiến hậu tả hữu cân xứng, cây cao bóng cả âm u, gỗ lim, gỗ nghiên, sơn son thiếp vàng... nhất nhất đêu nhằm một mục đích chung đó.

Những không gian linh thiêng mang tính chất xã hội hay có thể gọi khác đi là những không gian linh thiêng nhân tạo của các dân tộc Việt Nam, trước hết là của người Kinh bao gồm các kiến trúc sau:

2.1. Đ iế m : là nơi để thò cúng thần thổ công, thô địa trong xóm, ngõ, có khi cả giáp - những đrtn vị hành chính nhỏ hơn làng. Vì thế, điếm thường được xây dựng ở đầu ngõ, đầu xóm, có khi được xây dựng trên bờ đê, cạnh lôi vào các xóm, ngõ. Đây là loại kiến trúc đơn giản, thường chỉ có một gian, khơng có ban,

bệ thờ khang trang và khơng có cánh cửa đóng kín mà trơng trải để ai muôn vào, muôn ra tuỳ thích. Rất có thể, xưa kia điếm chỉ là nơi con người dựng lên để mọi người nghỉ chân hay tụ họp trước hoặc sau lúc ra đồng làm việc, bàn bạc công việc

nào đó của ngõ. xóm.

Tuy nhiên, hàng năm tại điếm cũng thường có lệ cúng thần, tổ chức ăn uôYig, vui văn nghệ của lơi xóm. Điếm được xây dựng dể thờ các nhiên thần là chính. So với các vùng dân tộc thiểu sô ở miền núi. diêm rất có thể chính là hình ảnh của các khu rừng câm đầu bản của họ. Tại các khu rừng cấm đó như "Đơng sựa" của người Thái, "Gác hen lậm sờ" của người Hà Nhì hay "Đoong chư thu lung" của người Nùng... đổu là nơi tổ chức thờ thần thô công, thổ địa của đồng bào. Những dịp đó cũng thường diễn ra các trò chơi vui vẻ của ngày hội, điển hình nhất là dịp tết tháng Sáu của người Hà Nhì Đen (Bát Xát - Lào cai).

2.2. M iê u : nơi thị thần thơ địa hay một sô nhân thần đã được thần thánh hoá. Sau này, khi Nhà nước có vua, đơi nơi

miêu có thể dược thị cả Thành Hoàng (hiếm thấy, chỉ khi làng khịng có đình). Ví dụ: miếu làng Chiếng Động (Kim Bơi, Hồ Bình) thờ vợ con Vua Hùng (Ba Vua) được coi là Thành Hoàng của làng.

Ỏ nước ta, miếu thường có ba dạng:

- Miếu thờ các nhiên thần: thần cây, thần đá, thần núi, thần sông (Hà b‘á), thần giếng...

- Miếu thờ tổ ngành nghề (tổ sư), văn chỉ, văn miếu thờ Khổng Tử (người lập ra Nho giáo), thờ các thầy dạy học; võ miếu là nơi thờ quan võ; y miếu là nơi thờ các thầy thuôc (thầy lang)

như thờ Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ơng...

- Tơn miếu, Thái miếu, Thê miếu (thờ tổ tiên nhà vua). Có khi Tơn miếu cịn là nơi thờ và biểu tượng vê Tổ quốc.

Kiến trúc miếu thông thường cũng đơn giản (riêng Văn Miếu Quôc Tử Giám ở Hà Nội là kiến trúc phức tạp hơn), ở các làng xã, miếu chỉ khoảng hai hoặc ba gian, ít nơi thưng vách kín. Khơng gian linh thiêng ở đây thường hoà đồng với thiên nhiên xung quanh. Những miếu thờ tổ sư, văn chỉ hay tôn miếu, thái miếu đều có tượng các chư vị, còn những miếu thờ nhiên thần thường chỉ có ban thờ với những bát hương hay tượng cò, tượng hạc...

ở miền núi, miếu chỉ là những cái lều dựng tạm trong các khu rừng cấm đẩu bản như "Thiêng Đông sựa" của người Thái, nhà thờ Hồng Dìn Thùng của người La Chí hay cái lêu của người Hà Nhì Đen dựng vội trong tết tháng Sáu của họ... Đặc điểm chung của các lều thờ này đều dựng theo kiểu nhà sàn, nhưng không thưng vách, nếu có cũng chỉ là những bức vách nứa dan kiểu mắt cáo, trỏng trải, chủ yếu dùng để thờ thần thố công, thô địa. Nếu xem xét theo thòi gian hình thành thì miêu có thể là loại hình kiến trúc để làm nơi thờ cúng ra đời sớm nhất

so vói các loại hình kiến trúc để thồ cúng khác.

