.2 Nội dung chương trình đào tạo tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH truyền thông tim việt nam (Trang 44)

4 nội dung: Cụ thể chương trình đào tạo hội nhập chiếm 37%, đạo tạo văn hóa cơng ty chiếm 27%, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm 19% và thấp nhất là đào tạo kỹ năng mềm 16%. Nhìn chung chương trình nội dung được xây dựng đầy đủ về chun mơn – kỹ năng, kế hoạch chương trình đào tạo Cơng ty luôn hướng tới mục tiêu phù hợp với nhu cầu, mục đích và đối tượng được đào tạo.

Để đánh giá được hiệu quả chương trình đào tạo tác giả tiến hành khảo sát NLĐ về đánh giá nội dung đào tạo thông qua câu hỏi: “Đánh giá của anh/chị như thế nào về nội dung chương trình đào tạo của Cơng ty”. Kết quả thu về được là:

Biểu đồ 2.3 Đánh giá của người lao động về nội dung đào tạo

Đơn vị tính: %

37%

28% 19%

16%

Cơ cấu nội dung chương trình đào tạo tại Công ty Tim Việt Nam

Đào tạo hội nhập

Đào tạo văn hóa cơng ty Đào tạo chun mơn nghiệp vụ

45

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Theo kết quả khảo sát, nội dung các chương trình đào tạo của Cơng ty hồn tồn phù hợp chiếm 69%, chương trình đào tạo phù hợp một phần chiếm tỷ lệ 27%, và 13% tỷ lệ đánh giá nội dung đào tạo của Công ty không liên quan đến công việc mà họ đang thực hiện. Đây thực sự là một vấn đề cấp thiết trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo mà Cơng ty cần chú ý khắc phục để nhằm mục đích đào tạo gắn liền với vị trí cơng việc.

2.2.2.5 Xây dựng chương trình đào tạo

Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo Công ty tiến hành bước tiếp theo là xây dựng chương trình đào tạo với các chương trình học và thời gian thực hiện khơng cố định. Cụ thể, trong thời gian thực tập tại Công ty tác giả đã thu thâp thống kê được một số các chương trình đào tạo như sau:

Bảng 2.5 Các chương trình đào tạo cho cán bộ lãnh đạo tại Cơng ty Tim

STT Tên chương trình Thời gian

(Ngày) Nơi đào tạo

1 Kỹ năng đàm phán và giải quyết xung đột

2 ngày Tại Công ty

2 Quản trị marketing chiến lược 3 ngày Tại Công ty 3 Xây dựng chiến lược kinh doanh 3 ngày Tại Công ty

60% 27%

13%

Đánh giá của người lao động về nội dung chương trình đào tạo

Hồn tồn phù hợp Phù hợp một phần Không liên quan đến công việc

46

4 Xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp 2 ngày Tại Cơng ty

(Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự)

Nhìn vào bảng số liệu 2.5 ta có thể thấy các chương trình đào tạo của Công ty TNHH Truyền Thơng Tim Việt Nam khá phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của Cơng ty. Những chương trình đào tạo ở bảng trên là các loại chương trình về kỹ năng, kiến thức cần thiết cho cán bộ lãnh đạo làm việc tại Công ty. Điều này giúp họ quản lý, thực hiện tốt công việc và hoạt động kinh doanh của Công ty

Bảng 2.6 Chương trình đào tạo dành cho nhân viên khối hành chính STT Tên chương trình Thời gian (Ngày) Nơi đào tạo

1 Kỹ năng làm việc độc lập 2 ngày Tại Công ty 2 Kỹ năng làm việc nhóm 2 ngày Tại Công ty 3 Tin học văn phịng 10 ngày Tại Cơng ty 4 Kỹ năng lên kế hoạch 2 ngày Tại Cơng ty

(Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự)

Thơng qua bảng 2.6 trên có thể thấy chương trình đào tạo tin học văn phòng thật sự rất cần thiết đối với nhân viên văn phòng theo từng vị trị nhiệm vụ riêng nên có thời gian tương đối dài. Mặt khác, khơng chỉ phòng kinh doanh mới thường xuyên lên kế hoạch marketing kinh doanh mà nhân viên hành chính cũng thường xuyên phải lên kế hoạch xây dựng quy chế, tuyển dụng… nên chương trình đào tạo kỹ năng lên kế hoạch cũng được quan tâm đào tạo.

