Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội quận Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển giáo dục phổ thông quận thanh xuân, hà nội (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội quận Thanh Xuân

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Thanh Xuân Xuân

2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

Theo lịch sử ghi lại, Thanh Xuân nằm trong vùng đất cổ có nhiều dấu ấn lịch sử văn hóa, gắn bó chặt chẽ với Thăng Long ngàn năm văn hiến, kề sát Kinh thành xưa có con đường Thượng Đạo - Lai Kinh cũ qua đất làng Mọc (Chính Kinh và Quan Nhân). Đầu thế kỷ XX, khi có con đường cái quan số 6 chạy qua địa bàn, Thanh Xuân trở thành cửa ngõ quan trọng ra vào Hà Nội, là cầu nối quan trọng với vùng Tây Bắc. Về đường thủy có sơng Tơ Lịch, theo sách Đại Nam nhất thống chí: “Sơng Tơ Lịch ở phía đơng thành (tỉnh Hà Nội) là phân lưu của sơng Nhị chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, quận Thọ Xương, chuyển sang mặt Tây qua quận Vĩnh Thuận, xã Nghĩa Đơ ở phía đơng quận Từ Liêm và các tổng Khương Đình, Quang Liệt, Cổ Điển, Ninh Xá quận Thanh Trì đến xã Hà Liễu vào sơng Nhuệ. Sơng Kim Ngưu ở phía bắc quận Thanh Trì xưa thơng với Tây Hồ, sau quá trình bồi lấp, nay nước sông từ địa phận trại Yên Lãng quận Vĩnh Thuận chảy xuống cầu Đá, qua địa phận các quận Thọ Xương, Thanh Trì, Thượng Phúc, Phú Xuyên rồi hợp về sông Nhuệ”.

Ngày 28/12/1996, quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Quận Thanh Xn có diện tích tự nhiên 908,32 ha, nằm ở phía Tây Nam của Thủ đơ Hà Nội, phía Bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy, phía Đơng giáp quận Hai Bà Trưng, phía Nam giáp quận Thanh Trì, phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đơng. Quận có 11 phường với dân số 27,8 vạn nhân khẩu.

22

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hai mươi hai năm xây dựng và phát triển của quận Thanh Xuân là khoảng thời gian ngắn ngủi trong chặng đường hơn 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Với sự trẻ trung, năng động, quận Thanh Xuân đang tạo nên cho mình một vị thế và sức sống mới. Diện mạo đô thị của quận ngày càng đẹp hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn. Dáng dấp của một đô thị hiện đại đang hiện hữu với sự hình thành của khu đơ thị Trung Hịa - Nhân Chính, các tồ nhà cao tầng và hàng loạt các khu chung cư cao cấp như: Hapulico, Golden Land, Starcity Lê Văn Lương, Imperia Garden, đặc biệt là Tổ hợp Royal City tại số 72A Nguyễn Trãi, được ví như một “Thành phố châu Âu” thu nhỏ,...; các tuyến đường Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương, Trường Chinh, Lê Trọng Tấn, hầm chui, đường sắt đô thị trên cao và nhiều tuyến đường mới trong quận được xây dựng, mở rộng; trụ sở làm việc của quận, phường và các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn được xây dựng bề thế, khang trang; các trường học, các nhà văn hoá phường được đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp, mở rộng đã tạo cho quận một diện mạo mới trên con đường hội nhập và phát triển, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đời sống của nhân dân... Từ một Quận cửa ngõ phía Tây nam, Thanh Xuân đã trở thành một Quận ở trung tâm phía Tây nam của Thủ đơ mở rộng theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Quốc hội (khóa XII). Từ địa bàn cịn ngun sơ đan xen giữa các phường và xã, giao thoa giữa cơng nghiệp và nơng nghiệp hình thành từ sự chia tách và hợp nhất về địa giới, quận Thanh Xuân đang chuyển mình mạnh mẽ theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp năng động, trở thành một đô thị văn minh, hiện đại.

Với vị thế là một Quận trung tâm ở phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội, quận Thanh Xuân đang phát huy tốt vai trò, tiềm năng, xây dựng quận Thanh Xn giàu đẹp, văn minh, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước. Trước mắt, quận tập trung cho việc thực hiện những mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quận lần thứ V (nhiệm kỳ 2015 - 2020), đó là: “Chủ động khai thác tiềm năng thế mạnh và phát huy mọi nguồn lực tạo tiền đề vững chắc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH quận

23

Thanh Xuân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại, gắn với nhu cầu dân sinh; đặc biệt là hệ thống giao thơng, trường học, thiết chế văn hóa cơ sở. Phát triển văn hóa, GD&ĐT cả về quy mô và chất lượng; đảm bảo an sinh xã hội, môi trường đô thị xanh - sạch - đẹp; nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Xây dựng Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; trọng tâm là đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tổ chức, cán bộ; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng ứng dụng cơng nghệ thơng tin và từng bước xây dựng chính quyền điện tử”.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển giáo dục phổ thông quận thanh xuân, hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)