Showroom bán và giới thiệu sản phẩm của Orgnica

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu rau sạch huyện tây sơn, tỉnh bình định đến năm 2025 (Trang 35)

Nguồn: Công ty CPOrganica.

1.5.3. Cầu Đất Farm

Cầu Đất Farm là thương hiệu nổi tiếng với các mặt hàng trà, cà phê chất lượng và các loại cây cảnh mới lạ độc đáo. Trang trại của thương hiệu này có diện tích hơn 220 ha nằm tại vùng Cầu Đất cách Tây Sơn khoảng 22km về phía Đơng Nam.

Trong hai năm trở lại đây, khi nhu cầu rau sạch của thị trường trong nước tăng cao, Cầu Đất Farm đã dành ra 7 ha sản xuất rau sạch để đáp ứng nhu cầu này. Nông trại của Cầu Đất Farm được xem là nông trại hiện đại bậc nhất Việt Nam hiện nay với hệ thống kiểm sốt mơi trường, tưới tiêu, chăm bón, thu hoạch hoàn toàn tự động và được điều khiển bởi các chương trình máy tính.

Sản phẩm chủ lực của Cầu Đất Farm là các loại rau củ quả ôn đới được trồng theo phương pháp thủy canh, một phương pháp trồng trọt mới không cần dùng đất. Rau củ được trồng trong dung dịch dinh dưỡng, cho năng suất cao mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm của Cầu Đất Farm đạt chuẩn Việt GAP và thương hiệu này đang nỗ lực để đạt được chứng nhận Global GAP. Các sản phẩm của Cầu Đất Farm có giá thành tương đối, khoảng tầm 30.000đ đến

dưới 100.00đ/kg tùy loại.

Hình 1.3. showroom bán và trƣng bày sản phẩm của Cầu đất farm.

Nguồn: Công ty CP Cầu Đất. Trong những năm gần đây đã có một số doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc vào lĩnh vực nông nghiệp sạch và đã thu được những kết quả bước đầu, những doanh nghiệp này tự đầu tư công nghệ mới, tiên tiến của các nước như Israel, Thái Lan,... với hệ thống tưới nhỏ giọt, nhà màng và hệ thống trồng rau thủy canh hiện đại, các doanh nghiệp cũng tự xây dựng và phát triển bảo vệ thương hiệu RAT của mình bằng những hoạt động khép kín từ khâu trồng, chăm sóc và bán giới thiệu sản phẩm, các công ty như; Lang farm, Cầu Đất farm, Bác Tôm, Organica, Tây Sơn Gap, Ecofarm... đều có trang trại và hệ thống showroom bán hàng của riêng mình để kiểm sốt chất lượng sản phẩm dịch vụ, các công ty đang phát triển mở rộng cung cấp sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước, đạt được những thành tựu đáng kể và trở thành điểm sáng của nông nghiệp Việt Nam.

TIÊU KẾT CHƢƠNG 1

Xây dựng thương hiệu đối với một doanh nghiệp là một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp khẳng định hình ảnh sản phẩm cũng như uy tín chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đối với thị trường, quyết định sự thành công của sản phẩm

cũng như sự thành bại trong kinh doanh của một doanh nghiệp.

Tại Chương 1, Luận văn đã đề cập đến một số vấn đề lý thuyết về khái niệm thương hiệu, các bước xây dựng thương hiệu, đây là cơ sở lý thuyết để luận văn đánh giá thực trạng xây dựng thương hiệu rau sạch Tây Sơn và đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu rau sạch Tây Sơn ở các chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THƢƠNG HIỆU RAU TÂY SƠN 2.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh rau Tây Sơn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Sơn

.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tây Sơn

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Tây Sơn là một huyện trung du nằm ở phía tây tỉnh Bình Định, là nơi bắt đầu của một khu vực đồng bằng rộng lớn trên lưu vực sông Kôn và sông Hà Thanh, khơng giáp biển, có vị trí địa lý:

- Phía tây bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh - Phía đơng bắc giáp huyện Phù Cát - Phía đơng nam giáp thị xã An Nhơn - Phía nam giáp huyện Vân Canh

- Phía tây giáp thị xã An Khê và các huyện Đak Pơ, Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Huyện Tây Sơn có diện tích tự nhiên là 692,96 km², dân số 176.600 người.