Bảng 2.7 Chương trình đào tạo cho cán bộ cơng nhân viên khối kỹ thuật

STT Tên chương trình Thời gian (Ngày)

1 Kỹ năng lắp đặt vận hàng camera 3 ngày 2 Kỹ năng xử lý lỗi hệ thống một số thiết bị viễn thơng 5 ngày

(Nguồn: Phịng Hành chính nhân sự)

Đối với nhân viên kỹ thuật của cơng ty địi hỏi phải có vững kiến thức chun mơn mới được tuyển dụng vào cơng ty nên chương trình đào tạo chỉ nghiêng về 2 vấn đề chính đó là kỹ năng lắp đặt vận hành camera và kỹ năng xử lý lỗi thiết bị viễn thổng để củng cố lại kiến thức, kỹ năng xử lý các lỗi thường gặp của điện thoại bàn. Điều này, giúp nhân viên thực hiện cơng việc tốt hơn.

47

Nhìn chung các chương trình đào tạo của Cơng ty phân rõ cho từng đối tượng tham gia. Mặt khác chương trình khá phong phú và phù hợp với tình hình thực tế của Cơng ty.

2.2.2.6. Lựa chọn hình thức và phương pháp đào tạo

Để lựa chọn các phương pháp đào tạo phù hợp với tình hình SXKD thì Cơng ty có thể lựa chọn 2 loại phương pháp đào tạo sau:

Do những năm qua bị tác động bởi đại dịch covid-19 nên Công ty triển khai cơng tác đào tạo ngay tại các phịng ban là chủ yếu. Công ty dùng phương pháp đào tạo như kèm cặp, học nghề, cầm tay chỉ việc. Những lao động đã có kinh nghiệm, kỹ năng hồn thành cơng việc tốt sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn những NLĐ mới, chưa đáp ứng được tay nghề thực hiện các cơng việc.

Bên cạnh đó, Cơng ty đã sử dụng một số phương pháp đào tạo hiện đại như đào tạo theo chương trình hóa với sự trợ giúp của máy tính và đào tạo trực tuyến qua các phần mềm như zoom, trans, google meeting…

Bảng 2.8 Phương pháp đào tạo tại Công ty giai đoạn 2019 – 2021

STT Phương pháp đào tạo

Đối tượng đào tạo Cán bộ quản lý Nhân viên Công ty Nhân viên khác 1 Đào tạo trong công việc

Kèm cặp, cầm tay chỉ việc + +

2 Đào tạo ngồi cơng việc

Tổ chức lớp cạnh doanh nghiệp +

Cử đi học các trường chính quy

Hội thảo, hội nghị Công ty + + +

3 Đào tạo dựa vào công nghệ

Đào tạo theo phương thức từ xa + + Đào tạo với sự trợ giúp của máy tính + +

Đào tạo trực tuyến + +

48

Nhìn chung, Cơng ty đã đã sử dụng một số phương pháp đào tạo áp dụng cho cán bộ quản lý là tổ chức lớp cạnh doanh nghiệp, hội thảo hội nghị Công ty, đào tạo theo phương thức từ xa, đào tạo với sự trợ giúp của máy tính và đào tạo trực tuyến. Bên cạnh đó, đối với đối tượng chỉ là nhân viên thì được Cơng ty đào tạo theo các phương pháp như đào tạo cán bộ quản lý chỉ thêm phương pháp kèm cặp, cầm tay chỉ việc. Tuy nhiên, đối với nhân viên khác Công ty áp dụng phương pháp đào tạo là kèm cặp, cầm tay chỉ việc, tham gia các hội thảo hội nghị của Cơng ty. Có thể đánh giá Cơng ty đã ứng phó và vận dụng kịp thời các phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung đào tạo và đối tượng tham gia đào tạo. Chính vì vậy, theo tác giả phương pháp đào tạo của Công ty khá hợp lý và đã phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.2.2.7. Lựa chọn giảng viên

Cơng ty TNHH Truyền Thơng Tim Việt Nam đã có lựa chọn giáo viên đào tạo tùy theo nhu cầu từng khóa học.

Cơng ty lựa chọn giáo viên đào tạo là người lao động của Công ty đảm nhận việc giảng dạy theo hình thức đào tạo cầm tay chỉ việc. Vậy nên, đòi hỏi những cán bộ đã được phân cơng nhiệm vụ phải là những người có kinh nghiệm, chun mơn, kỹ năng xử lý công việc nhanh để đảm nhận nhiệm vụ này.

