7. Bố cục bài nghiên cứu
1.3. Văn bản của Đảng, Nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị d
những vấn đề kìm hãm nhau khơng cùng phát triển. Đây chính là vấn đề đặt ra tầm quan trọng của ban quản lý và các cơ quan phụ trách các di tích lịch sử, di sản văn hóa trên cả nước nói chung và ban quản lý di sản Chùa Keo nói riêng.
1.3. Văn bản của Đảng, Nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị ditích, di sản văn hóa tích, di sản văn hóa
1.3.1. Văn bản của Đảng
Một đất nước được xem là phát triển, là một đất nước luôn luôn cân bằng được hai yếu tố là kinh tế và văn hóa. Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đa sắc màu với 54 dân tộc anh em, cùng với lịch sử trải qua nhiều nền văn minh với nhân loại. Những tư tưởng về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, di sản văn hóa đã được khẳng định trong cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998), hội nghị lần thứ 5, đã ban hành
Nghị quyết số 03/NQ-TW ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nghị quyết đầu tiên mang
tính đường lối, chủ trương, chính sách của 16 Đảng trên lĩnh vực văn hóa, mà cịn là tư duy lý luận văn hóa tồn diện và sâu sắc. Nghị quyết nêu rõ:
- Di sản văn hoá là tài sản vô giá, là sợi dây gắn kết cộng đồng dân tộc, là hồn cốt của bản sắc dân tộc, là tiền đề để khơi dậy sáng tạo ra những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Hết sức coi trọng công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể. Đây là tiền đề cho hoạt động
nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp của cha ông ta. - Bên cạnh nhiệm vụ đặt ra trước mắt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xây dựng lên các chính sách liên quan đến hoạt động bảo tồn, và phát huy giá trị di tích lịch sử, di sản văn hóa như sau: “Chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc hướng cả vào văn hóa vật thể và phi vật thể. Tiến hành sớm hoạt động kiểm kê, sưu tầm, chỉnh lí vốn văn hóa truyền thống (bao gồm văn hóa bác học và văn hóa dân gian) của người việt và các dân tộc thiểu số; biên phiên dịch, quảng bá kho tàng văn hóa Hán Nơm, bảo tồn các di tích lịch sử, di sản văn hóa và các danh lam thắng cảnh, các làng nghề thủ công, các nghề truyền thống… Trọng đãi các nghệ nhân bậc thầy trong các ngành, nghề truyền thống.”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 (Ban Chấp hành Trung ương khóa XI) đã
nhấn mạnh quan điểm bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO cơng nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. [1]
1.3.2. Văn bản của Nhà nước
Ngày 29/6/2001, Quốc hội đã ban hành văn bản số 28/2001/QH2001
Luật di sản văn hóa. Luật đã nêu rõ: “Nhà nước có chính sách khuyến khích
việc sưu tầm, biên soạn, dịch thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Nhà nước có chính sách khuyến
khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ cơng truyền thống có giá trị tiêu biểu; nghiên cứu và ứng dụng những tri thức về y, dược học cổ truyền; duy trì và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, giá trị về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác; Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống” [4]
Ngày 04/04/1984 ban hành Pháp lệnh 14 LCT/HĐNN, về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam - thắng cảnh. Căn cứ và Điều 46 và Điều 100 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh là tài sản vơ giá trong kho tàng di sản lâu đời của dân tộc Việt Nam. Để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh trong việc giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc, cần nâng cao kiến thức, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng mọi nhu cầu về thẩm mỹ và văn hóa của nhân dân, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, làm giàu đẹp kho tàng di sản văn hóa dân tộc và góp phần làm phong phú văn hóa thế giới. Tạo điều kiện đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ tập thể trong việc bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh. Đề cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cơng dân trong việc bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh.”
- Điều 12, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành
chính tương đương có trách nhiệm quản lý các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh tại địa phương mình.
- Điều 14, Tổ chức và cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc trực tiếp
bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh, tập thể và cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử, văn hóa có nghĩa vụ bảo quản thường xun di tích
lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh theo những quy định về bảo tồn của Nhà nước. Tổ chức và cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc trực tiếp bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh, tập thể và cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử, văn hóa có nghĩa vụ bảo quản thường xun di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh theo những quy định về bảo tồn của Nhà nước.
- Điều 15, Mỗi di tích lịch sử, văn hóa là bất động sản và danh lam,
thắng cảnh có từ một đến ba khu vực bảo vệ: Khu vực I là khu vực phải được bảo vệ nguyên trạng; Khu vực II là khu vực bao quanh khu vực I được phép xây dựng những cơng trình nhằm mục đích tơn tạo di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh; Khu vực III là khung cảnh thiên nhiên của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh. Các khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh được xác định theo chế độ do Hội đồng bộ trưởng quy định. Tất cả các hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực bảo vệ của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh phải được phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa.
- Điều 18, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và
đơn vị hành chính tương đương quyết định quy hoặc tu bổ, tơn tạo di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh do mình quản lý. Đề án tu bổ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa duyệt. Hội đồng bộ trưởng quyết định quy hoạch và đề án tu bổ, tơn tạo di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đặc biệt quan trọng. Hoạt động tu bổ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh phải bảo đảm nguyên trạng và tăng cường sự bền vững của di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh. Nhà nước khuyến khích việc đóng góp tự nguyện của nhân dân vào việc bảo quản, tu bổ, tơn tạo di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh.