Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cho vay một số ngân hàng thương mại tại tỉnh bình dương (Trang 26 - 35)

1.4. Chất lượng tín dụng của các NHTM

1.4.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Về mặt định lượng, chất lượng tín dụng được phân tích đánh giá bởi các chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng, chỉ tiêu lợi nhuận, … được xác định như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ quá hạn so với tổng

dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức dưới đây:

Nợ quá hạn x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ tín dụng

Trong đĩ “nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng tại các TCTD. Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức dưới đây:

Nợ xấu x 100% Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ tín dụng

Tổng nợ xấu được định nghĩa theo Quyết định 06/2008/QĐ-NNHN ngày 12/03/2008 về xếp hạng các TCTD là các khoản nợ nhĩm 3, 4 và 5 theo Quyết định số 18/2007-QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro RRTD ban hành theo quyết định 493/2005/Qđ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam.

Cách phân loại nợ

Theo Quyết định số 127/2005/Qđ-NHNN ngày 03/02/2005 (cĩ hiệu lực ngày 17/03/2005) của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng quy định lại cách phân loại nợ quá hạn như sau: Tồn bộ số dư nợ gốc của khách hàng cĩ khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay được coi là nợ quá hạn. Trong đĩ, điều chỉnh kỳ hạn nợ là việc NH chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay vượt thời hạn

cho vay đã thỏa thuận trong HĐTD và chất lượng tín dụng được thể hiện là tỷ lệ nợ

quá hạn trên tổng dư nợ.

đốc NHNN Việt Nam “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng

dự phịng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của TCTD” và quyết định số

18/2007/Qđ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam “V/v sửa

đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

phịng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của TCTD ban hành theo quyết định số

493/2005/Qđ-NHNN ngày 22/04/2005”, thì dư nợ cho vay của các TCTD được chia

làm 5 nhĩm: nợ nhĩm 1 (là nợ đủ tiêu chuẩn); nhĩm 2 (Nợ cần chú ý); nhĩm 3 (Nợ

dưới tiêu chuẩn); nhĩm 4 (Nợ nghi ngờ); nhĩm 5 (Nợ cĩ khả năng mất vốn). (Nội

dung chi tiết của các nhĩm nợ này được nêu ở phần phụ lục 1).

Các khoản nợ nếu cĩ đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì phải tính một cách chính xác, minh bạch để phân loại nợ vào các nhĩm nợ phù hợp với mức độ rủi ro, cụ thể:

- Nhĩm 2: các khoản nợ tổn thất tối đa 5% giá trị nợ gốc.

- Nhĩm 3: các khoản nợ tổn thất từ trên 5% - 20% giá trị nợ gốc. - Nhĩm 4: Các khoản nợ tổn thất từ trên 20% - 50% giá trị nợ gốc. - Nhĩm 5: Các khoản nợ tổn thất trên 50% giá trị nợ gốc.

Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với đặc điểm và tình hình nguồn vốn và sử dụng

vốn của mỗi NHTM cĩ ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Theo Thơng tư số 15/2009/TT-NHNN, ngày 15/08/2009 thì tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là: 30% đối với NHTM, cơng ty tài chính và cho thuê tài chính là 30%, quỹ tín dụng nhân dân trung

ương là 20%.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Đây là tỷ lệ giữa vốn tự cĩ và tổng tài sản “cĩ” rủi ro – cịn gọi là hệ số CAR ( Capital Adequacy Ratio). Cách tính như sau:

Vốn tự cĩ x 100% CAR =

Tổng tài sản cĩ rủi ro trung bình

tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của TCTD” cũng quy định chức tín dụng hoạt

động tại Việt Nam, trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an tồn sau đây:

TCTD trừ CN NH nước ngồi, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự cĩ so với tổng tài sản "Cĩ" rủi ro.

- Giới hạn tín dụng đối với khách hàng. - Tỷ lệ về khả năng chi trả.

- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn.

- Giới hạn gĩp vốn, mua cổ phần.

Hiện nay, NHNN đã ban hành Thơng tư Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành ngày 20/5/2010, bắt đầu cĩ hiệu lực từ ngày 01/10/2010 để thay thế thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng

4 năm 2005, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 01 năm 2007, Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 12 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung

một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống

đốc NHNN, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ cĩ giá để đầu tư và kinh doanh chứng khốn.

TCTD phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và cơng ty trực thuộc.

Tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động: chỉ tiêu bày được

tính theo cơng thức sau:

Tổng dư nợ cho vay trên x 100% Tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho

vay /tổng vốn huy động = Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động.

20/5/2010, bắt đầu cĩ hiệu lực từ ngày 1/10/2010 thì TCTD chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an tồn khác và khơng được vượt quá tỷ lệ dưới đây:

- Đối với NH: 80%

- Đối với TCTD phi NH: 85%.

 Đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM , người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ( Lãi rịng ) với tổng tài sản cĩ trung bình

- Gọi là hệ số ROA ( Return on Asset) Lợi nhuận thuần

H(ROA) =

Tài sản cĩ bình quân

Ý nghĩa chỉ tiêu này là một đồng tài sản cĩ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của cơng tác quản lý tài sản Cĩ (tích sản) – Tài sản Cĩ sinh lời càng lớn thì hệ số nĩi trên sẽ càng lớn.

Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ( Lãi rịng ) với vốn tự cĩ bình quân của ngân hàng- Gọi là hệ số ROE ( Return on Equity)

Lợi nhuận thuần

H(ROE) =

Vốn tự cĩ bình quân

Ý nghĩa chỉ tiêu này là một đồng vốn của chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hệ số càng lớn , khả năng sinh lời tài chính càng lớn.

Kết luận chương 1

Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất

định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Tín dụng NH là quan hệ vay vốn giữa NH với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, trong đĩ NH giữ vai trị vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Tín dụng NH được thực hiện

trong nền kinh tế xã hội. Chức năng của tín dụng gồm: Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội, chức năng thanh khoản, chức năng tạo tiền. Vai trị của tín dụng là gĩp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội, là kênh chuyển tải các tác động của nhà nước đến các mục tiêu vĩ mơ và là cơng cụ để thực hiện các chính sách xã hội.

Các hình thức tín dụng gồm cĩ: nếu căn cứ thời hạn tín dụng thì cĩ tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng thì tín dụng được phân chia thành tín dụng thương mại, tín dụng NH, tín dụng

nhà nước và tín dụng doanh nghiệp. Nếu căn cứ vào mức độ tín nhiệm với khách

hàng thì tín dụng phân chia thành tín dụng cĩ đảm bảo bằng tài sản và tín dụng khơng cĩ đảm bảo bằng tài sản.

TCTD là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ NH với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh tốn. TCTD được phân làm hai loại gồm NH và TCTD phi NH. Các TCTD phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh tiền tệ NH nhằm bảo đảm hiệu quả và an tồn hoạt động kinh doanh của chính các TCTD cũng

như bảo đảm an toàn của cả hệ thống TCTD, an ninh tiền tệ đất nước.

Hệ thống chỉ tiêu chất lượng tín dụng gồm các chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng, chỉ tiêu an tồn vốn tối thiểu...

CHƯƠNG 2

QUI MƠ VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG.

2.1 Khái quát về kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương

Bình Dương thuộc Miền Đơng Nam bộ, là tỉnh được thành lập từ ngày

01/01/1997 trên cơ sở tách tỉnh Sơng Bé cũ thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Bình Dương cĩ 01 thị xã, 6 huyện với 89 phường, xã, thị trấn. Thị xã Thủ

Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hố của tỉnh Bình Dương.

a) Điều kiện tự nhiên và các nguồn lực

Vị trí địa lý

Bình Dương cĩ diện tích tự nhiên 2.695,54 km2 (chiếm 0,83% diện tích cả

nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), cĩ tọa độ địa lý:

- Vĩ độ Bắc: 11052' - 12018', kinh độ Đơng: 106045' - 107067'30" - Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

- Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. - Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai.

- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Với vị trí địa lý như vậy, Bình Dương cĩ lợi thế là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trên trục từ TP.HCM đi Bình Phước, Tây Nguyên và đi Campuchia (qua cửa khẩu Hoa Lư); theo hướng Tây, từ Bình Dương đi Tây Ninh và Campuchia (qua cửa khẩu Mộc bài); và từ Bình Dương đi Đồng bằng Sơng Cửu Long thuận lợi. Từ Bình Dương dễ dàng đi ra cửa biển Vũng Tàu và tiếp cận các trung tâm vận tải đường thủy và hàng khơng… của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tài ngun

Bình Dương cĩ nguồn tài nguyên khống sản tương đối đa dạng, nhất là khống sản phi kim loại cĩ nguồn gốc magma, trầm tích và phong hố đặc thù. Đây

là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành cơng nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khống.

