Hoạt động bảo tồn thông qua tổ chức sự kiện và đầu tư xây dựng cơ

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 55)

2.2.1.3 .Tổ chức biểu diễn

2.3.Hoạt động bảo tồn thông qua tổ chức sự kiện và đầu tư xây dựng cơ

cơ sở vật chất

2.3.1. Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm một số hoặc tồn bộ các cơng việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng; lập chương trình, kế hoạch; chuẩn bị các hạng mục cần thiết và tổ chức tiến hành các diễn biến của sự kiện trong một thời gian và không gian cụ thể để truyền đạt những thông điệp nhất định đến người tham gia sự kiện và xã hội, nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau của chủ thể tham gia vào sự kiện.

Tổ chức sự kiện nhìn chung là một loại hình kinh doanh dịch vụ rất đa dạng và phong phú do đó nó vừa chịu sự chi phối của đặc điểm kinh doanh dịch vụ nói chung và những điểm nổi trội của ngành truyền thông. Đối với Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu, tổ chức sự kiện cũng chính là một trong những hoạt động mang tính chủ đạo. Một mặt sự kiện nhằm tạo sân chơi cho các loại hình nghệ thuật, trị chơi dân gian, ẩm thực, góp phần quảng bá văn hóa dân gian Kinh Bắc, mặt khác nó cũng tạo nguồn thu nhập cho Khu Bảo tồn, giải quyết bài tốn về kinh tế trong văn hóa. Hoạt động tổ chức sự kiện của Khu Bảo tồn gồm tổ chức sự kiện của đơn vị vàký hợp đồng tổ chức sự kiện (trị chơi, biểu diễn các loại hình dân ca…) với các đối tác có nhu cầu.

Về sự kiện tại chỗ trong thời gian qua, Khu Bảo tồn đã tổ chức nhiều sự kiện thu hút đông đảo quần chúng và khách tham dự. Tại Khu Bảo tồn thường xun duy trì khơng gian ẩm thực Kinh Bắc, bao gồm các món đặc sản truyền thống như: bánh cuốn Mão Điền, nem Bùi Vàng, bánh trẻ Yên Phong, bánhphu thê (Đình Bảng),bánh đa, bánh đúc Đồng Ngư, bánh trôi, chay, bánh nếp, tẻ…Tổ chức cho khách đặt hàng ăn uống: các buổi hội họp, đồng ngũ, đồng niên, họp lớp, sự kiện giao lưu của một số gia đình. Năm 2019 đã có hơn 30 đoàn khách về tham dự các sự kiện do Khu bảo tồn tổ chức. Doanh thu từ sự kiện tại chỗ đạt khoảng 100 triệu đồng.

Cùng với đó Khu Bảo tồn cịn tổ chức các sự kiện dành cho thiếu nhi. Tiêu biểu có thể kể đến sự kiện Tết Trung Thu cho các em học sinh của địa phương trải nghiệm ẩm thực, múa lân rồng, làm đèn ông sao, làm bánh trung thu, tô vẽ mặt nạ, rước đèn ông sao đi quanh làng, phát quà, phá cỗ trông trăng (Phụ lục ảnh 16, tr.86) (Phụ lục ảnh 54, tr.108) thu hút hàng nghìn học sinh và phụ huynh. Cùng với đó trong năm 2020, đơn vị cũng đã tổ chức thành công Trại hè cho thiếu nhi. Đây là hoạt động trải nghiệm của gần 50 bạn nhỏ ở thành phố Bắc Ninh trong vòng 1 tuần. Tại Khu Bảo tồn, các em được trảinghiệm sống tự lập và tìm hiểu các giá trị văn hóa dân gian truyền thống. Những sự kiện này đã gây được tiếng vang cho Khu Bảo tồn và nhận được rất nhiều phản hồi tốt đẹp của nhân dân địa phương cũng như du khách.

Đối với các sự kiện ngoài đơn vị, đây được xem là một trong những hoạt động trọng tâm của Công ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành. Từ những hoạt động ban đầu có tiếng vang, Cơng ty đã ký được hợp đồng tổ chức sự kiện với nhiều đối tác. Chẳng hạn tổ chức Lễ hội tại Công viên Nguyễn Văn Cừ và Tượng đài Lý Thái Tổ chào mừng kỉ niệm 185 năm thành lập tỉnh và 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh; tổ chức Lễ hội hoa xuân tạiKhu đơ thị Splendora - An Khánh - Hồi Đức - Hà Nội Splendora với chủ đề “Tìm lại bản nguyên Tết Việt”; Fetival ký họa Đơng Nam Á tại thành phố Hà Nội… Nhìn chung, những sự kiện mà Cơng ty ký hợp đồng tổ chức đều có chất lượng cao, tạo được sự tin cậy, uy tín với đối tác.