2.3. Đ ìn h là n g

Là nhà to để thị Thành Hồng của một làng hay nhiều làng, đồng thời là nơi sinh hoạt chung của cả làng. Ngơi đình làng có thể là di duệ của ngôi nhà chung công xã, nhà rông (Tây Nguyên), nhà làng (người Mường). Đó là ngơi nhà cơng cộng được xây dựng theo kiểu nhà sàn (loại nhà ở truyền thống của nhiều dán tộc Việt Nam).

Tên gọi "đình" bắt nguồn từ tên gọi "dịch đình", "đình trạm" là những nhà nghỉ chân của vua ở các cung độ đường mà

vua đi tuấn du qua hay khách bộ hành dùng làm nơi nghỉ ngơi. Nhưng, khi dã trở thành ngơi đình làng thì vị trí (lựng dinh đưực chọn lựa kĩ càng, phù hớp với hướng của làng và thường là những nơi được roi là "địa linh". Dân gian quan niệm hướng đình, vị trí của đình ảnh hưởng và chi phôi đến sự hưng vong, thành bại của cả làng. Cho nên, dân gian mới có câu: "Toét mắt là tại hướng dinh, cả làng toét mát, phải mình em đâu".

Khi Nho giáo xâm nhập, đình được kiên trúc theo kiểu Nho giáo: phân đẳng cấp rõ rệt. Từ chỗ đình là cái nhà chung của công xã, mọi người đều bình dẳng trong cái nhà chung đó, đến đây, đình trở thành trụ sở hành chính của làng với sự phân tầng xã hội của các tầng lớp cư ciân thể hiện rõ rệt vị trí chỗ ngồi trong đình. Để có được một chỗ ngồi nào đó giữa đình, dân làng đà phải tìm mọi cách để có được nó. Bởi vì, "một góc chiếu giữa làng bằng một sàng xó bếp", cho nên, chỗ ngồi trong đình dã trở thành lý tưởng phấn đấu của các thành viên nam giới của làng.

Nhưng chức năng chủ yếu của đình là nơi thị thần. Đó là các loại nhiên thần như thần sông, thần núi, thần giếng, thần đất... và các loại nhân thần như các vị có cơng đánh giặc, có công lập làng hay đem lại vinh quang cho dân làng, các vị tổ nghê... tất cả các vị đó đểu có cơng trạng, sự tích cụ thể. Từ thòi Lê, nhà nước phong kiến đã phong sắc cho các vị có cơng với làng, gọi chung là Thành Hồng. Mn trỏ thành thần Thành Hoàng của một làng nào đó, vị đó phải được dân làng tiến cử bằng cách dâng thánh tích lên vua, vị bào được vua công nhận và phong sắc cho mới được cơng nhận chính thức. Tên Thành Hoàng bắt nguồn từ tên vị thần bảo vệ làng ở bẻn Trung Quổc cổ đại gọi là "Thành Hoàng".

Với sự phong sắc cho các Thành Hoàng, vua đã gián tiếp nắm được dân các làng đó thơng qua hệ thống Thành Hoàng. Như vậy, vua đã "mượn" sức mạnh của các vị thần làng dể nắm được các tầng lốp dân cư ở đơn vị hành chính cơ sở. Tiếng trơng đình đã trỏ thành sức mạnh chi phôi và quản lý tồn bộ dân làng.

Ngơi đình làng ở Việt Nam còn mang những đặc trưng riêng biệt của nó. Vào thịi vua Trần Thái Tông (1225 - 1258), vua xuống chiếu hễ nơi nào có dịch đình đều phải tô tượng Phật đặt thị trong đó để đáp ứng sự phát triển của Phật giáo thòi bấy giờ. Sang thời Lê (1428-1527), ruộng đất tư hữu phát triển mạnh ở làng xã, vai trị của các làng được cơ kết chặt chẽ hơn và được mở rộng thêm dã làm cơ sở cho vai trị ngơi đình làng được tăng cường thêm.