Đối với giáo viên là người ngồi cơng ty: thường sẽ là các giảng viên được Công ty thuê từ trường đại học hoặc trung tâm đào tạo nghề về trực tiếp tham giảng dạy. Loại giáo viên ngoài thường sẽ chiếm chi phí cao hơn các giáo viên là người lao động của Cơng ty mình. Vì vậy, Cơng ty cần dựa vào chương trình đào tạo mà cân nhắc lựa chọn giáo viên cho phù hợp.

Mặt khác, Tác giả tiến hành khảo sát các học viên đã tham gia các lớp đào tạo nhằm đánh giá chất lượng giáo viên và thu được kết quả sau:

49

Bảng 2.9 Kết quả đánh giá giáo viên đào tạo tại Công ty

Giáo viên Số phiếu Rất tốt Tốt Đạt Chưa đạt Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Nội bộ 15 2 13,3% 6 40% 3 20% 4 26,7 % Ngồi Cơng ty 15 0 0 10 66,6% 5 33,4% 0 0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Qua bảng 2.9 kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn những người được khảo sát cho rằng kiến thức chuyên môn và khả năng truyền đạt thông tin của giáo viên là tốt, cụ thể: Giáo viên nội bộ đánh giá mức độ tốt chiếm 13,33% và tốt chiếm tỷ lệ 40% tương ứng 6 lá phiếu, đạt chiếm tỷ lệ 20% tương 2 lá phiếu, chưa đạt có tỷ lệ 26,7% với số phiếu tương ưng là 4. Cịn về phía giáo viên ngồi cơng ty thì chiếm tỷ lệ tốt là 66% với 10 lá phiếu và đạt có tỷ lệ 33,4% với 5 lá phiếu. Nhìn chung, những giáo viên đào tạo có trình độ chun mơn, kỹ năng giảng dạy nhưng chưa thật sự truyền tải được hết kiến thức. Và mặt khác thực tế vào những năm gần đây, công tác lựa chọn giáo viên đào tạo Công ty Tim thường tận dụng các nguồn lực có kinh nghiệm, tay nghề cao để giảng dạy thực hành thực tế phần thi công lắp đặt các thiết bị viễn thông.

2.2.2.8. Kinh phí cơng tác đào tạo a) Nguồn kinh phí đào tạo

Nguồn kinh phí đào tạo của Cơng ty được trích ra từ 2 nguồn chủ yếu:

Nguồn 1: Do Công ty TNHH Truyền Thơng Tim Việt Nam. Nguồn được trích ra từ 0,8% đến 2% từ phần lợi nhuận hàng năm của Công ty. Tùy theo hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu đào tạo nhân lực mà trích chi phí phù hợp.

Nguồn 2: Từ sự đống góp của cán bộ cơng nhân viên trong Công ty.

Thực tế, Công ty TNHH Truyền Thơng Tim Việt Nam dự trù kinh phí đào tạo bao gồm một số chí phí sau: chi phí giảng viên, chi phí thuê địa điểm, chi phí tài liệu học tập, chi phí hỗ trợ người tham gia đào tạo... Trong quá trình đi thực tập và thu

50

thấp số liệu thì kết quả thu được bảng ngân sách đào tạo của Công ty thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.10 Ngân sách đào tạo nhân lực của Công ty giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: triệu đồng Nội dung 2019 2020 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020

Chi phí đào tạo kế

hoạch 25.550 39.047 52.281 13.497 13.234 Chi phí đào tạo thực

tế 22.060 25.348 34.972 3.288 9.624

Chi phí đào tạo trung

bình/người/năm 1.500 1.700 2.000 200.000 300.000

(Nguồn: Phòng Kế tốn tài chính)

Mỗi năm để chi trả cho cơng tác đào tạo Cơng ty đã trích từ 0,8% đến 2% từ ngân sách doanh thu của công ty. Cụ thể vào năm 2019 chi phí đào tạo theo kế hoạch Cơng ty là 25.550 triệu đồng, chi phí đào tạo thực tế là 22.060 triệu đồng, chi phí đào tạo trung bình Cơng ty chi trả cho mỗi người tham gia là 1.500 triệu đồng. Bên cạnh đó vào năm 2020 chi phí Cơng ty đào tạo theo kế hoạch là 39.047 triệu đồng, chi phí đào tạo thực tế là 25.348 triệu đồng và chi phí đào tạo trung bình chi trả cho mỗi người cao hơn so với năm 2020 là 1.700 triệu đồng. Đặc biệt, cao nhất là vào năm 2021 chi phí đào tạo theo kế hoạch là 52.281 triệu đồng, chi phí đào tạo thực tế Cơng ty sử dụng là 34.972 triệu đồng, chi phí chi trả cho mỗi người là 2 triệu đồng. Chúng ta có thể đánh giá được sự chênh lệch chi phí đào tạo của Cơng ty qua các năm 2020/2019 chênh lệch chi phí đào tạo theo kế hoạch là 13.497 triệu đồng, chênh lệch về chi phí đào tạo thực tế là 3.288 triệu đồng và chi phí người tham gia đào tạo năm 2020 tăng 200.000 so với 2019. Mặt khác, sự chênh lệch chi phí đào tạo kế hoạch của năm 2021/2020 là 13.234, chênh lệch chi phí đào tạo thực tế là 9.624 triệu đồng và chi phí Cơng ty hỗ trợ cho người tham gia đào tạo năm 2021 tăng lên 300.000 so với năm 2020. Vấn đề này, phản ánh rõ sự quan tâm của cấp lãnh đạo Công ty trong việc đầu tư cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho nhân viên, đáp ứng được sự thay đổi trên thị trường lao động.

