Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc pháp tại vườn quốc gia ba vì trong phát triển du lịch (Trang 46 - 47)

2.1.2 .Cơ cấu tổ chức và hoạt động

3.1.Giải pháp chung

3.1.1. Đối với các cấp lãnh đạo và các ngành chức năng

Từ trước tới nay, các cấp lãnh đạo trong chính quyền cũng như các ngành chức năng đã có ý thức bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trong VQG Ba Vì. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, cần nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ người lãnh đạo trong chính quyền cũng như các ngành chức năng để có đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ và có tầm nhìn chiến lược để chỉ đạo đúng đắn đối với vấn đề tơn tạo và phát huy giá trị di tích

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, cần giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau góp phần nâng cao kiến thức, năng lực và kỹ năng cơng tác quản lí nhà nước về hoạt động văn hóa cơ sở, tranh thủ được nhiều nguồn lực viện trợ cho sự nghiệp phát triển văn hóa – lịch sử. Đặc biệt là đầu tư phát triển các di tích, quảng bá thương hiệu với cả nước và các nước trên thế giới

Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn là tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo vệ các giá trị phế tích Pháp. Ban quản lý và nhân dân địa phương nơi có di tích được sinh hoạt, học tập về luật di sản, bảo vệ văn hóa (nắm các văn bản pháp lý, nghe nói chuyện trực tiếp về di tích tại chỗ, hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng).

Chú trọng đầu tư và quy hoạch hợp lí cho từng dự án đối với các phế tích kiến trúc Pháp. Tính tốn, cân nhắc kĩ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể, rà sốt, phân loại từng loại hình phế tích Pháp để đầu tư có hiệu quả và chỉ đạo đúng hướng.

Chính quyền địa phương các cấp, quản lí chặt chẽ việc quy hoạch sắp xếp các dịch vụ, các hoạt động vui chơi giải trí hợp lí, tạo điều kiện để nhân dân địa phương có thêm thu nhập, nhưng bảo đảm tính văn hóa trong các hoạt động này, không để nảy sinh các hoạt động tiêu cực, đánh mất bản sắc văn hóa và mục đích tốt đẹp.

37

3.1.2. Đối với nhân dân và cư dân quanh khu vực

Tôn trọng và giữ gìn phế tích kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì. Nhân dân địa

phương phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ các giá trị gốc. Kiên quyết chống lại các hành vi xâm hại đến các phế tích Pháp. Nhưng trước hết, Ban quản lý di tích kể cả các nhân viên trong di tích thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nhân dân có ý thức thói quen, tình cảm bảo vệ và gắn bó với di tích tại chỗ.

Khuyến khích các hoạt động về nguồn: các em học sinh, đặc biệt là các

trường học ở gần VQG Ba Vì nên thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa hoặc dạy lịch sử địa phương tại thực địa, đồng thời làm vệ sinh chăm sóc mơi trường xung quanh di tích. Đây là hành động giáo dục có hiệu quả và thực tế nhất đối với thế hệ trẻ.

Huy động sức dân địa phương quay lại phục vụ nhân dân. Nguồn lực ấy

khơng cứ phải là kinh phí, mà có thể là cơng sức, trí tuệ, sự tham gia tích cực… một cách tự nguyện của nhân dân. Sức dân ở đây là sự nhiệt tình trong phục vụ nấu nướng hay nói cách khác, mỗi hộ gia đình ở địa phương là một cơ sở dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống cho khách tham quan du lịch. Như vậy, sẽ giảm đi tình trạng tập trung lưu trú đơng người ở quanh các khu di tích và các phế tích kiến trúc Pháp tại VQG làm ơ nhiễm mơi trường, mà cịn tạo điều kiện tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Khơng dừng lại ở đó, mỗi gia đình là tun truyền viên làm cơng tác hướng dẫn, quảng bá hình ảnh về di tích, vì khơng ai hiểu nơi đây bằng dân địa phương.

Một phần của tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc pháp tại vườn quốc gia ba vì trong phát triển du lịch (Trang 46 - 47)