7. Bố cục của đề tài
1.4. Các yếu tố tác động tới thực thi chính sách mơi trường
Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cơng nói chung và chính sách bảo vệ mơi trường nói riêng có nhiều và được phân chia thành các nhóm khác nhau. Ở đây sử dụng cách phân chia thành: nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngồi.
24
1.4.1. Yếu tố bên trong
* Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị của mỗi quốc gia sẽ chi phối cả nội dung lẫn hình thức của việc xây dựng và triển khai chính sách cơng, nó phản ánh bản chất của chế độ chính trị xã hội của quốc gia đó. Trong hệ thống chính trị thì có thể chia các yếu tố nhỏ hơn nữa. Bao gồm các yếu tố về văn hóa chính trị, hiến pháp, thế chế chính trị [7, tr.90].
Văn hóa chính trị
Theo Hồng Chí Bảo: “Văn hóa chính trị là chất lượng tổng hịa của tri thức, tình cảm, niềm tin chính trị, tạo thành ý thức chính trị của cơng dân, thúc đẩy họ hướng tới những hành động tích cực phù hợp với lý tưởng chính trị, xã hội…” Văn hóa chính trị tác động mạnh mẽ đến chính sách cơng nói chung và chính sách bảo vệ mơi trường nói riêng vì nó tạo nên niềm tin chính trị, ý thức chính trị của những nhà hoạch định chính sách đặc biệt là chính sách bảo vệ môi trường được xem là vấn đề văn hóa và đạo đức. Bảo vệ mơi trường cịn liên quan cả đến phát triển bền vững bao hàm cả 3 yếu tố phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.
Hiến pháp
Hiến pháp là yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chính sách cơng. Hiến pháp năm 2013 là cơ sở pháp lý cao nhất buộc mọi chính sách cơng phải tn theo. Do đó, chính sách bảo vệ mơi trường cũng được xây dựng và tổ chức thực hiện trong khuôn khổ của Hiến pháp. Những quy định của chính sách bảo vệ mơi trường cũng phải tuân theo Hiến pháp và không được vượt qua khỏi những quy định của pháp luật.
Thể chế chính trị
Thế chế chính trị của nước ta hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Trong giai đoạn hiện nay, cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ mơi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Theo thống kê của Bộ Tư pháp (2014), hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để
25
điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn cịn chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định khơng cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế,... trong việc bảo vệ môi trường.
* Hệ thống các giá trị xã hội
Hệ thống các giá trị xã hội bao gồm sự đa dạng về văn hóa, truyền thống, thói quen, phong tục, tập quán, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích, nhóm xã hội. Chính sách bảo vệ mơi trường phải thể hiện sự tồn tại trong sự đa dạng và thỏa hiệp của hệ thống các giá trị xã hội. Trong điều kiện đất nước đang đẩy mạnh q trình CNH - HĐH địi hỏi phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của cả lồi người trong q trình sống. Giữa mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Hiện nay, khi đề cập đến bảo vệ môi trường người ta thường nhấn mạnh đến các phẩm chất văn hóa, đạo đức và truyền thống kinh doanh như một nhân tố cấu thành quan trọng của sự phát triển bền vững. Nhận thức xã hội, đặc biệt là của mỗi người dân, về bảo vệ môi trường được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, là cơ sở cho các hành động, hành vi cũng như tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách về bảo vệ mơi trường.
* Năng lực của bộ máy quản lý, trong đó năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý có vai trị quyết định.
Nếu các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với cơng tác bảo vệ mơi trường thì thường dẫn đến bng lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về mơi trường. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường hạn chế thường dẫn đến khơng chỉ làm cho các chính sách về bảo vệ mơi trường bất cập so với thực tiễn
26
đòi hỏi mà cịn làm cho chính sách chậm hoặc khó đi vào cuộc sống, thậm chí cản trở thực thi các mục tiêu bảo vệ mơi trường.
1.4.2. Các yếu tố bên ngồi
Điều kiện tự nhiên
Trong thời gian gần đây thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng.
Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước, khơng khí bị ơ nhiễm do tự nhiên sẽ được q trình tuần hồn và thời gian trả lại nguyên vẹn, tuy nhiên với con người thì khác. Khi dân số tăng quá nhanh, sự phát triển kinh tế quá mức cân bằng so với tự nhiên sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có của mơi trường.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội của một quốc gia có tác động rất lớn đến việc xây dựng chính sách bảo vệ mơi trường. Yếu tố kinh tế vừa là mục tiêu chính sách vừa là phương tiện động lực của chính sách. BVMT chính là để giúp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội được bền vững. Kinh tế - xã hội phát triển giúp chúng ta có đủ điều kiện để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững độc lập chủ quyền của dân tộc. Điều đó lại tạo điều kiện ổn định chính trị xã hội để kinh tế - xã hội phát triển. BVMT là việc làm khơng chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao cả hơn là nó có ý nghĩa cho tương lai. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường, làm cho các thế hệ sau khơng cịn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người...), thì sự phát triển khơng phải là bền vững, thậm chí cịn có thể triệt tiêu cả sự phát triển.
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và tăng trưởng kinh tế
Quá trình CNH - HĐH có tác động nhiều mặt và đặt ra những yêu cầu mới đối với việc BVMT. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu đưa nước
27
ta đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục...đã đạt được thì việc phát triển nóng của nền kinh tế trong những năm gần đây đã gây ra khơng ít tác động tiêu cực đến môi trường như: tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường..., điều đó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
Mặt khác, cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn phát sinh. Chất thải rắn tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý và BVMT.
Tăng trưởng kinh tế q mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hố giàu nghèo trong xã hội tăng lên vì sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng ở nông thôn và đô thị. Chính điều này là nguy cơ tiềm ẩn nhiều yếu tố tác động xấu đến đời sống và môi trường sống của người dân. Thời gian qua, để đạt bằng được các mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh, các mối liên quan về môi trường sinh thái đã bị bỏ qua, thiếu sự tôn trọng khi ứng dụng khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức, dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ơ nhiễm mơi trường có xu hướng gia tăng.
Tiểu kết
Lý luận về thực thi chính sách bảo vệ mơi trường là yếu tố quan trọng góp phần tích cực vào việc xác định cơ sở khoa học cho việc thực thi chính sách bảo vệ mơi trường. Trên thực tế, lý luận về thực thi chính sách bảo vệ mơi trường được xác định là tiền đề, kim chỉ nam cho việc triển khai trong thực tiễn. Việc phân tích kỹ lưỡng các cơ sở lý luận, giúp đề tài có cơ sở nền tảng vững chắc để khảo sát, đánh giá trong chương 2 và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp thực thi có hiệu quả chính sách bảo vệ mơi trường ở chương 3 đối với một địa phương cụ thể là huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
28
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH