v. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA – EXPLORATORY
FACTOR ANALYSIS)
Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm đến một số tiêu chuẩn. Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 7
≥ 0.5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05. Thứ hai hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.45. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0.45 sẽ bị loại (Nguyễn Khắc Duy
(2006) trích từ Tabachnick & Fidell, 1989, Using Multivariate Statistics, Northridge, USA: HarperCollins Publishers) 8. Thứ ba, thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích ≥ 50% và eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 (Gerbing & Anderson, 1988. Tiêu chuẩn thứ tƣ là khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan
sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố 9 .
Khi phân tích EFA đối với thang đo OCQ và thang đo MLQ, phƣơng pháp trích Principal axis factoring với phép xoay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1 đƣợc sử dụng.
2.4.1 Thang đo phong cách lãnh đạo - MLQ
Thang đo MLQ mà đề tài sử dụng gồm 6 biến thành phần (6 thang đo con) với 18 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach‟s Apha, 2 biến quan sát im2 và be2 đã bị loại. 16 biến quan sát của 6 thang đo thành phần của MLQ tiếp tục đƣợc đƣa vào EFA. Kết quả kiểm định sơ bộ đƣợc trình bày trong phụ lục 7. Với kết quả sơ bộ đó, 2 biến quan sát ic2, ic3 bị loại bỏ do Factor loading
7 KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định BartleTT xem xét giả thuyết về độ tƣơng quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong trổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
8 Theo Hair (1998,111), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring
practical significance). Factor loading > 0.3 đƣợc xem là đạt đƣợc mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 đƣợc
xem là quan trọng, ≥ 0.5 đƣợc xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998,111) cũng khuyên bạn đọc nhƣ sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0.75 (Nguyễn Khắc Duy, 2006)
9 Nguyễn Khắc Duy (2006) trích từ Jabnoun & Al-Tamimi (2003) “Measuring perceived service quality at UAE commercial banks”, International Journal of Quality and Reliability Management,
nhỏ hơn 0.45 và sai lệch hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố này nhỏ hơn 0.3. Kết quả phân tích nhân tố đã hiệu chỉnh (loại bỏ 2 biến ic2 và ic3) ở Phụ lục 8 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu (trị số KMO là 0.939>0.5 và mức ý nghĩa của
kiểm định Bartlett <0.05), tổng phƣơng sai trích lớn hơn 50%, sự khác biệt hệ số tải
nhân tố giữa nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.45 (Bảng 2-3).
BẢNG 2- 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ THANG ĐO MLQ
Stt Biến quan sát (item) Nhân tố 1
Phong cách lãnh đạo mới về chất TRANSFO
2
Phong cách lãnh đạo nghiệp vụ TRANSAC 1 ii1 0.601 2 ii2 0.69 3 ii3 0.749 4 ic1 0.677 5 im2 0.723 6 im3 0.822 7 is1 0.833 8 is2 0.804 9 is3 0.683 10 be1 0.730 11 be3 0.672 12 cr1 0.671 13 cr3 0.621 14 cr2 0.578
Phƣơng pháp trích: Principal Axis Factoring.
Phƣơng pháp xoay: Promax with Kaiser Normalization. Tổng phƣơng sai trích: 56.52%
Eigen value >1
Kết luận: Thang đo MLQ phù hợp để đo lƣờng phong cách lãnh đạo ở Việt
2.4.2 Thang đo ý thức gắn kết đối với tổ chức – OCQ
Kết quả phân tích nhân tố cũng thể hiện rằng phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu (trị số KMO là 0.939>0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett <0.05), tổng phƣơng sai trích lớn hơn 50% và sự khác biệt hệ số tải nhân tố giữa nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (Xem chi tiết ở phụ lục 9). Kết quả phân tích nhân tố 9 biến quan sát của thang đo OCQ đƣợc trình bày ở bảng 2-4 cho thấy hệ số nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0.45. Nhƣ vậy, tất cả các tiêu chuẩn của phân tích nhân tố đều đƣợc thỏa mãn. Vậy, một lần nữa, thang đo OCQ đã hiệu chỉnh trong nghiên cứu của Trần Kim Dung và M. Abraham (2005) đƣợc kiểm định là có giá trị trong điều kiện ở Việt Nam.