Khí hậu của huyện thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ đạo là mùa khô từ tháng 3 đến tháng 10 và mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 2. Mùa mưa ở đây thường kèm theo thời tiết lạnh và độ ẩm cao, ngược lại mùa khơ thường có nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ thấp kỷ lục ở đây từng được ghi nhận là 13 °C và cao nhất là 39 °C.

Sông Côn chảy qua địa bàn huyện theo hướng Đông Nam, từ huyện Vĩnh Thạnh tới thị xã An Nhơn. Huyện lỵ là thị trấn Phú Phong, nằm trên bờ sông Kôn, cách thành phố Quy Nhơn 40 km, cách sân bay Phù Cát 20 km, và có quốc lộ 19 chạy qua. Đèo An Khê, trên quốc lộ 19 cũng là ranh giới giữa Tây Sơn với thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Nguồn nước chủ yếu cung cấp cho đời sống và sản xuất của huyện chủ yếu từ 2 con sông lớn đó là sơng Kơn và sơng Hà Thanh chảy qua, các hệ thống thủy lợi như trạm bơm, hồ đập đều nằm trên 2 con sông này, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 16 ngàn ha đất nông nghiệp

Mặt trái của điều kiện thủy văn trên là hiện tượng lũ lụt hàng năm thường xuyên diễn ra, nhiều năm đã cuốn trôi hàng trăm ha lúa mùa và các loại cây hàng năm khác, thiệt hại nhiều cơng trình dân sinh và sản xuất.

- Là một huyện nằm trên lưu vực sông Kôn và sông Hà Thanh, không giáp biển, đất đai phù xa màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu thuận lợi đây là lợi thế để phát triển sản xuất nông sản trên địa bàn huyện

2.1.1.2 Tình hình Kinh tế - Xã hội

* Cơ sở hạ tầng:

Xây dựng cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm là một vấn đề cấp bách, có tính quyết định đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Từ nhận thức đó mà trong những năm qua Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo, khai thác mọi nguồn lực, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để thực hiện tốt nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đưa ra về “Bê tơng hóa giao thơng nơng thơn”.

Hiện nay hầu hết 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều có đường bê tơng thơng suốt từ huyện đến xã. Với tổng chiều dài hơn 110 Km, tổng vốn đầu tư là: 40 tỷ đồng. Đặc biệt có đường quốc lộ 19 đi qua trung tâm huyện, nối liền các tỉnh từ quốc lộ 1 đến các tỉnh Tây Nguyên, tạo điều kiện đi lại và lưu thơng hàng hóa, phục

vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện.

Hệ thống thủy lợi cũng được đầu tư xây dựng kiên cố. Với gần 26 cơng trình lớn, nhỏ bao gồm cả hồ chứa, đập dâng và trạm bơm điện. Hàng năm phục vụ cho việc tưới, tiêu trên 16.000 ha diện tích các loại cây trồng.

Hệ thống lưới điện quốc gia cũng đã được phủ kín trên 75 thơn, khối phố. Với hơn 96% số hộ có điện, đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

* Dân số và lao động

Dân số và lao động là nguồn lực sản xuất của xã hội. Mỗi một quốc gia hay địa phương khi hoạch định các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cần đánh giá đúng năng lực, nguồn lực sản xuất xã hội. Trong đó nguồn nhân lực là một trong các nguồn lực quan trọng, được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: dân số và lao động. Dân số được xem như là một bộ phận của nguồn lực sản xuất vừa là đối tượng phục vụ của q trình sản xuất. Cịn nguồn lao động liên quan trực tiếp đến việc xác định và đánh giá nguồn nhân lực, một trong những yếu tố cơ bản của nguồn lực sản xuất.

Thực trạng dân số và lao động của huyện giai đoạn 2016-2020 như sau:

Bảng 2.1. Dân số và lao động huyện Tây Sơn giai đoạn 2016-2020

Năm Dân số trung bình (người ) Tốc độ phát triển liên hoàn (% ) Nguồn lao động (người) Tốc độ phát triển liên hoàn (% ) Lao động nông nghiệp ( người) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 2016 135441 - 72285 - 49436 2017 136499 100.78 72401 100,16 49822 100.8 2018 137272 100.56 72963 100,77 49960 100.3 2019 137449 100.12 72213 98,97 49268 98.6 2020 137995 100.39 72701 100,67 49398 100.3

Nguồn: Niêm giám huyện Tây Sơn 2020 [3]

Qua biểu trên cho ta thấy, tổng số nguồn lao động toàn huyện năm 2020 là: 72701 người. Trong số lao động đang làm việc ở các ngành thì lao động ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao 67%, với 49398 người. Với số lao động lớn như vậy là

một thuận lợi về nguồn nhân lực dồi dào cho quy hoạch phát triển ngành sản xuất nông nghiệp hiện nay và trong thời gian tới. Chúng ta có thể sử dụng nguồn lao động này hiệu quả để phát triển kinh tế huyện nhà và tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẫy việc tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân nơi đây.

