7. Bố cục của đề tài
3.4. Giải pháp phát huy vai trò của nhân dân trong thực thi và giám sát việc
việc thực thi chính sách bảo vệ mơi trường
Phát động phong trào tồn dân bảo vệ mơi trường, xây dựng huyện đạt tiêu chuẩn môi trường. Giải pháp này bao gồm huy động toàn dân tham gia bảo vệ mơi trường; duy trì phát triển phong trào Ngày chủ nhật xanh sạch đẹp, phân loại rác thải tại nguồn...hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm cho các năm sau.
Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân. Tổ chức biên soạn nội dung chương trình phát thanh, truyền hình về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân; phổ cập nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường, cổ động các phong trào tồn dân bảo vệ mơi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời, công bố công khai các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo dư luận xã hội, lên án đối với các hành vi vi phạm và răn đe đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm.
Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học. Đưa nội dung tuyên truyền vào tiết chào cờ ngày thứ Hai đầu tuần, giờ sinh hoạt ngoại khóa; nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào việc nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường, khơng xả rác thải bừa bãi, bỏ rác vào thùng rác đúng nơi quy định và phân loại rác thải tại nguồn. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường của học sinh tại các trường học. Tổ chức các Hội thi tìm hiểu về mơi trường cho các bậc Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên tuyền viên của huyện về công tác bảo vệ môi trường, nhất là kỹ năng truyền thông môi trường. Đồng thời, cung cấp tài liệu để nghiên cứu, tuyên truyền, vận động nhân dân tích tham gia công tác bảo vệ môi trường. Tuyên truyền,
52
phổ biến kiến thức phân loại rác thải tại nguồn cho các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ; làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện khi tỉnh triển khai đề án phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn toàn huyện. Các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải thực hiện phân loại chất thải tại nguồn và thực hiện thu gom, xử lý đúng quy định đối với các loại chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải nguy hại. Thống kê lượng rác thải y tế phát sinh từ các trạm y tế xã, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn huyện để có các giải pháp quản lý hiệu quả.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức thức chấp hành pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội; nâng cao hiệu quả phối hợp của Ủy ban MTTQVN, các tổ chức thành viên và cơ quan tài nguyên môi trường các cấp trong việc tuyên truyền, vận động, giám sát quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ mơi trường đảm bảo chặt chẽ, thống nhất. Tích cực triển khai tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng, đồng thời phát hiện, ngăn chặn, kịp thời xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Đây là một giải pháp nhằm huy động ở mức cao nhất sự tham gia của các tổ chức kinh tế, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân trong thực thi và giám sát việc thực thi chính sách bảo vệ mơi trường để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức của cộng đồng, xã hội hoa có thể sử dụng các hình thức sau:
Vận động nhân dân đóng góp cơng sức cùng với chính quyền, các cơ quan chức năng tham gia trồng cây xanh trong các khu dân cư, khu công cộng. Giao trách nhiệm cho các hộ dân phải tự chăm sóc cây xanh trồng trước nhà mình, chăm sóc cây xanh nơi cơng cộng. Huy động học sinh, đoàn viên, thanh niên tham gia vào các cơng tác tình nguyện, phối hợp với đồn thanh niên để mỗi đoàn viên trở thành những tuyên truyền viên về chăm sóc cây xanh, bảo vệ mơi trường, thực hiện nếp sống văn hóa văn minh.
Người dân cần nâng cao nhận thức về hiện trạng môi trường, nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường, các biện pháp BVMT. Ở nhiều địa phương, người dân nên ký cam kết BVMT và đưa nội dung cam kết gắn với việc thực hiện quy ước
53
nếp sống văn hóa của địa phương. Đồng thời chủ động thực hiện các hoạt động chung sức BVMT, tự giác đóng góp kinh phí để đầu tư cho việc thu gom, xử lý rác thải. Ngồi ra, ngành tài ngun và mơi trường phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các tổ chức thành viên phát động các phong trào BVMT trong quần chúng nhân dân. Đồng thời nhiều mơ hình BVMT của các tổ chức, đồn thể được xây dựng và đem lại hiệu quả thiết thực như: Tuyến đường phụ nữ tự quản; tổ cựu chiến binh tự quản BVMT; cơng trình thanh niên BVMT; các đoạn đường thanh niên tự quản...
Xây dựng chính sách huy động cộng đồng tham gia cơng tác quản lý môi trường, giám sát thực thi pháp luật về BVMT. Xây dựng các quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của cộng đồng. Xác lập cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính sự nghiệp và thực hiện một cách cơng bằng, hợp lý đối với tất cả các cơ sở nhà nước và tư nhân khi tham gia BVMT. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về BVMT ở địa phương. Khuyến khích mở rộng các phong trào tình nguyện tham gia trong cơng tác BVMT.