Sự hưởng ứng của cộng đồng xã hội

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 68 - 70)

2.2.1.3 .Tổ chức biểu diễn

3.2.4.Sự hưởng ứng của cộng đồng xã hội

3.2. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu mơ hình bảo tồn vănhóa

3.2.4.Sự hưởng ứng của cộng đồng xã hội

Trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thì sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng là một nhân tố quan trong, đóng góp vào thành cơng của mơ hình tư nhân bảo tồn văn hóa truyền thống.

Với mong muốn bảo tồn nét văn hóa của địa phương, phường rối nước Đồng Ngư ra đời từ sự đóng góp tinh thần và vật chất của người dân địa phương. Trải qua gần 30 năm hoạt động, đến nay phường rối nước Đồng Ngư đi biểu

Sự kết hợp hài hòa giữa những điệu nhạc, câu Quan họ và nghệ thuật truyền thần cho những con rối đã thể hiện được tâm tư, tình cảm của những người dân vùng Kinh Bắc.

Ông Nguyễn Thành Lai, Trưởng phường rối nước Luy Lâu, cho biết: “Thời gian ban đầu, khi phường rối Luy Lâu được khơi phục lại gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhà thì góp một cây tre, nhà thì khúc gỗ; người biết tạo hình thì đục đẽo, người biết sơn thì quét sơn để cùng nhau tạo thành các con rối để đi biểu diễn”.

Người dân tại thôn Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp những thông tin cần thiết về di sản Rối nước của địa phương để lập dự án (Dự án nghiên cứu, sưu tầm, phục hồi nghề Rối nước đặc sắc của địa phương).

Bên cạnh đó, nhân dân tại địa phương đã đóng góp quỹ để bảo tồn và phát huy các giá trị của văn hóa truyền thống trong tổng thể chung ngân sách của dự án. Đồng thời còn trực tiếp tham gia vào các hoạt động của dự án (Đặc biệt có đại diện của cộng đồng trong thành phần giám sát dự án).

Từ việc tham gia dự án, người dân địa phương đã có những chuyển biến trong nhận thức đối với những di sản di sản văn hóa của cha ơng từ ngàn xưa để lại. Nghệ nhân Dương Văn Giáo – thôn Đồng Ngư cho biết, việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nước Đồng Ngư gặp nhiều thuận lợi khi lớp trẻ đã quan tâm hơn đến môn nghệ thuật truyền thống. Thế hệ nghệ nhân cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm, gắn bó gần như cả cuộc đời mình với những con rối như ông bây giờ cịn lại khơng nhiều nhưng đều dốc sức truyền dạy cho các thế hệ kế cận. Đã gần 80 tuổi, nhưng cụ vẫn theo chân phường rối đều đặn đi biểu diễn ở khắp các vùng miền. Nhiều khi tuổi cao, sức yếu, lại ngâm mình trong nước lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng mỗi khi đón nhận những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả cụ lại thấy như trẻ ra, khỏe lại. Quan trọng hơn, theo cụ, biểu diễn cũng là để truyền đạt các kỹ năng cũng như sự nhiệt huyết cho giới trẻ. Để

thuật mà cịn là trách nhiệm đối với việc gìn giữ, bảo tồn những giá trị truyền thống quý báu, đặc sắc mà cha ông để lại.

Khơng chỉ dừng lại ở việc góp cơng sức, tiền của vào dự án khơi phục nghệ thuật rối nước, sự hưởng ứng của người dân địa phương đối với hoạt động bảo tồn còn thể hiện ở việc họ cho con em mình đến trải nghiệm tại Khu bảo tồn. Như nhóm tác giả đã trình bày ở chương 2, trong năm 2020, tại Khu Bảo tồn đã diễn ra sự kiện trại hè và Tết trung thu với hàng trăm em học sinh tham gia. Sự kiện tết Trung thu do Công ty tổ chức thu hút hàng ngàn người tham gia cùng với con em rước đèn ông sao xung quanh làng Đồng Ngư. Ngoài ra trong năm, nhiều gia đình ở địa phương cũng đã đăng ký tổ chức sự kiện gia đình tại Khu bảo tồn, thưởng thức Quan họ, rối nước và thưởng thức ẩm thực đồng quê. Điều đó chứng tỏ hoạt động của Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của đông đảo nhân dân địa phương và du khách.

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 68 - 70)