Cũng qua bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn lao động ở huyện tăng không đáng kể qua các năm, nhất là lao động nơng nghiệp có xu hướng giảm dần. Điều đó cho thấy có một lượng lao động di chuyển khỏi địa phương để đến nơi khác ( nhiều nhất là ở các thành phố lớn) làm việc. Lao động nơng nghiệp giảm dần ngồi việc di cư nguồn lao động cịn có sự chuyển dịch nguồn lao động từ nơng nghiệp sang các ngành khác có thu nhập cao hơn. Đặc biệt năm 2006 với việc phân chia lại ranh giới hành chính lao động nơng nghiệp của huyện có giảm đi 512 người, làm ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu kinh tế có liên quan.

2.1.2. Tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau Tây Sơn

2.1.2.1 Diện tích và sản lượng

Diện tích đất gieo trồng rau của huyện Tây Sơn khoảng 2.060,8 ha, điều kiện

tự nhiên rất thuận lợi vì vậy nghề trồng rau Tây Sơn phát triển mạnh mẽ. Tây Sơn không những trở thành nguồn cung cấp rau lớn có chất lượng cao cho nhu cầu trong huyện, tỉnh mà còn cả các tỉnh lân cận. Rau Tây Sơn với chủng loại phong phú như: đậu cove, bầu, bí xanh, cải xanh, cải ngọt, dền, mồng tơi, rau ngót, khổ qua….

Diện tích gieo trồng và sản lượng các loại rau Tây Sơn qua các năm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Diện tích gieo trồng và sản lƣợng các loại rau Tây Sơn

Năm 2016 2017 2018 2019 2020

Diện tích (ha) 1.882,5 1.660,5 1.662,6 1.823,7 2.060,8

Năng suất (tạ/ha) 222 224 210 202 212

Sản lượng (tấn) 38.622 37.267 34928 36789 43767

Nguồn: Niên giám thống kê Tây Sơn, 2020 [3]

Nhận xét: Qua bảng 2.1 ta thấy giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 14%/năm về diện tích, đạt 8,8%/năm về sản lượng, năng suất

bình quân đạt 214 tạ/ha.

Hình 2.2: Tốc độ tăng trƣởng diện tích rau Tây Sơn qua các năm

Hình 2.3: Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng rau Tây Sơn qua các năm

Số liệu ở bảng 2.1 thể hiện mức độ tăng trưởng của sản lượng tăng nhanh hơn mức tăng trưởng diện tích gieo trồng chứng tỏ hiệu quả sản xuất đã được cải thiện, đặc biệt các năm 2019 và 2020.

Hợp tác xã Thuận Nghĩa, huyện Tây Sơn, một trong những mơ hình sản xuất rau (ớt, xà lách, cần tây, rau gia vị...) ứng dụng công nghệ cao với diện tích 5 ha được đầu tư nhà nylon, hệ thống tưới phun và kỹ thuật chăm sóc bón phân, phịng trừ sâu bệnh đều theo quy trình sản xuất rau an tồn, rau sạch. Doanh thu bình quân của xã viên từ 40 đến 45 triệu đồng/1.000m2/năm (400 đến 500 triệu đồng/ha/năm), nếu trừ các chi phí cịn lãi 30 đến 35 triệu đồng/1.000 m2/năm (300 đến 350 triệu đồng/ha/năm).

2.1.2.3. Đánh giá chung

Diện tích trồng rau đã tăng đáng kể qua các năm, sản lượng rau tăng, thu nhập bình quân đầu người trên ha/tháng cũng tăng dần qua các năm, song sản lượng rau mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của thị trường huyện Tây Sơn.