2.3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

Để có cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị luôn được chú trọng quan tâm đầu tư xây dựng. Từ năm 2008, ông Nguyễn Thành Lai đã bắt tay vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như thuê đất, làm nhà thủy đình, vườn, ao, hồ, xây dựng khu trưng bày, nhà chứa Quan họ…Với phương châm “Bấc đến đâu, dầu đến đấy”, vừa xây dựng, vừa tổ chức hoạt động, lấy kinh phí từ hoạt động nọ bù cho hoạt

mới khánh thành giai đoạn 1. Từ năm 2019 bắt đầu tiến hành xây dựng giai đoạn 2 với dự kiến trưng bày và quảng bá cho văn hóa làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh, mỗi năm sẽ đưa một mơ hình vănhóa làng nghề truyền thống vào trưng bày trải nghiệm tại Khu Bảo tồn.

Hiện tại toàn bộ Khu Bảo tồn có diện tích mặt bằng 5000 m2, trong đó 1000 m2 là diện tích của gia đình ơng Lai, 4000 m2 là diện tích thuê của xã Ngũ Thái. Khu Bảo tồn được phân chia thành 3 khu vực: Khu ao nhà người Việt và Thủy đình biểu diễn; Khu tạo hình; Khu trưng bày. Trong năm 2020, đơn vị tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 và hoàn thiện các hạng mục Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu. Nhằm từng bước biến nơi đây trở thành một điểm tham quan, trải nghiệm và học tập về văn hóa của đồng bằng Bắc Bộ. Đầu tư thêm một số trang thiết bị, đạo cụ để phục vụ cơng tác biểu diễn cho chất lượng chương trình đạt chất lượng cao hơn.

Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị như âm thanh, ánh sáng, các đạo cụ phục vụ cho cơng tác biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian…cũng được chú trọng. Khó khăn nhất chính là việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nghệ thuật rối nước, từ việc đào ao, xây dựng nhà thủy đình cho đến việc đầu tư làm con rối…phải mất hàng năm trời mới xong. Ngồi ra cũng khơng thể khơng nhắc đến việc đầu tư mua ô tô dùng để chuyên chở các đạo cụ, trang thiết bị đi biểu diễn, tổ chức sự kiện, ô tô để Công ty dùng vào việc giao dịch, liên hệ cơng việc. Nhìn chung cho đến thời điểm hiện tại, Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu mới hoàn thiện giai đoạn 1. Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục được triển khai từ nay tới năm 2025 gồm các hạng mục nhà thờ dòng họ người Việt, nhà chứa Quan họ và khơng gian văn hóa các làng nghề vùng quê Kinh Bắc. Mặc dù vẫn còn nhiều hạng mục, nhiều trang thiết bị cần phải tiếp tục đầu tư xây dựng, mua sắm, nhưng những cơ sở vật chất hiện tại được trang bị sẽ là tiền đề và điều kiện để Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu ngày càng phát triển, tạo được hiệu quả

2.3.3. Tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá

Để mơ hình bảo tồn hoạt động hiệu quả thì một hoạt động khơng kém phần quan trọng là tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá. Đối với Công ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành, việc chủ động mời phóng viên báo đài về đưa tin, viết bài, làm phóng sự khơng chỉ góp phần quảng bá cho hoạt động của Khu bảo tồn mà cịn góp phần quảng bá cho những di sản văn hóa của tỉnh Bắc Ninh, của huyện Thuận Thành và di sản rối nước của làng Đồng Ngư. Từ khi đi vào hoạt động, Cơng ty đã tiếp đón rất nhiều phóng viên các báo, đài truyền hình Trung ương và địa phương như Đài truyền hình Việt Nam, truyền hình Truyền hình Cơng An Nhân Dân, Báo Nhân Dân, truyền hình Bắc Ninh về làm phóng sự và ghi hình trực tiếp tại Thủy đình của Khu bảo tồn nhằm giới thiệu nghệ thuật múa Rối nước và trò chơi dân gian đến với nhân dân cả nước.

