2.2.1.3 .Tổ chức biểu diễn
3.2. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu mơ hình bảo tồn vănhóa
3.2.2. Khai thác tiềm năng và thế mạnh di sản vănhóa của địa phương
tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Tồn huyện có khoảng 126 điểm di tích, tiêu biểu như thành cổ Luy Lâu, Chùa Dâu - Tổ đình của Phật giáo Việt Nam, Khu di tích Lăng mộ và Đền thờ Kinh Dương Vương - Thủy tổ của dân tộc Việt Nam, Lăng và Đền thờ Sĩ Nhiếp - Nam giao học tổ, Chùa Tổ - thờ Phật và Tổ Mẫu Man Nương sinh ra Tứ Pháp, Chùa Bút Tháp - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia tượng Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay, Chùa Ngọc Khám - nơi có ba pho tượng Tam Thế đã được công nhận là bảo vật quốc gia, Thành cổ Luy Lâu… Bên cạnh đó, Thuận Thành cịn có các làng nghề truyền thống lâu đời: gốm Luy Lâu, tranh dân gian Đơng Hồ, tương Đình Tổ, nem Bùi Xá, đậu phụ Trà Lâm, đồng Đào Viên… cùng nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc như: hát Ca trù (Thanh Khương), hát Trống quân (Ninh Xá), đấu vật (Mão Điền và Hoài Thượng), múa rối nước ở Đồng Ngư (Ngũ Thái),..
Tuy nhiên, việc khai thác các tiềm năng này trên địa bàn huyện phục vụ cho việc phát triển du lịch và kinh tế còn hạn chế. Làm thế nào để biến những tiềm năng, lợi thế đó thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút được khách tham quan và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của địa phương. Đó là nhiệm vụ đặt ra cho ngành du lịch của tỉnh cũng như địa bàn huyện Thuận Thành. Thời gian qua, bằng những nỗ lực, nhạy bén của mình, ơng Nguyễn Thành Lai và Công ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành đã tích cực khai thác các tiềm năng di sản này vào hoạt động trải nghiệm, thực hành và bảo tồn. Nòng cốt và hạt nhân ban đầu của Cơng ty chính là biểu diễn rối nước, nghề truyền thống của làng Đồng Ngư. Dần dân trong quá trình hoạt động, nhận thấy sự liên quan giữa các u tố văn hóa truyền thống, ơng Lai và Công ty đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực tổ chức sưu tầm hiện vật, tổ chức trưng bày, trải nghiệm văn hóa, tổ chức các trị chơi dân gian, tổ chức các sự kiện biểu diễn quan họ, ca trù, hát xẩm, hát trống quân…tổ chức trải nghiệm ẩm thực truyền thống Kinh Bắc. Đây vốn là những thế mạnh tiềm năng của địa
3.2.3. Sự quan tâm của chính quyền và cơ quan quản lý
Để hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản nói chung và mơ hình hoạt động của Cơng ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành hoạt động có hiệu quả khơng thể không đề cập tới sự quan tâm vào cuộc, tạo điều kiện hỗ trợ của chính quyền địa phương cả về vật chất lẫn tinh thần và hỗ trợ về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2011, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030”.
Quy hoạch đã nhấn mạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, trong đó có gắn với các điểm di sản văn hóa tại vùng ven sơng Cầu như xây dựng khu du lịch miền Quan họ tại xã Hịa Long với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái làng quê; trải nghiệm và khám phá các giá trị văn hóa làng quê vùng Kinh Bắc, đặc biệt là dân ca Quan họ Bắc Ninh; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc,…Đến nay, các dự án nằm trong quy hoạch đang dần được triển khai tại các điểm trên toàn tỉnh. Tương lai gần, tỉnh Bắc Ninh là địa phương trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Riêng với bộ môn nghệ thuật múa rối nước truyền thống ở Đồng Ngư, ngày 6 tháng 10 năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số: 528/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án“Bảo tồn và phát huy giá trị Múa Rối nước làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”[15].
Mục tiêu của đề án nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa truyền thống của mơn nghệ thuật Múa Rối nước làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành; khích lệ, động viên sự sáng tạo các giá trị văn hóa trong cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội bền vững; Bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian Múa Rối nước Đồng Ngư trong giai đoạn phát triển mới, nhằm pháp huy vai trị của chủ thể văn hóa trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. “Hỗ trợ trang thiết bị và kinh phí hoạt động cho các
Dự án đã hỗ trợ cho 2 phường rối nước Đồng Ngư và Luy Lâu mỗi phường 01 bộ thiết bị âm thanh, ánh sáng; 01 nhà thủy đình di động; làm con trị một lần; kinh phí để mở các lớp dạy truyền nghề; Hỗ trợ kinh phí cho các phường múa rối nước làng Đồng Ngư định kỳ tổ chức biểu diễn tại thành phố Bắc Ninh (có luân phiên giữa các phường). Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp dạy truyền nghề (chủ yếu do Khu bảo tồn Văn hóa dân gian Luy Lâu tổ chức).
Đồng thời dự án cũng tiến hành việc “Lập hồ sơ khoa học và tư liệu hóa các tài liệu, hiện vật liên quan đến loại hình nghệ thuật Múa Rối nước Đồng Ngư” để lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận Múa Rối nước Đồng Ngư là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tổng số tiền của đề án là 16.940.000.000đ đồng (Mười sáu tỷ, chín trăm bốn mươi triệu đồng). Đây vừa là sự quan tâm thiết thực và hiệu quả của tỉnh Bắc Ninh đối với di sản rối nước của làng Đồng Ngư và Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu của cá nhân ông Nguyễn Thành Lai.
Bên cạnh sự quan tâm của tỉnh, Khu Bảo tồn của ơng Nguyễn Thành Lai cịn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, từ việc cho thuê mặt bằng diện tích sử dụng đến việc tạo điều kiện để Công ty tổ chức các hoạt động sự kiện ở Khu bảo tồn và ở địa phương. Hiện nay Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu có tổng diện tích 5000m2, trong đó 1000m2 là của gia đình ơng Lai, cịn lại 4000m2 là diện tích mà UBND xã Ngũ Thái tạo điều kiện cho thuê để hoạt động. Nhờ vậy mà Khu Bảo tồn đã có mặt bằng tương đối rộng rãi, phục vụ cho việc trưng bày, trải nghiệm và tổ chức các sự kiện để bảo tồn văn hóa truyền thống.