Phạm vi và địa điểm tổ chức lễ hội •

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 1 (Trang 43 - 47)

II. KHÁI NIỆM VỂ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN 1 Tín ngưỡng là gì ?

2. Phạm vi và địa điểm tổ chức lễ hội •

Do địa cực cư trú của các dân tộc Việt Nam phân bô ở nhiều vùng khác nhau, nên không gian tổ chức lễ hội cũng rất phong phú. Nhưng, chủ yếu tập trung trong phạm vi một làng hay liên làng, một bản hay một sô bản, rất hiếm trường hợp tổ chức trong phạm vi cả một vùng rộng lớn. Có thể nói, làng hoặc bản là không gian tổ chức một lễ hội. Trong thời gian lễ hội có thể có nhiều khách thập phương tối dự, nhưng dân bản hoặc dân làng vẫn là lực lượng chủ yếu tham gia lễ hội. Điều đó khiến chúng ta phải nghĩ tới một vấn đê vê nguồn gốc của lễ hội. Phải chăng, từ thuở xa xưa, lễ hội thường được tổ chức trong phạm vi một thị tộc - cộng đồng của những người cùng huyết thông. Cùng với sự phát triển của xã hội, cộng đồng đó được mở rộng ra với sự tụ cư của một sô người có huyết thơng khác. Nhưng, những ngưòi mới đến hoặc mới nhập vào đó phải theo nguyên tắc "nhập gia tuỳ tục". Cho nên, điều kiện đầu tiên cho phép những thành viên mới là phải thờ chung vị thần mà cộng dồng trưốe đó dã tơn thờ. Vì vậy, dù các cộng đồng đó sau này phát triển thành làng hoặc bản rộng lớn vẫn chỉ thờ một vị thần truyền thống riêng của mình.

Trường hớp liên làng hay liên bản cùng tổ chức thì trong thực tế vẫn phải có một làng hay một bản đứng ra tổ chức chính, các làng hay bản khác chỉ là thành viên và nhũng yếu tô bổ sung làm phong phú thêm lễ hội đó. Ví dụ, lỗ hội "lồng tồng" của người Tàv bao giờ cũng do một bản đứng ra tổ chức trước, rồi các bản xung quanh mới đến tham dự như những người khách của bản đó, chứ khơng mang lễ đến cúng như các thành viên trong bản. Lễ hội chùa Bối Khê của làng Bôi Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Tây) là một lễ hội được tổ chức mang tính chất liên làng, gồm 12 làng xunh quanh tham dự khá điển hình. Song, cả 12 làng đó củng chỉ rước kiệu đến tụ hội trước ngày lễ chính (12 tháng Giêng) với tư cách là các "quan anh” rồi ra về, cịn việc thờ cúng chính vẫn là dân làng Bôi Khê chịu trách nhiệm. Đôi với người Thái cũng vậy, tuy có nhiêu nơi tổ chức "xên mường”, nhưng, thực ra người chịu trách nhiệm chính vẫn là người bản Chiêng (bản trưng tâm của cả mường).

Vói quan niệm "đất có thể cóng, sơng có hà bá", nên mỗi làng hav mỗi bản đều có vị thần riêng của mình. Vị thần đó chính là vị thổ thần của làng hoặc bản, là vị thần đầu tiên được thờ cúng ỏ các làng hay các bản đó. Sau này, nhiều nơi có thể thờ cúng thêm các vị thần hoặc vị thánh... khác, nhưng các chư vị đó chỉ là các vị đến sau, được tôn vinh sau thần thổ địa.

Cơ sỏ xã hội dó đã tạo ra khơng gian tổ chức lễ hội ở Việt Nam chỉ nằm trong phạm vi một làng hay một bản (đơn vị xã hội cơ sỏ). Điều đó cũng giúp chúng ta giải thích được sự phong phú, đa dạng của lỗ hội các dân tộc ỏ Việt Nam.

Nơi tổ chức lễ hội vẫn thường gắn với một địa diêm nhất định. Địa điểm đó xưa kia chỉ là những địa điểm mang tính chất tự nhiên như khu rừng, gốc cây, bến nước sau này những địa

điểm đó thường là các quần thể kiến trúc như đền, đình, chùa hay phủ... tất cả những địa điểm đó thường được coi là không g ia n lin h thiêng của lễ hội.