Bên cạnh đó, Cơng ty cũng lập một trang website, facebook để đăng tải thơng tin hoạt động (Phụ lục ảnh 53, tr.107).Ngồi ra, hoạt động tuyên truyền, quảng bá cịn được tiến hành thơng qua việc tổ chức thành công các sự kiện lớn tại Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu. Các sự kiện Công ty tổ chức không chỉ thu hút khách ở địa phương mà cịn thu hút đơng đảo khách ở các tỉnh thành khác về dự. Chính những sự kiện có tiếng vang mà Cơng ty tổ chức đã góp phần làm cho “tiếng lành đồn xa”.

Nhiều tập đoàn, tổ chức, đơn vị biết đến Khu Bảo tồn đã ký hợp đồng thuê biểu diễn rối nước, tổ chức các trò chơi dân gian, biểu diễn quan họ và hoạt động trải nghiệm, ẩm thực…Bản thân ông Giám đốc Nguyễn Thành Lai cũng là một “tuyên truyền viên” rất đắc lực. Ơng Lai khơng bỏ lỡ một cơ hội nào để sẵn sàng đón tiếp, giới thiệu, quảng bá cho khách tham quan và phóng viên báo chí về hoạt động của Khu Bảo tồn cũng như những giá trị của các di sản văn hóa truyền thống của q hương mình. Có thể nói đây thực sự là hoạt động hiệu quả trong việc phát triển hoạt động bảo tồn di sản văn hóa của đơn vị.

TIỂU KẾT

Trong chương 2 nhóm tác giả đề tài nghiên cứu đã khảo tả và làm rõ thực trạng hoạt động của Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu trên 2 phương diện: bảo tồn những giá trị văn hóa vật chất và bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của vùng Kinh Bắc nói riêng và của người dân Việt nói chung.

Bên cạnh đó nhóm tác giả cũng đã làm rõ nội dung bảo tồn văn hóa của Khu Bảo tồn thơng qua việc tổ chức các sự kiện và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Theo đó, có 2 vấn đề nổi bật được nhóm tác giả rút ra từ thực trạng hoạt động của Khu Bảo tồn.

Một là những giá trị văn hóa truyền thống của người dân xưa được bảo tồn tại đây dưới dạng động, nghĩa là các giá trị đó được đưa vào hoạt động trải nghiệm, thực hành, được tái hiện trong bối cảnh đương đại.

Hai là để bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện đại hơm nay phải giải quyết được bài tốn kinh tế trong văn hóa, lấy hoạt động nọ ni hoạt động kia. Có như vậy việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống mới đem lại hiệu quả. Những bàn luận rút ra từ mơ hình, những giải pháp để mơ hình có thể được nhân rộng ra xã hội sẽ được nhóm tác giả làm rõ trong chương 3.

Chương 3

BÀN LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MƠ HÌNH BẢO TỒN VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG CỦA CƠNG

TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN RỐI NƯỚC THUẬN THÀNH

3.1. Đánh giá những thành công và hạn chế của mơ hình

3.1.1. Những thành cơng

Như nhóm tác giả đã trình bày tại chương 2, từ khi đi vào hoạt động, khoảng mười năm trở lại đây, từ khi chính thức đi vào hoạt động, mơ hình Khu Bảo tồn văn hóa dân gian do Luy Lâu Cơng ty TNHHMTV Rối nước Thuận Thành do ông Nguyễn Thành Lai sáng lập, đã mang lại nhiều thành cơng và hiệu quả, có tác động tích cực đến đời sống văn hóa và sự phát triển của địa phương, thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất: Mơ hình Khu Bảo tồn là chính là nơi đã lưu giữ được nhiều hiện vật liên quan đến văn hóa vật chất của người dân nơng thơn trong truyền thống. Đó là những vật dụng lao động và sinh hoạt hàng ngày như nồi đồng, cối xay, cối đá, thúng, mủng, dần sàng, nong, nia, cày bừa, cuốc xẻng, gầu tác nước, dụng cụ đánh bắt thủy sản…Những dụng cụ này không chỉ được bảo tồn ở dạng tĩnh mà còn được dùng để đưa vào hoạt động trải nghiệm, bảo tồn ở dạng động, giới thiệu cho người xem, nhất là lớp trẻ những công dụng, công năng của các hiện vật đó một cách sống động. Ngồi bảo tồn những hiện vật, Cơng ty còn tiến hành bảo tồn cả những giống gia cầm quý như Gà Đông Tảo, gà Hồ, gà ác, gà tre, gà ri, chim bồ câu, chim trĩ, vịt trời... và các loại các nơng sản sạch phục vụ cho văn hóa ẩm thực. Đây cũng chính là nét độc đáo tại Khu Bảo tồn.