Thu nhập trung bình của người trồng rau sạch còn rất thấp, đến 2020 mới đạt 4.3 triệu đồng/người/tháng thực sự không thể thu hút được người trồng rau. Bởi vì trên thực tế trên địa bàn huyện Tây Sơn có một số doanh nghiệp trả lương trung bình cho cơng nhân là từ 6 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Trong khi sản xuất rau sạch rủi ro nhiều do thời tiết, được mùa mất giá nên thực sự chưa thu hút được người trồng rau.

Huyện Tây Sơn cũng quan tâm đến vấn đề phát triển rau sạch tuy nhiên nguồn vốn cũng như quỹ đất dành cho việc trồng rau cịn hạn chế, đến 2020 tổng diện tích dành cho trồng rau xanh nói chung mới đạt 2.060,8 ha, trong đó mới phát triển được 02 điểm trồng rau theo tiêu chuẩn Vietgap như vậy diện tích dành cho rau sạch cịn rất khiêm tốn so với nhu cầu thực sự của thị trường.

Quan trọng nhất là vấn đề tiêu thụ rau sạch, huyện cũng chưa đưa ra một cam kết cụ thể đối với người trồng rau, người trồng thì lo ngại về vấn đề được mùa mất giá nên chưa mặn mà với việc trồng rau sạch-rau an tồn.

* Hạn chế:

Cơng tác tuyên truyền vận động dồn điền đổi thửa chưa sâu rộng và chưa thu hút được nông dân tham gia nên tính hiệu quả chưa cao. Chưa thu hút được các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có năng lực vào lĩnh vực sản xuất rau ăn tập trung.

Ngân sách huyện Tây Sơn dành cho phát triển hạ tầng hệ thống kênh dẫn nước tưới, hệ thống thoái nước cho các vùng hay bị ngập vào mùa mưa còn rất hạn chế,

đối với các vùng quy hoạch trồng rau sạch của thành phố nên cũng gây khó khăn cho việc phát triển diện tích trồng rau sạch-rau an tồn.

Vùng sản xuất rau tập trung cịn ít, sản lượng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau tập trung cịn yếu và thiếu thiếu tính đồng bộ. Chưa có thị trường đầu ra chắc chắn cho sản phẩm, chưa có sự gắn kết giữa nhà nước, người nơng dân và doanh nghiệp, các mơ hình chưa phát huy được hiệu quả, giá bán rau còn bấp bênh nên chưa thu hút và gắn kết được người trồng rau.

* Nguyên nhân:

Do q trình đơ thị hóa nên diện tích đất đã được quy hoạch trồng rau khơng cịn phù hợp và được chuyển đổi sang mục đích khác. Do tập quán canh tác manh mún, nhỏ lẻ của người dân địa phương. Do nhận thức của một số cán bộ, nhân dân về việc dồn điền đổi thửa và xây dựng các vùng rau tập trung chưa thực sự đầy đủ.

Kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho trồng rau theo quy hoạch tập trung chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Một bộ phận người dân chỉ thực hiện sản xuất rau an tồn khi có sự hỗ trợ của nhà nước, khi rau không tiêu thụ được hoặc rớt giá khơng kiên trì theo đuổi mục tiêu sẵn sàng phá bỏ cây rau chuyển sang trồng đậu tương ngô và các loại cây ăn trái khác.

Nhà nước, các tổ chức quốc tế cũng đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ và vận động, đào tạo nông dân trồng rau sạch nhưng sự thay đổi và thành công tới nay rất khiêm tốn. Người dân hết tập huấn, hết tài trợ lại đâu vào đó, hiểu rồi, biết làm rồi nhưng vẫn khơng làm, do khơng có thị trường, do khơng có ai bao tiêu sản phẩm.

Các cơng ty phân phối rau hay có ý định xây dựng thương hiệu rau sạch thì đánh giá là ngành này lời ít do rau dễ hư, khó bảo quản và số lượng rau sạch bán ra không được nhiều. Điều quan trọng là họ không thể kiểm sốt được chất lượng rau, họ khơng trồng rau nên không biết, khơng bảo đảm được cả q trình trồng rau sạch có chuẩn hay khơng mà dám cam kết và chịu trách nhiệm với người ăn rau là có an tồn.

Hiện nay chỉ có rau bán trong một số siêu thị và một rất ít số cửa hàng chuyên

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu rau sạch huyện tây sơn, tỉnh bình định đến năm 2025 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)