Những hạn chế

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 62 - 64)

2.2.1.3 .Tổ chức biểu diễn

3.1. Đánh giá những thành công và hạn chế của mô hình

3.1.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, mơ hình xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa của Cơng ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành tại Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu thời gian qua vẫn cịn có những hạn chế, bất cập.

Trước hết nhận thức của cán bộ và nhân viên Cơng ty về vai trị, ý nghĩa của di sản văn hóa đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện, chưa được cụ thể hóa bằng các kế hoạch và chương trình cụ thể. Nguồn lực của địa phương cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa có nhưng chưa thật sự được quy tụ và định hướng vào những công việc thật sự cấp bách. Trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương, việc xã hội hóa cịn có lúc chưa tn thủ sự hướng dẫn và quản lý của chính quyền và cơ quan chun mơn dẫn đến hiện tượng thương mại hóa di sản văn hóa và nguy cơ làm biến đổi, biến dạng di sản văn hóa theo chiều hướng tiêu cực.

Hoạt động bảo tồn các hiện vật cịn tiến hành nhỏ giọt, manh mún, chưa có sự đầu tư lớn và tập trung khiến cho việc sưu tầm, trưng bày ở đây vẫn chỉ tiến hành ở mức tự phát, cầm chừng và khiêm tốn, chưa đa dạng các hiện vật. Trong công tác bảo quản hiện vật vẫn chỉ dừng lại ở mức thủ cơng, chưa có sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn cả về phương pháp bảo quản cũng như trưng bày. Mặt khác Cơng ty chưa có sự chủ động liên kết hợp tác với các cơ quan chuyên môn như Bảo tàng tỉnh để tham khảo học hỏi cách bảo quản, trưng bày. Về phía cơ quan quản lý Nhà nhước về văn hóa tại địa phương vẫn chưa chưa quan tâm, chưa cho phép và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho Khu Bảo

Từ hoạt động của mơ hình cịn cho thấy hiện nay cịn thiếu hành lang pháp lý về chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách thuế (giảm thuế hoặc miễn thuế hoạt động) và chính sách đãi ngộ (tơn vinh, khen thưởng) cho những tổ chức, cá nhân đã có những đóng góp to lớn đối trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa như cá nhân ơng Nguyễn Thành Lai. Cùng với đó là việc Nhà nước cần chú trọng tăng cường việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân cho làng nghề truyền thống rối nước Đồng Ngư. Trong thời gian qua, đã có 5 diễn viên của làng Đồng Ngư được phong tặng danh hiệu nghệ nhân, tạo sự phấn khởi, tự hào cho bản thân người làm nghề và nhân dân địa phương. Thời gian tới, vẫn còn nhiều người ở làng đủ tiêu chuẩn đang chờ được xét và phong tặng.

Về nghiệp vụ chuyên môn, hiện nay đội ngũ nhân viên của Công ty đã được tào tạo lành nghề, chủ yếu là về biểu diễn rối nước. Tuy nhiên muốn mở rộng và phát triển mơ hình bền vững thì người chủ của mơ hình và cả đội ngũ ngũ nhân viên cần phải được đào tạo cơ bản để nâng cao trình độ chun mơn về quản lý di sản, quản lý văn hóa chứ khơng chỉ dừng lại ở mức “thợ” như hiện nay.

Một hạn chế bất cập nữa hiện nay là do sự bùng nổ của cơng nghệ số cũng như q trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều loại hình sản phẩm văn hóa mới đã và đang du nhập vào nước ta do đó tác động khơng nhỏ, đặt ra những thách thức không nhỏ với những người nghệ nhân ở đây làm sao gắn bó và phát huy hơn nữa các giá trị truyền thống của các loại hình văn hóa truyền thống như: Rối nước, dân ca Quan họ, Ca trù, Chầu văn, hát Xẩm,.. Trong khi đó nguồn thu và chế độ chi trả cho các nghệ nhân tại Khu Bảo tồn chưa phải cao nếu khơng nói là thấp. Do thu nhập từ việc biểu diễn các loại hình văn hóa dân gian truyền thống cịn có phần hạn chế nên phần nào đã tác động đến nhận thức, suy nghĩ của các nghệ nhân, nghệ sĩ tại Khu Bảo tồn khiến cho một số nghệ nhân, diễn viên chưa thực sự gắn bó lâu dài với Khu Bảo tồn. Bên cạnh đó là việc mở rộng và tìm hướng đi, phát triển bền vững cho các loại hình trị chơi dân gian của dân tộc mà thời gian qua Công ty đã tiến hành đã đem lại một số khởi sắc bước đầu vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu thấu đáo.

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)