Một số giải pháp phát huy mơ hình bảo tồn vănhóa truyền thống

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 71 - 72)

2.2.1.3 .Tổ chức biểu diễn

3.3.Một số giải pháp phát huy mơ hình bảo tồn vănhóa truyền thống

Từ nghiên cứu trường hợp mơ hình bảo tồn văn hóa của Cơng ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành, để mơ hình hoạt động thực sự có hiệu quả và nhân rộng, phát huy được thế mạnh và tiềm năng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trong quá trình đi vào hoạt động cần phải thực hiện một cách đồng bộ một số giải pháp chủ yếu:

3.3.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóatrong mọi tầng lớp nhân dân trong mọi tầng lớp nhân dân

Thực tế hiện nay, nhiều di sản văn hóa của dân tộc đang có nguy cơ bị mai một. Nhiều cá nhân tiêu biểu như ơng Nguyễn Thành Lai có hiểu biết, có niềm đam mê với vốn cổ của cha ông đã tự nguyện đứng ra thành lập Công ty, sáng tạo chủ động trong bảo tồn di sản. Tuy nhiên đối với cộng đồng, để việc bảo tồn di sản phát huy hiệu quả, đúng định hướng lại rất cần đến sự hiểu biết về pháp luật. Chính vì vậy việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di

Các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cần được kịp thời phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngồi ngành để nhanh chóng truyền tải những quy định của pháp luật về di sản văn hóa đến với đơng đảo nhân dân, với mục tiêu ngày càng nâng cao nhận thức và thu hút được sự tham gia tích cực của tồn xã hội, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của dư luận xã hội đối với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Tổ chức hướng dẫn các địa phương, đơn vị đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; một số cuộc thi tìm hiểu pháp luật về di sản văn hóa cần được phát trên sóng truyền hình, truyền thanh nhằm tuyên truyền sâu rộng nội dung của Luật; tăng cường xuất bản các ấn phẩm về Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để gửi các địa phương…

Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về di sản văn hóa ở các địa phương; chỉ đạo các địa phương chủ động trong công tác đấu tranh ngăn chặn vi phạm pháp luật về di sản văn hóa. Về phương thức hoạt động, cần tạo điều kiện tổ chức và hướng dẫn cho các tổ chức và các đơn vị xã hội ở cơ sở, trong đó, hết sức chú trọng việc khai thác tinh thần tự nguyện tự giác của quần chúng để mọi người coi việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa là vì mình và cho mình.

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 71 - 72)