BẢNG 2- 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ THANG ĐO OCQ
Stt Biến quan sát (item) Nhân tố 1 Sự dấn thân INV 2 Lòng trung thành LOY 3 Sự đồng nhất IDE 1 loy1 0.860 2 loy2 0.952 3 loy3 0.460 4 ide1 0.602 5 ide2 0.984 6 ide3 0.521 7 inv1 0.638 8 inv2 0.632 9 inv3 0.906
Phƣơng pháp trích: Principal Axis Factoring.
Phƣơng pháp xoay: Promax with Kaiser Normalization. Tổng phƣơng sai trích: 56.52%
Eigen value >1 Eigen value >1
Ta thấy, sau khi xử lý sơ bộ thang đo và phân tích nhân tố, thang đo lƣờng ý thức gắn kết đối với tổ chức vẫn giữ nguyên 9 biến còn thang đo Phong cách lãnh
đạo MLQ bị loại đi 4 biến quan sát trong 18 biến quan sát. Nguyên nhân biến im1 “truyền đạt mệnh lệnh dễ hiểu” và be2 “khơng thay đổi bất kỳ điều gì khi mọi việc đƣợc thực hiện bình thƣờng” bị loại bỏ có thể xuất phát từ sự phân vân khi trả lời câu hỏi của các đáp viên vì khó xác định rõ ràng điều này ở các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, sự loại bỏ các biến ic2 “Cho nhân viên biết ngƣời quản lý nghĩ gì về những gì nhân viên làm” và ic3 “Có sự quan tâm đến những cá nhân có vẻ bị cơ lập” cho thấy mối quan tâm cá nhân của các nhà quản lý chỉ đơn thuần nằm ở việc “giúp nhân viên phát triển cá nhân” (ic1) chứ không đƣa ra những phản hồi của nhà quản lý trong công việc của nhân viên, cũng nhƣ quan tâm đến những việc riêng tƣ hơn.
2.5 TĨM TẮT
Chƣơng 2 trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu và kết quả xử lý sơ bộ bằng Cronbach‟s Alpha và kiểm định nhân tố của các thang đo trong nghiên cứu. Các thang đo đƣợc kiểm định là thang đo OCQ (Mowday) và thang đo MLQ (Bass).
Sau khi kiểm định, thang đo MLQ đo lƣờng hai phong cách lãnh đạo (phong
cách lãnh đạo nghiệp vụ và phong cách lãnh đạo mới về chất) gồm 18 biến quan sát
đo lƣờng 6 biến thành phần chỉ còn lại 14 biến quan sát, bị loại 4 biến quan sát. Trong thang đo MLQ, hai biến thành phần có mức độ giải thích cao là sự ảnh hƣởng (cronbach’s alpha là 0.812) và biến kích thích trí tuệ (cronbach’s alpha là 0.818). Trung bình của phong cách lãnh đạo mới về chất là 4.58 và trung bình của phong cách lãnh đạo nghiệp vụ là 4.71.
Về thang đo OCQ (đã được hiệu chỉnh tại Việt Nam trong nghiên cứu của
Trần Kim Dung và các cộng sự năm 2005) vẫn còn đủ 9 biến quan sát thuộc 3 thành
phần (lòng trung thành, sự đồng nhất và sự dấn thân). Giá trị trung bình của biến lịng trung thành, sự đồng nhất và sự dấn thân lần lƣợt là 3.9, 4.8 và 5.6. Kết quả kiểm định cho thấy, cả hai thang đo này đều phù hợp với nghiên cứu này.
CHƢƠNG 3 - PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Chƣơng 3 thể hiện kết quả đo lƣờng hai biến phong cách lãnh đạo, ý thức gắn kết đối với tổ chức và các thành phần phần. Các kết quả phân tích tác động của phong cách lãnh đạo đến các thành phần của gắn kết tổ chức thơng qua phân tích hồi quy và so sánh các biến nghiên cứu giữa các doanh nghiệp thuộc hình thức sở hữu khác nhau cũng đƣợc trình bày. Trƣớc tiên, các thơng tin mơ tả mẫu và các biến nghiên cứu đƣợc giới thiệu.