Nhiều nơi ngơi đình trạm đã trở thành ngơi đình chợ, cịn ngơi đình trạm nào ở gần làng thì biến thành ngơi đình làng như hiện nay. Trong thực tế, nhiêu ngơi đình loại này đã được tu bổ hoặc xây dựng lại để làm nơi thò thần làng. Thỉnh thoảng cùng có ngơi đình trạm biến thành ngơi chùa.

Dù sao, ngơi đình làng vẫn đóng vai trị là khơng gian linh thiêng của các làng và là mơi trường văn hố dân gian của làng xã. Có thế nói, ngơi đình làng là trung tâm tơn giáo, chính trị, xã hội và văn hoá của làng xã Việt Nam (trước hết là của người Kinh).

2.4. Đ ên: là ngôi nhà nhỏ để thờ Thánh Thần- Đền là tiếng biến âm của chữ "điện" trong tiếng Hán. Trong tiếng Hán, đền

còn được gọi là "từ", như trường hợp "từ đường" (nhà thờ họ), ỏ Việt Nam nhiều làng khơng có đền, đây không phải là kiến trúc thờ tự phổ biến ở nông thôn nước ta. Cho nên, có thể xác định

rằng Đền là loại kiến trúc có mặt muộn ớ Việt Nam, có thể từ khi Đạo Giáo dược truyổn vào Việt Nam.

Tuy nhiều làng khơng có đền, nhưng nhiêu làng lại lây dền thay đình, như trường hợp các làng Thủ Lệ, làng Thụy Khê (Hà Nội) chỉ có đền thờ Linh Lang. Nhưng, có một số làng vừa có đình lại có cả đền như làng Nhị Khê, huyện Thường Tín (Hà Tây). Làng Nhị Khê có đình thờ tơ nghê tiện, lại vừa có đền thờ Nguyễn Trãi. Làng Yên Phụ, huyện Yên Phong (Bắc Ninh) có dinh thờ thần núi lại có đền thờ Lý Thường Kiệt...

Đôi khi, ở một sô nơi đến cịn có vai trị như phủ, chuyên thờ Mẫu như đền Bắc Lệ, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), đền Sòng, huyện Nga Sơn (Thanh Hoá), đển Tiên Nơng (Tun Quang)... Có nơi, đền còn được gọi là phủ như trường hợp phủ Tây Hồ (Hà Nội), trước đây là đền Tây Hồ (nơi hoá của Thánh Mẫu Liễu Hạnh), Phủ Vân Cát, Phủ Giầy (Nam Định) được gọi là đền Vân Cát (xã Vân Thái)...

Nhưng, dù gọi là đền hay phủ, đền vẫn là nơi chuyên thờ các lực lượng Nhiên thần. Sau này, Đình và Chùa đã chiếm ưu thế, nhưng đển vần tồn tại dúng với vai trị của chúng. Có khi, đền lại có ưu thế hơn cả đình và chùa như trường hợp đền Hậu Thổ (Mẫu Địa) ở Láng (Hà Nội), đền Gióng ở xã Phù Đổng, Gia Lâm (Hà Nội) hay đền Bà Chúa Kho ồ làng cổ Mễ, xã Vũ Ninh (Bắc Ninh), đền thò Mẹ Âu Cơ ở xã Hiền Lương, huyện Lânv Thao (Phú Thọ) hay đền Tây Thiên thò Thần Núi ở Tam Đảo vẫn được gọi là Tam Đảo sơn Trụ Quốc Mẫu Thái Phu Nhân chi thần...

Đền là trung tâm tín ngưỡng dân gian của một vùng, nhưng đển không phải là nơi để bàn bạc công việc làng xã như

đình mà chỉ thuần tuý là nơi diễn ra các sinh hoạt thờ cúng, tín ngưỡng của dân trong làng hay trong vùng.

2.5. P h ủ : mang ý nghĩa rộng bao quát, tương ứng với các miền khạc nhau trong vũ trụ: Thiên phủ (miền Trời), Địa phủ (miền Đất), Thoải phủ (còn gọi là Thủy phủ là miên sông nước) và Nhạc phủ (miền rừng núi). Lúc đầu, có lẽ chỉ có tam phủ: Thiên phủ, Địa phủ và Thoải phủ mà khơng có Nhạc phủ. Tại sao Nhạc phủ có sau hay nói khác đi là chỉ có trong Đạo thờ Mẫu ở Việt Nam mới có? Đây là vấn đê chưa có lời giải đáp chính xác cần tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu thêm.

