Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển giáo dục phổ thông quận thanh xuân, hà nội (Trang 48 - 53)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Kết quả nổi bật

Được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn của Sở GD&ĐT; sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, toàn diện, hiệu quả của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, UBND quận, sự phối hợp của các phòng, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị quận và các phường; sự vào cuộc của toàn thể đội ngũ CB, GV, NV ngành GD&ĐT quận; sự quan tâm, cộng đồng trách nhiệm của cha mẹ HS trong tồn quận, cơng tác GD&ĐT quận đạt nhiều thành tích xuất sắc, có bước phát triển vượt bậc; hồn thành đúng tiến độ, đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch thực hiện giai đoạn I (năm 2016, 2017) Đề án “Phát triển GD&ĐT quận Thanh Xuân giai đoạn 2016-2020”.

41

Đầu tư xây dựng và sửa chữa trường lớp, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 05 trường, nâng tổng số trường công lập thuộc quận đạt chuẩn quốc gia là 31/40 trường (đạt tỉ lệ 77,5 %, cao hơn tỉ lệ trung bình của Thành phố là 19%).

Chỉ đạo thực hiện thành cơng nhiều mơ hình mới được Thành phố, Sở GD&ĐT đánh giá cao, các cơ quan báo chí, truyền hình đưa tin rộng rãi.

Với phương châm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học”, chất lượng giáo dục đại trà ổn định, bền vững, chất lượng mũi nhọn tăng cao vượt bậc. Ngành GD&ĐT quận được Sở GD&ĐT chọn làm địa điểm khai mạc nhiều Hội thi lớn (Giáo viên dạy giỏi Thành phố, Tuyên truyền viên giỏi về triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cấp Thành phố,…); đăng cai các chuyên đề chuyên môn ở các cấp học nhằm tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đơn vị trên toàn Thành phố.

Cơng tác quản lí các cơ sở giáo dục ngồi cơng lập đạt hiệu quả. Một số trường tư thục có chất lượng giáo dục tốt (MN Những Ngón Tay Bay, liên cấp TH - THCS Ngôi sao Hà Nội); các phòng, ban ngành và UBND 11 phường phối hợp chặt chẽ trong cơng tác quản lý các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Trong giai đoạn từ tháng 01/2016 đến tháng 6/2018, toàn ngành GD&ĐT quận đã kết nạp được 218 đảng viên mới, nâng tổng số CB, GV là đảng viên lên 829/1.631 (đạt tỉ lệ 50,8%, vượt 0,8% so với chỉ tiêu Kế hoạch giai đoạn I Đề án đề ra).

Năm học 2017-2018 là năm thứ tư liên tiếp ngành GD&ĐT quận được xếp vị trí thi đua thứ 1/30 Quận, huyện của Thành phố; năm thứ sáu liên tiếp được UBND thành phố Hà Nội tặng cờ “Đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong phong trào thi đua”; là Quận đầu tiên và duy nhất trên địa bàn Thành phố 02 năm liên tiếp đạt tuyệt đối 13/13 chỉ tiêu thi đua xếp loại xuất sắc.

2.3.2. Một số bất cập trong việc thực hiện chính sách giáo dục phổ thông tại quận Thanh Xuân thông tại quận Thanh Xuân

42

Bên cạnh những thành tích xuất sắc đạt được, việc triển khai thực hiện chính sách giáo dục phổ thơng tại Quận vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế như:

Quận có tốc độ đơ thị hố nhanh, số lượng dân cư tăng nhanh, quỹ đất dành cho xây dựng trường học ngày một thu hẹp nên số học sinh trên đầu lớp các cấp học MN, TH còn cao so với quy định của ngành, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện, gây áp lực cho các nhà trường trong kỳ tuyển sinh đầu năm học mới.

Một số ít trường MN diện tích hẹp, quy mơ nhỏ, khó khăn khi tổ chức các hoạt động cho trẻ và xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia.

Một số trường THCS (THCS Hạ Đình, THCS Phương Liệt) nằm trên địa bàn dân cư cịn khó khăn; đa số phụ huynh HS làm nghề tự do, nơi ở và thu nhập không ổn định nên chưa thực sự quan tâm giáo dục con em, cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường cịn khó khăn, chưa thường xun. Vì vậy chất lượng giáo dục của các trường THCS Hạ Đình, THCS Phương Liệt chưa cao.

Hiện nay, nhiều trường trong Quận còn thiếu biên chế GV, NV; các nhà trường phải kí hợp đồng GV, NV theo thời hạn 03 tháng nên GV, NV hợp đồng không thực sự yên tâm công tác và cống hiến lâu dài.

Một số GV vì lý do tuổi tác có tư duy lối mịn về chun mơn, tâm lý ngại học bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng, khai thác hiệu quả trang thiết bị công nghệ thông tin.

Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở một số ít trường học chưa thường xuyên, nội dung chưa phù hợp và hiệu quả chưa cao; vẫn còn đơn thư phản ánh về việc thu chi, quản lí dạy thêm, học thêm ở một số trường trong quận.

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

Quận đang trong q trình đơ thị hóa nhanh với nhiều nhà chung cư cao tầng làm tăng nhanh tỷ lệ dân số cơ học.

Đôi lúc việc chỉ đạo chưa thật tập trung; sự phối hợp để tổ chức thực hiện theo phân cấp quản lý chưa đồng bộ.

43

Kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số CB quản lý nhà trường còn hạn chế, chưa thực sự đồng đều.

Quỹ đất dành cho giáo dục khó khăn; nhiều trường MN xây dựng lâu có diện tích và quy mơ nhỏ.

Chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của các đoàn thể trong nhà trường, hội cha mẹ HS và các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục.

2.3.4. Bài học kinh nghiệm

Đầu tiên là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đề xuất tham mưu đối với các cấp ủy đảng, chính quyền; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong quản lí giáo dục. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc theo dõi, đơn đốc, giúp đỡ và quản lí HS.

Từ đó, thực hiện tốt cơ chế giao quyền tự chủ cho các trường, xác định, vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng các trường học. Thực hiện việc giao quyền chủ động cho GV đang trực tiếp giảng dạy biên soạn lại phân phối chương trình (kế hoạch dạy học) chi tiết các môn học, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của HS.

Bên cạnh, phải đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa giáo dục; đổi mới trong cách tiếp cận, huy động các nguồn lực của các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Cần có cơng tác thơng tin, tun truyền cần được đẩy mạnh, nhằm tranh thủ sự ủng hộ và tham gia của người dân trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo.

44

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, đề tài đã đề cập khái quát tình hình và đi sâu vào nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện thực hiện chính sách phát triển giáo dục phổ thông tại quận Thanh Xuân trong 3 năm đầu triển khai thực hiện Đề án số 1585/ĐA-UBND ngày 10/12/2015 về “Phát triển GD&ĐT quận Thanh Xuân giai đoạn 2016-2020”. Trên cơ sở những vấn đề lý luận ở chương 1, chương 2 của đề tài đã đi vào khảo sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển giáo dục phổ thông với 07 nội dung cơ bản. Nghiên cứu đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế và phân tích các nguyên nhân để làm căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức thực thi chính sách phát triển giáo dục phổ thông tại quận Thanh Xuân trong những năm tới.

45

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THƠNG TẠI QUẬN THANH

XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển giáo dục phổ thông quận thanh xuân, hà nội (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)