Giải pháp về bảo quản tu bổ và phục hồi di tích

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa keo tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 70 - 73)

7. Bố cục bài nghiên cứu

3.2. Giải pháp về bảo quản tu bổ và phục hồi di tích

Di tích lịch sử là tài sản vơ giá mà các thế hệ ơng cha để lại và có vai trị quan trọng trong việc góp phần và sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc phát triển các lĩnh vực trên Đảng và Nhà nước những năm gần đây cực kì quan tâm đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, đặc biệt là với di tích lịch sử cấp quốc gia như Chùa Keo Thái Bình.

3.2.1. Bảo quản di tích

Bảo quan di tích là một trong những hoạt động mang tính nhân văn, thể hiện thái độ biết ơn đối với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” lâu đời của nhân dân ta. Hiện nay, Chùa Keo đang sở hữu kho tàng các hiện vật cổ, các tượng phật mà có thể bây giờ chỉ đến Chùa Keo mới được thấy. Đây được coi là nơi bảo quản nhiều di tích lịch sử lớn nhất trên khắp cả nước, vì lẽ đó mà việc đặt ra giải pháp bảo quản di tích với Ban quản lý và Sở VHTTDL tỉnh nhiều vấn đề trong khâu bảo quản.

Cần khảo sát và nghiên cứu thêm về các hiện vật mà nhà Chùa hiện đang lưu giữ, có thể kết hợp với Bảo tàng tỉnh Thái Bình để có những phương hướng tiến hành bảo quản để hiện vật không bị hư hại thêm theo thời gian.

Tổ chức kiểm kê hiện trạng, số lượng các hiện vật theo quý và theo năm để đảm bảo sự hiện diện và tồn tại của hiện vật, tránh được việc bị trộm làm của riêng hay bị thất lạc hiện vật.

Khảo sát và tổ chức nghiên cứu về kiến trúc của Chùa Keo để đảm bảo cho những lần tu bổ sau hiện trạng của di tích khơng bị xê dịch gây mất mỹ

quan và đảm bảo giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa của di tích.

Đã là di tích cấp quốc gia thì khi tiến hành bảo quản và tu bổ cũng cần chú ý từ những chi tiết nhỏ nhất, khu vực dân cư xung quanh cần chủ động phối hợp để cùng tham gia quản lý, bảo vệ khuôn viên nhà Chùa.

Khi tiến hành phục hồi một hạng mục trong khn viên của Chùa Keo, bắt buộc phải có khảo sát, đánh giá từ nhiều cấp độ của khảo cổ học đặc biệt là phải có sự thanh tra của pháp luật, phải lập thành dự án và có đơn vị chuyên môn tiếp quản. Mọi nghiên cứu và phát hiện trong q trình bảo quản và tu bổ di ti tích Chùa Keo cần phải lập thành hồ sơ làm căn cứ khoa học trong hoạt động tu bổ về sau. Một công trình khi được tiến hành tu bổ phải có đầy đủ sau những nghiên cứu kĩ lưỡng.

3.2.2. Tu bổ và phục hồi di tích

Chùa Keo được xây dựng năm 1630 theo phong cách kiến trúc thời Lê, trải qua tuổi thọ hơn 400 năm Chùa Keo đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1689, 1707, 1941, 2004,… Trong đó hai cuộc trùng tu lớn nhất là năm 1941 được sự giúp đỡ từ Trường Viễn Đông Bác Cổ ở Pháp, sau cuộc trùng tu này Bộ VHTT và DL đã xếp Chùa Keo Thái Bình thuộc vào hàng những di tích đạt đến độ “kiến trúc vàng”, cuộc trùng tu thứ hai diễn ra vào năm 2004 đây được coi là cuộc trùng tu lớn nhất đến nay của Chùa Keo khi kinh phí đầu tư vào lên tới 19 tỉ đồng. Trải qua nhiều cuộc trùng tu mà Chùa Keo vẫn giữ được dáng vẻ y nguyên như thuở ban đầu, khiến cho những người lần đầu đặt chân đến nhà Chùa cũng phải trầm trồ về lối kiến trúc gỗ hết sức đặc biệt, thể hiện cái tài của người nghệ nhân thế kỉ 16, 17.

Giải pháp cho việc tu bổ và phục hồi di tích này là gì mà để cho di tích hàng trăm năm tuổi sau nhiều lần trùng tu vẫn giữ được nguyên những nét như thời mới khai sinh.

kiểm kê các di tích trên địa bàn tỉnh Sở VHTT và DL đã tập trung và hoạt động nghiên cứu, điều tra và xem đây là một việc làm thường xuyên để xem xét và đánh giá khả năng hiện diện và tồn tại của di tích. Việc của Ban quản lý di tích Chùa Keo là chủ động phối hợp, cung cấp đầy đủ những thông tin, bằng chứng, cơ sở lý luận, các di vật lịch sử gắn liền với từng thời kì phát triển của nhà Chùa để làm hồ sơ cho di tích lịch sử.

Ban quản lý di tích chủ động về hoạt động đề xuất về công tác đầu tư xây dựng và tôn tạo di tích, các cơng trình đang và đã có nguy cơ xuống cấp trong khn viên nhà Chùa, thì cần có sự chủ động làm đề xuất lên cơ quan quản lý để cung cấp nguồn xuống tu bổ và xây dựng, nguồn vốn đến từ các nguồn khác nhau như ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí từ cơng tác xã hội hóa.

Tổ chức giáo dục và tuyên truyền đến cộng đồng hoạt động tu bổ và tơn tạo, đây là hoạt động tích cực giúp cho người dân hiểu được giá trị của di tích nơi mà họ đang sống gần, chủ động trong ý thức bảo quản di tích ở nơi mình sống. Đồng thời, việc giáo dục này cũng tránh được các đối tượng xấu có ý định phá hoại, đập phá di tích hoặc có những hành động gây ảnh hưởng đến di tích.

Tiến hành đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên qua đến di tích Chùa Keo. Thực tế đã từng diễn ra tại Chùa Keo và tại một số di tích khác trên địa bàn huyện Vũ Thư đó là hoạt động liên quan tới tu bổ, tơn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (lấn chiếm đất đai di tích, tu bổ di tích sai nguyên tắc, lợi dụng việc phát huy giá trị di tích để trục lợi.) chậm được xử lý và khắc phục kịp thời. Điều này dẫn tới thực tế là Luật Di sản văn hóa chưa được các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành. Do đó, chính quyền ở các cấp từ tỉnh đến địa phưuong, Ban quản lý di tích cần tăng cường cơng tác chống vi phạm di tích. Đặc biệt, nhân

dân xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư là nơi di tích thuộc đại bàn quản lý cần chủ động giám sát ngăn chặn và báo cáo với cấp có thẩm quyền giải quyết khi có vi phạm di tích xảy ra.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa keo tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w