51

b) Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo

Một là, để phục vụ cho công tác đào tạo Công ty đã trang bị được một phòng lớn, bảng dạy, bút, bàn ghế, máy chiếu, máy tính dành cho giáo viên.

Hai là, Cơng ty đã trang bị một số loại máy móc hiện đại ở các bộ phận phịng ban nhằm phục vụ cho công tác kèm cặp tại chỗ như: máy vi tính, máy in, quạt điện…

Tuy nhiên, phịng học tập trung chỉ có tại văn phịng cơng ty và có hạn chế về diện tích. Thơng qua khảo sát bằng câu hỏi: “Anh/chị đánh giá như thế nào về cơ sở vật chất thiết bị phục vụ công tác đào tạo” và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.4 Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất thiết bị phục vụ công tác đào tạo

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Nhìn vào biểu đồ 2.4 về đánh giá cơ sở vật chất thiết bị phục vụ công tác đào tạo chúng ta có thể thấy việc trang bị cơ sở vật chất của Công ty chưa được tốt, tỷ lệ người lao động đánh giá trang thiết bị tốt chỉ chiếm 33% tương ứng với 5 phiếu, 47% tương ứng với 7 phiếu đánh giá cơ sở vật chất là bình thường và 7% tương ứng với 1 phiếu đánh giá cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo quá kém. Qua kết quả khảo sát có thể đánh giá được tình trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo của Công ty chưa được trang bị đầy đủ, chính vì vậy Cơng ty nên chủ động nguồn kinh

33%

47% 13%

7%

Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất thiết bị phục vụ công tác đào tạo tại Cơng ty

52

phí để đầu tư cho cơ sở vật chất trang thiết bị, phòng học nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực.

2.2.2.9. Đánh giá kết quả chương trình đào tạo

Theo bà Nguyễn Kim Thu – Phó phịng Hành chính nhân sự Cơng ty, tham gia hoạt động đánh giá kết quả đào tạo nhân viên tại Truyền Thông Tim Việt Nam hiện nay chưa được thực hiện tốt. Việc đánh giá kết quả chương trình đào tạo của Cơng ty chỉ mới tập trung vào mức độ là đánh giá phản ứng của học viên với chương trình đào tạo và đánh giá học tập. Còn đối với mức đánh giá cao hơn như đánh giá hành vi và đánh giá kết quả chung thì mới chỉ mang tính hình thức chung chung.

Việc thực hiện đánh giá chất lượng chương trình đào tạo sẽ được Cơng ty thực hiện ngay sau khi đào tạo xong hoặc sau khi đào tạo được 3 tháng. Sau khi khoá đào tạo kết thúc, các học viên được phát phiếu lấy ý kiến sau đào tạo nhằm thu thập thông tin và ý kiến của học viên về nội dung và chất lượng của chương trình đào tạo. Khi kết thúc khố học, các học viên trở về đơn vị làm việc, sau 3 tháng trưởng các phòng ban sẽ kiểm tra, đánh giá lại các học viên đó rồi gửi phiếu đánh giá cho phịng Hành chính nhân sự xem xét khả năng đáp ứng cơng việc và trình độ, kỹ năng sau đào tạo đạt loại gì. Phiếu đánh giá này sẽ cung cấp thơng tin về kết quả sau đào tạo có đạt yêu cầu cơng việc và chương trình đào tạo có sát với thực tế hay khơng? Học viên nắm bắt bài học và áp dụng vào cơng việc đến đâu, có hiệu quả khơng? Phương pháp đánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH truyền thông tim việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)