8. Kết cấu của đề tài
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng tạo động lực cho người lao động tại công
2.2.1. Mục tiêu của tạo động lực và nhu cầu của người lao động tại Công ty Cổ
công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh, tỉnh Bắc Giang
Để tiến hành nghiên cứu thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh, tỉnh Bắc Giang tác giả đã tìm hiểu về mục tiêu của tạo động, nhu cầu của người lao động và công tác tạo động lực cho người lao động của công ty thông qua các yếu tố vật chất, tinh thần. Tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát người lao động đang làm việc tại công ty trong thời gian trải nghiệm thực tế tại công ty. Tác giả đã tiến hành phát 186 phiếu khảo sát và thu về 186 phiếu. Đặc điểm của phiếu khảo sát mà tác giả tiến hành khảo sát với nội dung câu hỏi tương đối dễ hiểu, tập trung vào các nội dung mà tác giả nghiên cứu. Sau khi thu được kết quả khảo sát, tác giả đã tổng hợp đặc điểm và số lượng người lao động tham gia khảo sát tại bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát thực tế người lao động tại công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh, tỉnh Bắc Giang
Stt 1 2 3 4 Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.2.1. Mục tiêu của tạo động lực và nhu cầu của người lao động tại Công tyCổ phần Thời trang Hà Thanh Cổ phần Thời trang Hà Thanh
Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh hoạt động với phương châm: “Uy tín - chuyên nghiệp - tận tâm vì khách hàng” và “Vì quê hương tươi đẹp” kể từ khi thành lập
đến nay, công ty đã luôn chú trọng tới việc tạo động lực cho người lao động làm việc tại Công ty, coi tạo động lực làm việc cho người lao động là một trong những mục tiêu
quan trọng của công tác quản trị nhân lực tại công ty. Tạo động lực cho người lao động nhằm bảo đảm các nhu cầu cơ bản của người lao động, bảo đảm thu nhập, đời sống của người lao động và gia đình của họ khi làm việc tại cơng ty, từ đó sẽ góp phần nâng cao sự trung thành, nhiệt tình gắn bó với cơng ty, tích cực sản xuất, nâng cao chất lượng, uy tín của cơng ty, đưa công ty ngày càng phát triển.
Với phương châm hoạt động “Vì quê hương tươi đẹp” ban lãnh đạo công ty đã xác định mục tiêu của tạo động lực cho người lao động là để tạo ra năng suất, hiệu quả công việc, nâng cao đời sống và thu nhập cho chính những người lao động tại cơng ty, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giàu mạnh.
Tạo động lực cho người lao động tại công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh nhằm mục tiêu để người lao động yên tâm công tác, say mê, nhiệt huyết với công việc, thu hút những nhân lực chất lượng cao về với công ty. Đồng thời, người lao động sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thân thiện, bảo đảm đầy đủ các điều kiện về vật chất, kỹ thuật, phục vụ công việc hiệu quả.
b. Nhu cầu của người lao động tại Công ty
Căn cứ vào học thuyết nhu cầu của Maslow, công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh đã luôn chú trọng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty, công ty xác định rằng, nhu cầu của người lao động luôn tồn tại ngang bằng nhau và tồn tại xuyên suốt. Để hoạt động tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh phát huy được hiệu quả, công ty đã luôn chú trọng tới việc xác định nhu cầu của người lao động làm việc tại cơng ty. Qua tìm hiểu tại phịng Nhân sự, cơng ty đã tiến hành khảo sát nhu cầu của người lao động theo định kỳ 1 lần/năm nhằm xác định nhu cầu thực tế của người lao động để xây dựng các chính sách về lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi, bố trí, sắp xếp, đào tạo bồi dưỡng, … nhằm tạo động lực cho người lao động.
Thực tế cho thấy, nhu cầu của người lao động tại công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh trước hết là nhu cầu sinh lý, tức là mức thu nhập của người lao động tại công ty phải bảo đảm cho cuộc sống sinh hoạt của chính bản thân người lao động và gia đình của họ. Từ nhu cầu đó cơng ty đã khơng ngừng xây dựng các chiến lược sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời có các chế độ đãi ngộ, phúc lợi, phụ cấp, trợ cấp cho người lao động thỏa đáng cho người lao động.
Nhu cầu an tồn, người lao động trong cơng ty mong muốn được làm việc trong mơi trường sạch sẽ, an tồn, … cơng ty cũng căn cứ vào nhu cầu đó mà xây dựng mơi trường cơng ty, văn hóa doanh nghiệp sạch sẽ, thống mát, đồng thời có xe đưa đón cơng nhân trong q trình làm việc, …
Nhu cầu về xã hội, người lao động tại công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh có nhu cầu được tham gia các hoạt động xã hội, được góp mình vào các hoạt động của xã
hội, … chính vì thế cơng ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh cũng đã có các hoạt động tạo động lực cho người lao động bằng các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ, tết, tạo cơ hội để cán bộ, cơng nhân viên có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, …. Bên cạnh đó, nhu cầu xã hội của người lao động tại cơng ty cịn được thể hiện qua nhu cầu được hội nhập, nhu cầu được sống trong một cộng đồng, một xã hội, để đáp ứng nhu cầu này tức là cơng ty có thể tạo ra được sự kết nối đối với nhân viên, cho nhân viên được hòa nhập được giao tiếp cùng các thành viên khác.
Nhu cầu được tôn trọng của cán bộ, công nhân viên tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh ln địi hỏi cơng ty phải đáp ứng, đặc biệt là sự tôn trọng giữa lãnh đạo với cán bộ, công nhân viên trong công ty. Tôn trọng hay nhiều sách họ gọi là địa vị, tức là nhu cầu được phát triển, được thăng tiến trong nghề nghiệp. Ở địa vị cao và được mọi người tôn trọng là một trong những nhu cầu của người lao động tại cơng ty. Chính vì thế mà tại Cơng ty ln được chú trọng và quan tâm thường xuyên đến nhu cầu này cho người lao động.
Nhu cầu được thể hiện mình, người lao động ln mong muốn được phát huy năng lực, trình độ của mình, được thể hiện bản thân mình, căn cứ từ nhu cầu đó, cơng ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh có những hoạt động tạo động lực cho người lao động bằng các cuộc thi, hội thi trong công ty và với các công ty khác để người lao động tham gia, lắng nghe ý kiến của người lao động, …
Nhu cầu của người lao động tại Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh rất đa dạng và ngày càng có nhiều các nhu cầu khác nhau, biến đổi khơng ngừng theo sự phát triển chung của xã hội. Chính vì thế căn cứ trên nhu cầu của người lao động, công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh đã khơng ngừng hồn thiện và có các biện pháp cải thiện đời sống cho người lao động, đáp ứng các nhu cầu của người lao động. Đây là một trong những căn cứ cơ bản để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty.