8. Kết cấu khóa luận
1.4. Những hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC cấp huyện
1.4.1. Cơng tác phân tích cơng việc, xác định vị trí việc làm
Theo tác giả Hà Thị Thanh Thủy trong cuốn Hoạch định nhân lực và phân tích cơng việc của Nxb Hà Nội: “Phân tích cơng việc là quá trình
nghiên cứu các nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện cơng việc” [16].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm: “Phân tích cơng
việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một các có hệ thống các thơng tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất cả từng cơng việc. Đó là việc nghiên cứu các cơng việc để làm rõ: ở từng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm gì, họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào, những máy móc thiết bị, cơng cụ nào được sử dụng, những mối quan hệ nào được thực hiện, các điều kiện làm việc cụ thể cũng như những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và các khả năng mà người lao động cần phải có để thực hiện cơng việc” [11].
Với chức năng trên, phân tích cơng việc là cơ sở cho công tác tuyển dụng, cũng là cơ sở của đánh giá, quy hoạch, bố trí sử dụng CBCC, hoạch định chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng công chức, đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện trả thù lao tương ứng một cách công bằng, hợp lý. Nếu không đảm bảo thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng quy trình sẽ nảy sinh nhiều vấn đề trong công tác quản lý bộ máy nhà nước như đánh giá thiếu chính xác, thiếu cơng bằng, phát sinh mâu thuẫn nội bộ, quyền hạn nhiệm vụ chức năng chồng chéo từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công tác của CBCC.