Bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa keo tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 41 - 44)

7. Bố cục bài nghiên cứu

2.1. Hoạt động quản lý di tích Chùa Keo

2.1.1. Bộ máy quản lý

Từ khi Luật Di sản văn hóa được ban hành, đặc biệt là Thông tư số 09/TT-BVHTTDL ngày 14-7-2011 của Bộ VHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh có hiệu lực, cơng tác nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng có nhiều chuyển biến. Trên cơ sở đề nghị của chính quyền địa phương, Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh (nay sáp nhập về Bảo tàng tỉnh Thái Bình) đã phối hợp với Phịng Văn hóa - Thơng tin các huyện, thành phố thành lập Đồn khảo sát, nghiên cứu, lập hồ sơ di tích trình Hội đồng khoa học xem xét, trình UBND tỉnh cơng nhận. Việc lập hồ sơ di tích được thực hiện bài bản, chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý và khoa học theo quy định pháp luật. Giai đoạn 2009-2020, trung bình mỗi năm tồn tỉnh có từ 3-5 di tích được Bộ VHTTDL xếp hạng cấp quốc gia, từ 8-20 di tích được UBND tỉnh xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích sau khi được xếp hạng đều được các địa phương tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ theo quy định; phát huy vai trò giá trị di sản trong đời sống tinh thần thơng qua các sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn với lễ hội truyền thống ở mỗi địa phương. Cơng tác kiểm kê di tích cũng được ngành VHTTDL tỉnh đẩy mạnh nhằm quản lý chặt chẽ hệ thống di tích, tránh tình trạng di tích bị bỏ qn và xuống cấp. Đến nay, Sở VHTTDL đã phối hợp với các cơ quan chuyên mơn tiến hành 4 đợt tổng kiểm kê di tích vào các năm 1962, 1977, 2007, 2014. Trên cơ sở số liệu kiểm kê, Sở VHTTDL đã tiến hành phân loại theo thiết chế văn hóa và theo các loại hình di tích. Sở VHTTDL đã tổng hợp, phân loại các loại hình di tích. Hiện,

tồn tỉnh có 731 đình, 425 đền, 425 miếu, 869 chùa, 401 từ đường, 21 địa điểm lịch sử, 97 di tích thuộc các loại hình khác. Hệ thống các di tích này đã và đang được các cấp chính quyền, người dân các địa phương chung tay bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Trên cơ sở kết quả cơng tác kiểm kê, nghiên cứu, lập hồ sơ xếp hạng di tích, cơng tác bảo tồn, tơn tạo, chống xuống cấp di tích được quan tâm thực hiện hiệu quả. (6)

Theo số liệu của Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình, tính đến hết năm 2020, tồn tỉnh Thái Bình có 2.969 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật chùa Keo và Khu Di tích Đền Trần, lăng mộ các vị vua nhà Trần), 114 di tích quốc gia, 550 di tích cấp tỉnh và 2.138 di tích trong danh mục kiểm kê. Các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình đa dạng về loại hình, được phân bố rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh. Trong thời gian qua, cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái Bình đã được các cấp quản lý và các ngành liên quan quan tâm, đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn cịn khơng ít khó khăn, vướng mắc, đặt ra nhiều vấn đề đối với cơng tác quản lý di tích nơi đây. Một số nguyên nhân dẫn đến những vấn đề nêu trên là do hệ thống quản lý vẫn cịn mỏng về mặt lực lượng, chưa có những biện pháp tích cực trong khâu thanh tra, kiểm sốt dẫn đến những thiếu xót trong hoạt động quản lý bảo tồn và phát huy các giá trị tích cực tại các di tích, di sản trên địa bàn.

Những năm qua, cơng tác quản lý, bảo vệ di tích nói chung, các di tích được Nhà nước xếp hạng, di tích trong danh mục kiểm kê nói riêng ở tỉnh Thái Bình ln được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành VHTTDL Thái Bình quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh; phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Thực hiện Luật Di sản văn hóa, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 2319/QĐ-UBND ngày 11-6-2019 về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát

huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và Chỉ thị số 12/CT- UBND ngày 27-6-2019 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước ở một số lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Theo đó, UBND tỉnh Thái Bình giao cho Sở VHTTDL là cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh quản lý Nhà nước các di tích trên địa bàn tỉnh; UBND cấp huyện, thành phố quản lý các di tích trên địa bàn huyện, thành phố và trực tiếp quản lý di tích quốc gia đặc biệt, quần thể di tích; UBND cấp xã trực tiếp quản lý các di tích ở địa phương bao gồm di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh và đối tượng kiểm kê; các di tích thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì UBND cấp xã giao cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật. Đối với mỗi di tích lịch sử - văn hóa được Nhà nước xếp hạng, chính quyền địa phương cấp xã thành lập Ban quản lý di tích, số lượng từ 7-13 người. Thành phần gồm đại diện chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể quần chúng và chủ sở hữu di tích. Thực tế, với số lượng di tích được Nhà nước xếp hạng, tồn tỉnh hiện có hàng nghìn người là thành viên Ban quản lý các di tích, qua đó phát huy vai trị của các tổ chức, đồn thể trong việc huy động các nguồn lực xã hội, đóng góp kinh phí trùng tu, tơn tạo, bảo vệ các di tích. (7)

Như vậy, đối với một di tích đặc biệt như Chùa Keo đã được UBND tỉnh Thái Bình phân cấp quản lý đặc biệt cho Sở VHTTDL tỉnh quan tâm đặc biệt vận hành theo quy chế phân cấp từ trung ương đến địa phương, thơng qua các hình thức như thơng tư, quyết định,… do cơ quan có thẩm quyền kí và hướng dẫn thi hành là Thủ tướng Chính Phủ, Bộ VHTTDL, sở VHTTDL tỉnh Thái Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Chùa Keo – Thái Bình đều phải dựa trên các điều khoản pháp luật đã cơng bố trong Luật di sản văn hóa, cơ quan quản lý di tích là đơn vị chịu trách nhiệm thi hành các quyết định đã được phân

quyền theo cơ quan cao nhất là Bộ VHTTDL.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa keo tại huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w