3.3 .Giải pháp xây dựng thương hiệu
3.3.1. Nhóm giải pháp xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố gắn kết từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Đây là công cụ để liên kết các tác nhân tham gia vào kênh hàng. Điều này đã được thể hiện khá rõ trong ngành hàng rau an tồn. Trong khn khổ luận văn này tác giả tạm đưa ra các tiêu chí cơ bản cho sản phẩm rau chất lượng cao như sau: (i) Sản phẩm phải có chất lượng cao: khơng mất đi mùi vị tự nhiên; tỉ lệ hao hụt ít; sản phẩm sạch (trồng theo cơng nghệ cao; không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; thân thiện với môi trường…); (ii) Sản phẩm phải phong phú, đa dạng về chủng loại cũng như hình thức; (iii) Sản phẩm phải mang tính ổn định về sản lượng, cũng như chất lượng.
Đứng trước các thách thức: đời sống nhân dân ngày càng tăng, nông dân đối mặt với sự cạnh tranh gắt gao trên thị trường, tốc độ đơ thị hóa, lượng hàng, giá cả… Họ muốn bán được hàng thì cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng đồng thời phải có lợi nhuận. Những thách thức này địi hỏi người nơng dân phải thay đổi chiến lược sản xuất. Cần đổi mới các khâu từ khâu sản xuất, đến khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
3.3.1.1. Giống
- Xác định các giống rau chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Hình thành mạng lưới ni cấy, sản xuất cây giống sạch bệnh, chất lượng cao cung cấp cho các mơ hình dự án. Sử dụng các kỹ thuật để kiểm tra giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn.
- Nghiên cứu, phát triển, nhập các giống cây chất lượng cao, giá trị kinh tế cao những giống rau mới phù hợp với điều kiện thiên nhiên ở Tây Sơn. Thay thế các giống cây đã thối hóa, chất lượng kém của địa phương. Tập trung nghiên cứu, sản xuất các giống cây đặc sản, đặc trưng của Tây Sơn mà nơi khác không sản xuất được.
- Xây dựng các tiêu chuẩn để quản lý cây giống tại địa phương.
3.3.1.2. Công nghệ sản xuất
- Xây dựng cơ chế chính sách, hành lang pháp lý nhằm hỗ trợ, khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư, đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất.
- Cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ về: vốn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ; Tăng cường công tác khuyến nông. Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn cho nông dân về kĩ thuật trồng, chăm sóc, chọn giống chống sâu bệnh, các ảnh hưởng của thời tiết lên cây trồng và các xử lý các tình huống sâu bệnh v.v…cho các giống mới.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục, tìm hiểu quy trình sản xuất nơng nghiệp GAP nhằm nâng cao ý thức của nông dân để nơng dân thấy được lợi ích trong việc áp dụng cơng nghệ cao vào sản xuất.
- Chuyển đổi hình thức canh tác thông thường sang phương thức canh tác mới một cách khoa học và tiên tiến, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế bằng cách trồng rau trong nhà kính, dùng giống tốt, bón phân hữu cơ vi sinh, sử dụng nước sạch để tưới, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ được dùng các loại trong danh mục để sản xuất rau an tồn.
- Cơng tác quy hoạch vùng trồng rau theo hướng chuyên canh. Thiết kế, xây dựng mơ hình sản xuất kiểu mẫu sau đó mới áp dụng đại trà.
3.3.1.3. Cơng nghệ sau thu hoạch
Không chỉ chú ý đến công nghệ sản xuất mà cần phải chú ý đến công nghệ sau thu hoạch. Bởi vì cách sơ chế thơng thường từng sử dụng tỉ lệ hao hụt rau sau thu hoạch là khá cao. Mặt khác, thị trường tiêu thụ rau Tây Sơn ở xa. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm rau. Chính vì thế cần:
- Phổ biến các thông tin, kiến thức về kỹ thuật chế biến rau, tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền về sản phẩm có thể chế biến. Các hình thức chế biến: đơng lạnh, đóng hộp, muối chua, dạng khơ, rán…
- Xây dựng các kho lạnh bảo quản rau trước khi đưa ra thị trường.
- Phát triển các giống rau có thể chế biến được, xây dựng các nhà máy chế biến rau tại Tây Sơn, đặc biệt có nhà máy xử lý các phế phẩm rau giúp tiết kiệm tối đa rau bỏ phí.
- Cơng tác bao bì đóng gói sản phẩm rau phục vụ các thị trường nội địa và xuất khẩu cũng hết sức quan trọng vừa mang tính bảo vệ chất lượng sản phẩm, dễ nhận biết, dễ vận chuyển.
- Liên kết với các viện, các trung tâm nghiên cứu trong nước, các tổ chức quốc tế như GTZ, VNCI, Ausaid, Sida v.v giúp đỡ từ thông tin sản phẩm chế biến đến kỹ thuật chế biến.