Phủ là kiến trúc để làm nơi thờ Mẫu. Các Mẩu bao giờ cũng gắn với Đạo Tam phủ và Đạo Tứ phủ. Đó là các lực lượng tự nhiên đã tạo nên vũ trụ. Phủ là tên gọi nơi ở của các lực lượng đó. Vì vậy, chúng mang ý nghĩa linh thiêng, nơi của các Mẫu, các bậc Thánh Thần. Điều đó đã khiến các ơng Hồng bà Chúa khi muốn nêu cao vai trị của mình đã tự gọi nơi ở của mình là Phủ Chúa (phủ Chua Trịnh, phủ Chúa Nguyễn...). Tụy ra đòi sau đền, nhưng phủ vẩn có vai trị quan trọng trong đời sông tâm linh của nhiều dân tộc ỏ nước ta như phủ Tây Hồ (Hà Nội), phủ Giầy (Nam Định)...

Nhưng, có điều đáng lưu ý là tên gọi phủ chỉ có ở các tỉnh miền Bắc, các tỉnh miền Nam hầu như khơng có tên gọi này, mặc dù nhiều nơi cũng thồ Mẫu như Linh sơn Thánh Mẫu (Tây Ninh), Bà Chúa Xứ (An Giang) hay Thiên Ya Na (người Chàm)...

2.6. A m : là kiến trúc nhỏ đơn giản, xưa kia dùng làm nơi cho các tu sĩ Đạo giáo tu luyện phép thuật, luyện tiên đan (thuốc trường sinh bất tử) hay các thiên sư đạo Phật ngồi thiền định tu Phật. Am thường được xây dựng ở nơi khuất nẻo, hẻo

lánh, lẫn vào thiên nhiên. Nơi đây ít khi diễn ra sinh hoạt lễ hội, những cũng được coi là nơi linh thiêng.

Có thể nói, đền, phủ, am là ba loại kiến trúc liên quan đến Đạo Giáo. Các nghi thức nghi lễ ở những nơi này mang sắc thái của Đạo Phù tliuỷ và Đạo Tu tiên của Đạo Giáo. Ba loại kiến trúc và các khái niệm này vào Việt Nam từ lúc nào có lẽ củng khó xác định, song chác chắn chúng đã xuất hiện ở Việt Nam hàng nghìn năm nay, nhất là từ khi các ông vua bà chúa muôn trường sinh bất tử.

2.7. Q u á n : Quán cũng gắn liên với Đạo Giáo. Khi xưa ở bên Trung Quốc có các ’’nghĩa quán" là những kiến trúc sơ sài dựng lên bên đường, trong đó để sẵn thức ăn, đồ uông để giúp những ai lõ đoạn đường, nhất là đối với các hiệp sỹ đi làm việc nghĩa. Những quán đó là nơi trú chân, nghỉ ngơi, ăn uống của

các hiệp sĩ mà không trả tiên, nên mới gọi là "nghĩa quán" (giúp đỡ n h ữ n g người làm việc nghĩa, đồng thời cũng còn với nghĩa dây là nơi làm phúc, làm việc nghĩa).

Dần dần, nghĩa quán trở thành những nơi hoạt động thò cúng của Đạo Giáo, nên ciươc gọi là "Đạo quán”. Trong các quán đó nhiều khi được dùng làm nơi thờ Thánh (những vị có cơng lớn với dân vói nước) như trường hợp Quán Thánh (Hà Nội), Quán La, (Xuân La, quận Tây Hồ), Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội)... Tuy, ngày nay hầu hết các quán đó đều được gọi là chùa, như chùa Quản Sứ hay chùa Quán La và một sc> quán được gọi là Đền như đền Trấn Vũ (Quán Trấn Vũ thò Huyền Trân Trấn Vũ) ... Song, nội dung tê lễ và các nghi thức ở đây lại mang đậm yêu tô Đạo giáo.

2.8. C h ù a : Xưa kia, chùa là nơi đặt "Xá lỵ" (tro than sau khi hoả táng Phật Tổ Thích ca Mâu ni), được gọi là "Stupa". Sau

này tại những nơi đó được đặt các tượng Phật để thò. Lúc dầu, khi Phật giáo mới nhập vào nước ta, những kiến trúc được dựng lên để thờ Phật cũng được gọi là "Stupa" (suốt thời kỳ Bắc thuộc

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 1 (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)