2.1.2 .Cơ cấu tổ chức và hoạt động
2.2. Hoạt động bảo tồn các phế tích tại VQG Ba Vì
2.2.2.2. Nguyên tắc bảo tồn
Về nguyên tắc bảo tồn phế tích kiến trúc Pháp tại VQG Ba Vì, cũng theo GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thơng (Hội KTS Việt Nam) và TS.KTS Nguyễn Việt Huy (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội), trong thiết kế quy hoạch và kiến trúc khu nghỉ dưỡng Ba Vì, có nhiều ngun tắc can thiệp để bảo tồn và phát huy giá trị của phế tích kiến trúc, cảnh quan phục vụ nhu cầu du lịch. Về quy hoạch tổng thể, nguyên tắc can thiệp cơ bản nhất nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị cuả phế tích kiến trúc, cảnh quan cũng như đáp ứng tốt nhất các nhu cầu du lịch là kết nối các phế tích kiến trúc và cảnh quan trên các cốt khác nhau thành một hệ thống. Đối với thiết kế kiến trúc, để bảo tồn và phát huy giá trị cuả phế tích kiến trúc, cảnh quan phục vụ nhu cầu du lịch có nhiều nguyên tắc can thiệp khác nhau, đồng thời có thể sử dụng kết hợp các nguyên tắc, tùy vào giải pháp kiến trúc cụ thể.
Dưới đây là những nguyên tắc chính trong bảo tồn và phát huy giá trị của 27
phế tích kiến trúc, cảnh quan khu nghỉ dưỡng Ba Vì phục vụ nhu cầu du lịch:
Nguyên tắc 1: Kết hợp dựa vào phế tích kiến trúc và cảnh quan để xây
dựng cơng trình mới với chức năng mới tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hịa với khung cảnh. Nói cách khác, phế tích kiến trúc sống cùng (cộng sinh) với cơng trình kiến trúc mới, trong đó giá trị phế tích kiến trúc và cảnh quan được trân trọng, bảo tồn và cùng với kiến trúc mới phục vụ nhu cầu của cuộc sống đương đại.
Đối với những phế tích có diện tích lớn, là điểm nhấn của khu vực nhưng khơng cịn nhiều dấu tích để lại, giá trị lịch sử kiến trúc khơng điển hình, nên cần có sự can thiệp để phế tích trở lại với cuộc sống hiện tại, phục vụ cho nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa việc đưa kiến trúc không phù hợp với cảnh quan thiên nhiên , đồng thời phải gìn giữ các nét tiêu biểu, đặc trưng nhận diện của phế tích trong cơng trình kiến trúc mới, lồng ghép hài hịa giữa mới và cũ.
Trên thực tế, có thể thấy, khu vực bể bơi ngồi trời và nhà hàng của Melia Bavi Mountain Retreat giai đoạn 1 là minh chứng tốt nhất cho nguyên tắc 1 – Vừa tơn trọng di sản vừa hài hịa với cảnh quan và phục vụ hiệu quả nhu cầu du lịch đương đại
Nguyên tắc 2: Bảo tồn chính là bảo tồn phế tích kiến trúc và cảnh quan
lịch sử tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì. Có thể cho phép tác động < 5 % vào cơng trình phế tích, cảnh quan nhằm bảo trì chất lượng cho cơng trình.
Phế tích kiến trúc và cảnh quan được lựa chọn để bảo tồn nguyên trạng với tư cách là di sản lịch sử, như là một thành phần cảnh quan gợi nhớ về một thời kỳ đã qua. Đó là các phế tích kiến trúc, trải thời gian cộng sinh hữu cơ với cây xanh tạo thành một di sản độc đáo, hấp dẫn, chắc chắn là điểm đến phục vụ hiệu quả cho loại hình du lịch, thưởng ngoạn, khám phá ngoài trời. Đồng thời, kết hợp với tiến bộ của cơng nghệ số sẽ góp phần tái tạo đầy đủ ký ức của khu vực, nơi chốn.
Cơng trình tiêu biểu để bảo tồn là Nhà thờ đá trên cốt 800 do cha xứ Paul Seitz xây dựng trong những năm 1932-1940. Theo thời gian, nhà thờ kết hợp với
28
cây cối, cảnh quan xung quanh thành một thể thống nhất và tính nguyên sơ, huyền bí của Nhà thờ như được tăng thêm. Vì thế, Nhà thờ hiện nay là điểm thu hút đơng khách du lịch dù chưa có sự can thiệp
Nguyên tắc 3: Xây dựng mới đó là việc xây dựng cơng trình mới trong
điều kiện cho phép bên cạnh phế tích kiến trúc và cảnh quan. Đây là nguyên tắc có thể gây tranh cãi về lý thuyết, nhưng cần thiết và hợp lý trong thực tiễn theo hướng phát huy hiệu quả các giá trị của di sản, khơng để di sản bị bảo tàng hóa mà tạo điều kiện hợp lý để di sản tham gia phục vụ nhu cầu của cuộc sống đương đại.