Nguồn nhân lực

Dân số trung bình của tỉnh năm 2005 là 1.030.722 người, đến năm 2008

khoảng 1.121.724 người, đến năm 2009 là 1.497.117 người. Trong 10 năm từ 1999- 2009 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đơi, là tỉnh cĩ tốc độ tăng dân số cao nhất

nước với tỷ lệ tăng trung bình 7,3%/năm. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm gấp

2,25 lần so với mức tăng chung của vùng Đơng Nam Bộ và cao nhất nước; chủ yếu

là do gia tăng cơ học.

Về cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong các ngành cơng nghiệp và xây dựng: năm 2001 là 40%, năm 2004 chiếm 57,1%,

năm 2006 chiếm 60%, năm 2008 chiếm 64,94% và năm 2009 chiếm 66,8% tổng số lao động đang làm việc.

b) Hệ thống kết cấu hạ tầng

Giao thơng

Mạng lưới giao thơng của tỉnh về cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận tải, vận chuyển hàng hĩa và đi lại của người dân.

Đường bộ: hệ thống đường giao thơng khá phát triển. Đặc biệt Quốc lộ 13 trên

địa bàn tỉnh đã đạt chất lượng cao từ Ngã tư Bình Phước đến huyện Bến Cát. Hiện đang thi cơng giai đoạn 2 nâng cấp đường ĐT 741 đoạn ngã tư Sở Sao đến Cổng

Xanh nhằm nối liền huyện Phú Giáo đi tỉnh Bình Phước theo Quốc Lộ 14. Các trục

đường ngang, tỉnh lộ đang được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới để đáp ứng

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống đường huyện trãi nhựa, bê tơng đến trung tâm các phường, xã đạt 100% từ năm 2008; Bình Dương đang tiến hành xây

dựng đường cao tốc Mỹ Phước- Tân Vạn, xây dựng các đường vành đai 3, 4 của khu liên hợp độ thị- dịch vụ thành phố mới Bình Dương, tăng cường đầu tư hạ tầng giao thơng nội tỉnh, xây dựng các cầu tại cù lao Thạnh Hội và Bạch Đằng.

Đường sơng: sơng ngịi đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 402,13km, ngoại

Gịn từ Dầu Tiếng về Thuận An dài 201,4 km cĩ thể khai thác vận tải sơng, cịn các sơng khác (Sơng Bé: 104,6km, sơng Thị Tính 15,8km…) nĩi chung lưu lượng nước về mùa khơ rất ít, khả năng khai thác vận tải hạn chế. Việc phát triển giao thơng thuỷ ở Bình Dương khơng thuận lợi vì các tuyến ngắn, sơng Sài Gịn bị hạn chế bởi tỉnh khơng của cầu Bình Lợi, cầu sắt Lái Thiêu, cầu Gềnh Đồng Nai, khơng đáp

ứng cho ghe tầu cĩ tải trọng trên 1.000 tấn.

Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc – Nam cĩ 8 km đi qua địa bàn tỉnh Bình

Dương (khu vực Dĩ An).

Cấp điện

Nguồn điện: nguồn điện lưới quốc gia: gồm các tuyến cao thế và các trạm biến thế trung gian 500KV, 220KV, 110KV. Nguồn điện tại chỗ chỉ cĩ nhà máy điện VSIP MVA nằm trong Khu cơng nghiệp Việt Nam – Singapore.

Lưới điện: Hệ thống đường dây gồm 66KV, 110KV, 220KV. Trạm biến áp 110KV, 220KV và nhà máy điện Việt Nam – Singapore. Lưới phân phối: Tuyến

trung thế: tổng chiều dài đường dây trung thế là 1.400 km năm 2000. Các tuyến trung thế vận hành ở cấp điện áp 15KV, 22KV, 35KV. Tuyến hạ thế: tổng chiều dài tồn tỉnh là 977,2 km.

Đến năm 2009 cĩ 100% xã, phường, thị trấn cĩ điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện là 91,7% năm 2002, 94,3% năm 2003, 95% năm 2004, 96% năm 2005 và năm 2009

là 99,04%.

Bưu điện

Năm 2005 giá trị sản xuất của ngành bưu điện đạt 565 tỷ đồng, năm 2008 đạt

730 tỷ đồng, năm 2009 đạt 1.214 tỷ đồng.Năm 2009, tồn tỉnh cĩ 100% cơ sở thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cho vay một số ngân hàng thương mại tại tỉnh bình dương (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)