Giới thiệu khái quát về UBND quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ tại UBND quận tây hồ (Trang 30 - 35)

8. Kết cấu của đề tài

2.1. Giới thiệu khái quát về UBND quận Tây Hồ

2.1.1. Lịch sử hình thành; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaUBND quận Tây Hồ UBND quận Tây Hồ

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Quận Tây Hồ được thành lập từ các phần của quận Ba Đình và huyện Từ Liêm theo Nghị định số 69/CP ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ Việt Nam.

Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24,0km2 trong tổng số hơn 17.878 ha (chiếm 13,4%) diện tích đất khu vực nội thành Hà Nội, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng. Tây Hồ là quận lớn thứ 4 về diện tích đất tự nhiên sau quận Hà Đơng, Long Biên và Hồng Mai.

- Phía đơng giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sơng Hồng;

- Phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm;

- Phía nam giáp quận Ba Đình (với ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên và đường Hoàng Hoa Thám), Cầu Giấy;

- Phía bắc giáp huyện Đơng Anh với ranh giới tự nhiên là sơng Hồng;

- Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam.

Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới Quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía bắc và phía đơng là sơng Hồng chảy từ phía bắc xuống phía nam. Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ cơng truyền thống. Với các cơng trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xung

quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.

Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh.

2.1.1.2. Chức năng

UBND là cơ quan hành chính nhà nước của nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là

cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.[17;3]

UBND quận Tây Hồ với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, UBND là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND quận Tây Hồ có chức năng quản lý nhà nước, vì quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của UBND. Trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, UBND quận có quyền ban hành các cơ chế, quy định chính sách phù hợp với thực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và thu hút đầu tư nước ngồi.

UBND quận Tây Hồ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức cán bộ, biên chế và công tác của UBND quận Tây Hồ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên.

2.1.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn

UBND quận Tây Hồ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. UBND quận Tây Hồ có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ, chương trình cơng tác tuần, tháng, năm đã

đề ra, quản lý chỉ đạo, hướng dẫn các Phường trong hoạt động quản lý Nhà nước. UBND quận Tây Hồ thực hiện nhiệm vụ của mình theo Luật Tổ chức chính quyền ngày 19/6/2015 là:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trung hạn và hàng năm của quận. Xây dựng kế hoạch đầu tư và xây dựng các cơng trình trọng điểm của quận trình HĐND cùng cấp thơng qua, quyết định, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch;

- Xây dựng chương trình, cơng tác hàng năm của UBND quận, các

biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND quận về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng thơng qua các báo cáo của UBND quận trước khi trình HĐND; - Xây dựng quy chế làm việc của UBND quận, công tác tổ chức bộ máy và thực hiện chế độ quản lý cán bộ theo phân cấp và quy định của Nhà nước. Bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân do UBND quận trực tiếp quản lý;

- Kết luận những đơn thư, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ của UBND quận quản lý hoặc những nhiệm vụ phức tập theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo;

- Kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của tập thể nói chung và của mỗi cá nhân nói riêng;

- Giải quyết những vấn đề khác có liên quan đến UBND quận mà pháp

luật đã quy định thuộc thẩm quyền của quận.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ

UBND quận Tây Hồ tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, đi đôi với phát huy trách nhiệm của từng thành viên, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Xây dựng và phát triển quận về nhiều mặt nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân.

+ Giúp việc cho Chủ tịch UBND là 03 Phó Chủ tịch phụ trách các lĩnh vực: Kinh tế, Văn hoá - xã hội, Đất đai – Trật tự xây dựng. Các Phó Chủ tịch UBND quận phân công, chỉ đạo công tác hoạt động trong lĩnh vực phụ trách, chỉ đạo điều hành hoạt động một số phòng ban thuộc lĩnh vực quản lý.

+ UBND quận gồm 12 phịng, ban chun mơn, các tổ chức chính trị -

xã hội và các đồn thể; các trung tâm trực thuộc và các đơn vị hiệp quản. Trong đó có phịng Nội vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ tại UBND quận.Trong mỗi phịng có một trưởng phịng, 03 phó phịng và các chun viên.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ tại UBND quận tây hồ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w