Thường ngày, những địa điểm đó chỉ là những nơi bình thường (nhất là đôi với các địa điểm tự nhiên). Nhưng, khi lễ hội được mỏ ra thì lập tức nơi đó đã biến thành không gian linh thiêng, nơi sẽ được các bậc thần linh đến chứng giám, thụ hưởng sự thờ cúng của con ngưịi. Vì thế, mọi hoạt động diễn ra trong phạm vi không gian linh thiêng đó đểu mang ý nghĩa linh thiêng. Tuy những hoạt động đó đểu có sự khác thường, khác thường cả về hình thức lẫn nội dung. Cũng vì khác thường mà nhiều hoạt động ngày thường khơng có hay là khơng dám có lại được phép diễn ra trong ngày này tại khơng gian linh thiêng đó.

Điều lý thú ở đây là chính vì sự cho phép trong phạm vi không gian linh thiêng đó cho nên nhiều hoạt động của con người trong ngày thường bị câVn kỵ, mang ý nghĩa trần tục thì 6

đây chúng lại trở thành tín ngưỡng, thành các hoạt động linh thiêng, mang ý nghĩa tâm linh. Có thể nói, các hoạt động diễn ra nơi đây chính là những khát vọng, những mong ước mà ngày thường khơng có. Với ý nghĩa đó có thể nói rằng: các hoạt động diễn ra trong không gian linh thiêng giống như một bức tranh hoành tráng về ước mơ và khát vọng của con ngưòi.

Những ước mơ và khát vọng đó diễn ra đậm nhạt, mn hình mn vẻ tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng dân tộc, từng vùng. Vì thế, cái khơng gian linh thiêng đó cũng khơng hồn toàn giống nhau ở mọi vùng, mọi dân tộc. Nhưng, nhìn chung chúng vẫn nằm trong phạm vi của hai lĩnh vực: không gian linh thiêng mang tín h chất tự nhiên và không gian linh thiêng mang tính chất xã hội. Có thể diễn đạt ngắn gọn hơn là

II. KHÒNCỈ ( ỉIAN LINH TH IÊN G T ổ CHỨC LỄ HỘI 1. K hông gian lin h thiêng tự nhiên

Lẻ hội la dịp dể con người thổ hiện thái độ của mình với thế giới tự nhiên xung quanh. Từ thuở mói sinh ra, lồi người đà gan bó với thơ giới tự nhiên thành một khôi thông nhất. Chính bản thân con người cũng là một sinh vật tự nhiên, nên sự sông cịn của con người khơng thể tách rời với thê giới tự nhiên xung quanh mình.

Có thể nói tự nhiên là cái nôi đã sinh ra và ni dưỡng lồi người. Sự sinh tồn và phát triển của lồi người ngày càng ít lệ thuộc vào thê giới tự nhiên hơn do trình độ khoa học kv thuật ngày càng phát triển. Song dù ở điều kiện và trình đơ phát triển nào, con người vẫn không thể sông tách rời; khỏi thế giới tự nhiên.

Tuy nhiên, thê giới tự nhiên luỏn là thê giới đầy bí hiểm. Nhiêu hiện tượng tự nhiên thường gây tác hại cho con người, khiên con người nhiêu khi lúng túng, bất lực. Vì vậy, con người đã tạo ra thê ứng xử thích hợp. Một mặt, con người tìm mọi cách đê củng cỏ và tảng cường môi quan hệ tốt đẹp giữa con người và tự nhiên; mặt khác, con người lại tìm ra những biện pháp nhằm hạn chê đôn chê ngữ những tác hại mà các lực lượng trong tự nhiên thường gây ra cho con người.

Một trong những biện pháp ứng xử khôn khéo và thích hợp nhất mà con người dã chọn là sống hoà hợp với thiên nhiên xung quanh mình. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên chính là một trong những cách ứng xử khơn ngoan của lồi người. Xét đến cùng, dó là thái độ trân trọng thế giới tự nhiên của con người.

Viộc chọn những không gian tự nhiên làm nơi mở lỗ hội hàng năm như các khu rừng cấm, đầu nguồn nước, đầu bản

làng, các bến, các vực nước, giếng nước, gốc cây, hang động ... chính là một trong những cách ứng xử như thê của con ngưòi.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống của các dân tộc phía Bắc Việt Nam: Phần 1 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)