Thứ hai: Khu Bảo tồn đã tạo đã sân chơi và “đất diễn” cho các loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương, góp phần tích cực vào chiến lược bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài nghệ thuật biểu diễn rối nước là mơn nghệ

nghệ thuật vẫn được gìn giữ ở địa phương được biểu diễn thường xuyên phục vụ khách tham quan. Ngoài ra phải kể đến việc tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống tại Khu bảo tồn và hoạt động dịch vụ tổ chức cho các đối tác tại các khu đô thị, các khu du lịch trong tỉnh và trong nước.

Thứ ba: Mơ hình của Cơng ty đã góp phần đào tạo ra nhiều diễn viên có tay nghề cao trực tiếp hoạt động biểu diễn nghệ thuật rối nước và các loại hình dân ca cổ truyền, đặc biệt là dân ca Quan họ, một di sản văn hóa độc đáo của Kinh Bắc và của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh.

Thứ tư: Mơ hình bảo tồn văn hóa dân gian đã có sự lan tỏa tích cực đối với cộng đồng. Đó chính là việc giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc cho thế hệ trẻ thêm hiểu và thêm yêu những di sản văn hóa của ơng cha. Nhiều năm qua, bản thân ông Nguyễn Thành Lai và nhân viên của Công ty đã trực tiếp biểu diễn, giới thiệu nghệ thuật rối nước cho thiếu nhi các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh bạn.

Thứ năm: Hoạt động của mơ hình đã tạo cơng ăn việc làm và thu nhập cho hàng trăm diễn viên, nghệ nhân của địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Từ một phường rối nước của địa phương hoạt động cầm chừng, có lúc tưởng như sắp tiến hành giải thể, với sự năng động nhạy bén của mình, ơng Nguyễn Thành Lai đã vực dậy đồn rối nước của Đồng Ngư phát triển. Hoạt động của Khu Bảo tồn đã tạo nên tiếng vang không chỉ trong tỉnh mà cịn với cả nước. Nhiều cơng ty, tập đồn, đơn vị, doanh nghiệp đã tìm đến ơng Lai, mời ký hợp đồng tổ chức sự kiện văn hóa, du lịch mời ơng tham gia tư vấn đào tạo diễn viên biểu diễn rối nước.

Có thể nói các hoạt động khơi phục giá trị văn hóa truyền thống của Cơng ty, đứng đầu là ông Giám đốc đam mê và ấp ủ thực hiện thành cơng, đã góp phần đưa văn hóa truyền thống xưa của cha ơng gần hơn với cuộc sống hôm nay, tạo nên dịng chảy liên tục của văn hóa dân tộc. Nhờ đó, nhiều bạn trẻ từ chỗ xa lạ với văn hóa truyền thống nay đã trở nên gắn bó, u thích và chủ động trở

giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng. Đồng thời khơng ít người cao tuổi vốn u mến văn hóa đã tìm thấy cơ hội “sân chơi” để thể hiện niềm đam mê và mong muốn đóng góp của mình. Chính sự thay đổi trong nhận thức của cộng đồng đã trở thành điểm tựa tinh thần để nhiều người đến với văn hóa truyền thống, góp phần tạo ra thị trường để có thể ni dưỡng nhiều loại hình di sản khác nhau.

3.1.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, mơ hình xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa của Cơng ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành tại Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu thời gian qua vẫn cịn có những hạn chế, bất cập.

Trước hết nhận thức của cán bộ và nhân viên Cơng ty về vai trị, ý nghĩa của di sản văn hóa đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và tồn diện, chưa được cụ thể hóa bằng các kế hoạch và chương trình cụ thể. Nguồn lực của địa phương cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa có nhưng chưa thật sự được quy tụ và định hướng vào những công việc thật sự cấp bách. Trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương, việc xã hội hóa cịn có lúc chưa tn thủ sự hướng dẫn và quản lý của chính quyền và cơ quan chun mơn dẫn đến

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 55)