Hệ thống phế tích kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc pháp tại vườn quốc gia ba vì trong phát triển du lịch (Trang 28 - 30)

2.1.2 .Cơ cấu tổ chức và hoạt động

2.2. Hệ thống phế tích kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì

2.2.1. Lịch sử xây dựng

Những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đến đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển kiến trúc, đô thị hiện đại ở Việt Nam. Cùng với các đơ thị lớn được hình thành ở các vùng đồng bằng, những thị trấn hay khu nghỉ dưỡng được xây dựng trên các vùng cao như Sa Pa, Hà Giang, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, Bà Nà... Đó là những bằng chứng thực tế sống động về sự lựa chọn vị trí, hoạch định cấu trúc, tạo diện mạo kiến trúc bản địa, sử dụng vật liệu địa phương cũng như thái độ tôn trọng và cách ứng xử phù hợp với đặc điểm địa hình, mơi trường tự nhiên vốn có.

Nằm cách trung tâm Thủ đơ hơn 60km về phía Tây, với khí hậu núi cao trong lành và mát mẻ, từ những năm 1930 - 1940, người Pháp đã quy hoạch núi Ba Vì trở thành khu nghỉ dưỡng quy mô. Theo tài liệu của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, khu vực núi Ba Vì được Cơng sứ Sơn Tây G.Tucat đánh giá cao: “Thứ nhất, đường từ Hà Nội lên Ba Vì rất thuận tiện. Khoảng cách từ Hà Nội đến cốt 1.000 chỉ có 67km. Tồn bộ chỉ có 12km đường núi. Độ dốc của núi Ba Vì khơng q 10% (ở Tam Đảo là 14%, thậm chí 16%). Thứ hai, khí hậu ở Ba Vì khơng ẩm ướt như Tam Đảo. Nhiệt độ không thay đổi quá nhiều (thấp nhất là 17,8oC, cao nhất là 29,6oC)”. Bởi vậy, theo Cơng sứ G.Tucat: “Khu núi Ba Vì sẽ trở thành khu nghỉ dưỡng mang lợi ích cao hơn Tam Đảo...”.

Đến năm 1944, người Pháp xây dựng nhiều cơng trình trên núi Ba Vì. Căn cứ vào nền móng và dấu vết để lại cùng tư liệu lưu trữ, người ta nhận ra tại khu vực cốt 600 - 800 từng hiện hữu một thị trấn sầm uất với khách sạn, biệt thự, nhà đại tá, nhà trung tá, nhà thờ, khu trại hè, cô nhi viện. Khơng chỉ có vậy, ở cốt 1.100, người Pháp cịn xây dựng sân bay trực thăng cùng nhà điều hành. Những cơng trình này được kết nối với nhau thơng qua con đường chạy từ chân núi lên tới đỉnh.

Tuy nhiên, từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do chiến tranh nên các cơng trình trên núi Ba Vì hầu hết bị bỏ hoang, bị người dân phá dỡ để lấy nội thất và vật liệu xây dựng. Theo thống kê, đến nay tại VQG Ba Vì vẫn cịn khoảng 200 nền phế tích.

19

2.2.2. Giá trị kiến trúc nghệ thuật

Trong thời kỳ Pháp thuộc, về mặt xây dựng, các kiến trúc sư Pháp đã để lại một số lượng đáng kể những cơng trình kiến trúc có giá trị to lớn, chúng trở thành tài sản quý giá của nhân dân ta. Cũng qua những cơng trình kiến trúc này, chúng ta tiếp xúc được nền văn minh chung của nhân loại.

Khảo sát của Hội Kiến trúc sư Việt Nam tại Vườn quốc gia Ba Vì cho thấy, những gì về cấu trúc đơ thị, hệ thống đường của người Pháp quy hoạch và xây dựng xưa đều được tôn trọng. Khảo sát cũng cho thấy, đến ngày hôm nay, da thịt của vườn quốc gia vẫn được bảo tồn tốt. Đặc biệt là các phế tích, cảnh quan được tìm thấy, được phát lộ để trở thành điểm tham quan cho khách du lịch. Cốt 400 ta thấy có 13 cơng trình được can thiệp trong số 29 cơng trình thời Pháp. Ở đây có xuất hiện xu hướng xây dựng một khu nghỉ dưỡng mang tính phổ thơng. Chúng ta thấy xu hướng này hợp lý ở cốt thấp. Riêng cốt 600, 700 với quy mơ 55 cơng trình khách sạn, thực chất chúng ta mới xây dựng trên nền phế tích là chính.12 cơng trình trên 82 cơng trình từ thời Pháp. Theo các kiến trúc sư giá trị nhất của hệ thống kiến trúc ở đây chính là việc tạo ra một quần thể các cơng trình xây dựng đã gần như bị “lẫn” vào trong rừng cây nhiệt đới rậm rạp. Dường như chẳng có gì được xây ở đó. Các ngơi nhà được các kiến trúc sư nghiên cứu thiết kế cẩn trọng từng vị trí một, “né” từng gốc cây, chọn từng góc nhìn...

Tiểu kết

Trong chương 1 của đề tài, nhóm nghiên cứu đã trình bày có hệ thống các vấn đề có tính lý luận về bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị di sản phục vụ cho phát triển du lịch, bao gồm các khái niệm về di sản, bảo tồn, khai thác, các cơ sở, quan điểm, nguyên tắc của bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng giới thiệu tổng quan về VQG Ba Vì và hệ thống phế tích kiến trúc Pháp tại đây. Những nội dung mang tính chất lý luận của chương 1 là tiền đề để nhóm tác giả vận dụng vào nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị của các phế tích kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì trong chương 2.

20

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ PHẾ TÍCH KIẾN TRÚC PHÁP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VƯỜN

QUỐC GIA BA VÌ

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc pháp tại vườn quốc gia ba vì trong phát triển du lịch (Trang 28 - 30)