Tuy nhiên, cơng trình kiến trúc mới phải đảm bảo không lấn át mà tôn thêm giá trị của cơng trình phế tích kiến trúc và cảnh quan. Theo ngun tắc này, có thể nhận thấy, nhiều vị trí trên các cốt 600, 700 và 800m đủ điều kiện để vận dụng, như: Xây dựng mới các biệt thự bên cạnh các phế tích được bảo tồn; Khu vực đồi thơng trên cốt 600m (Vườn trẻ thời Pháp), đủ diện tích và khơng gian để xây dựng mới thành khu nghỉ dưỡng cao cấp bên cạnh các phế tích cịn lại.
Ngun tắc 4: Phục dựng (hay phỏng dựng) cơng trình từ phế tích kiến
trúc và cảnh quan cho phép tác động từ 20% đến 80% vào phế tích. Phục dựng là một cách tạo cảm nhận hồi suy, có ý nghĩa giáo dục lịch sử và hấp dẫn du khách.
Việc phục dựng được thực hiện trên cơ sở: Quy hoạch định hướng tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị phế tích kiến trúc và cảnh quan của khu vực Vườn quốc gia Ba Vì; đánh giá các phế tích cịn lại tại chỗ và tư liệu lưu trữ tin cậy, như tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I.
Đối với các phế tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử và thẩm mỹ kiến trúc, đồng thời nằm ở vị trí đắc địa, thì cần có sự xem xét kĩ lưỡng để phục dựng lại cơng trình. Trong phục dựng, có thể đưa chức năng mới phù hợp nhu cầu của thời đại, nhưng giá trị lịch sử cần được trân trọng, bảo vệ. Trong giải pháp, tùy từng trường hợp có thể khơng phục dựng tồn bộ cơng trình mà chỉ một phần, bởi giữ lại nét dang dở của một phế tích trong tương quan chung của tổng thể và cảnh quan cũng là một giải pháp phục dựng hiệu quả.
29
Trong bối cảnh vườn Quốc gia Ba Vì, dựa theo tài liệu của người Pháp do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I cung cấp và kết quả khảo sát hiện trạng năm 2020, thì phế tích nhà Đại tá là một trong những cơng trình cần phục dựng.
Nguyên tắc 5: Bảo tồn và tôn tạo cảnh quan nằm trong khu bảo tồn –
Vườn Quốc gia Ba Vì, nơi có sự đa dạng về địa hình, cảnh quan với sự đa dạng của các lồi động, thực vật và khí hậu mát mẻ, khu nghỉ dưỡng Ba Vì có nhiều lợi thế rất khó tìm thấy ở các địa điểm khác quanh Hà Nội. Vì vậy, khi phát triển khu nghỉ dưỡng, trước hết, cảnh quan thiên nhiên hiện có của vườn quốc gia là đối tượng bảo tồn nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học, phục vụ mục tiêu giáo dục môi trường sinh thái tự nhiên và du lịch trải nghiệm, khám phá. Đó là cảnh quan diện rộng, bao gồm: Thảm thực vật nhiệt đới đa dạng với nhiều loại cây rừng, thảm cỏ,… trên các cao độ địa hình khác nhau với các điểm nhìn cảnh quan rộng mở về phía đồng bằng.
Bên cạnh đó, trong khu nghỉ dưỡng, các phế tích kiến trúc, trải thời gian đã bị nhiều loại cây xanh xâm thực. Đến nay phế tích kiến trúc cộng sinh với cây xanh trở thành một tổng thể cảnh kiến trúc - cảnh quan hữu cơ, hoàn chỉnh và có giá trị độc đáo, hấp dẫn du khách. Có thể đánh giá, đây là một phần của cảnh quan diện hẹp có giá trị gia tăng, phục vụ hiệu quả cho du lịch nên rất cần được nghiên cứu, khai thác theo hướng bảo tồn và tôn tạo cảnh quan.
Tôn tạo cảnh quan, nghĩa là tổ chức cảnh quan mới trên cơ sở lựa chọn có chủ ý chủng loại cây xanh bản địa để tạo nên dấu ấn đặc trưng của khu vực thiết kế. Cả trên phương diện tổng thể (diện rộng) và chi tiết cảnh quan (diện hẹp).
Nguyên tắc này, khi áp dụng trong khu du lịch nghỉ dưỡng, cho phép chủ động khai thác giá trị cảnh quan thiên nhiên, có ý nghĩa giáo dục thiên nhiên, mơi trường sinh thái. Đồng thời không những làm tăng chứ khơng làm giảm diện tích phủ xanh của khu vực rừng quốc gia Ba Vì mà cịn tạo nên sự đa dạng sinh học và tăng thêm giá trị của rừng quốc gia Ba Vì [5].
Một ví dụ thành cơng về việc bảo tồn và tơn tạo cảnh quan dựa trên thiên nhiên, đó là tận dụng khe suối, biến thành hồ cảnh quan mới cho cụm biệt thự – nghỉ dưỡng của Melia Bavi Mountain Retreat giai đoạn 1.
30