Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cho vay một số ngân hàng thương mại tại tỉnh bình dương (Trang 49 - 51)

2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng của các TCTD tại tỉnh Bình Dương

2.3.4 Phân tích nợ xấu

Tổng hợp dư nợ - nợ xấu của các TCTD

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ cho vay 12.171.066 15.572.357 23.588.088 28.253.897

36.092.165 Trong TDN : Nợ xấu 293.812 167.234 86.546 379.640 515.285

Nợ chờ xử lý 13.060 18.281 6.692 84.740 31.936

Nợ cho vay được khoanh 0 67.260 24.753 113.708 30.149

Nợ quá hạn 280.752 81.693 55.101 181.192 241.156

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2,41% 1,07% 0,37% 1,34% 1,43%

Tỷ lệ tăng nợ xấu 150,50% -55,51% -65,83% 266,22% 135%

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Dương.

Tỷ lệ nợ xấu bình quân trong 05 năm 2005-2009 là : 1,33% thấp hơn tỷ lệ nợ xấu quy định theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 là 3% thể hiện chất lượng cho vay nhìn chung tốt, khả năng quản lý, thẩm định, quản trị RRTD tốt.

Trong 05 năm 2005 -2009, nợ xấu khơng thể hiện xu hướng tăng trưởng theo xu hướng tăng trưởng dư nợ. Năm 2005 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,41% tức tăng 150,5% so với năm 2004; Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu là 1,07%, tức giảm 55,51% so với

năm 2005; Năm 2007, tỷ lệ nợ xấu là 0,37%, tức giảm 65,83% so với năm 2006;

Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu là 1,34%, tức tăng 266,22% so với năm 2007; Năm 2009, tỷ

lệ nợ xấu là 1,43%, tức tăng 106,72% so với năm 2008.

Tỷ lệ nợ xấu theo các các năm lần lượt như sau

Năm 2005: nợ xấu là 293.812 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2,41% so với tổng dư

nợ, là năm cĩ tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 05 năm 2005-2009. Đây cũng là năm cĩ tỷ lệ lợi nhuận lớn thứ hai, tốc độ tăng dư nợ đứng thứ hai trong giai đoạn 05 năm phần nào thể hiện sự tăng trưởng tín dụng sẽ kèm theo dự gia tăng nợ xấu mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn dưới 3%.

Năm 2006: nợ xấu là 167.234 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1,07% trên tổng dư nợ, đây cũng là năm cĩ tỷ lệ tăng dư nợ cao chiếm 36,4%.

Năm 2007: nợ xấu là 86.546 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,37% so với tổng dư

nợ, là năm cĩ tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong 05 năm phần nào thể hiện sự hiệu quả trong quản lý chất lượng tín dụng của các TCTD tại tỉnh Bình Dương. Đây cũng là

năm cĩ tỷ lệ lợi nhuận tăng cao và tốc độ tăng dư nợ cao nhất phần nào thể hiện các

TCTD chú trọng tăng trưởng tín dụng cao cũng đồng thời kiểm sốt nợ xấu tốt, tạo ra hiệu quả kinh doanh cao.

Năm 2008: nợ xấu là 379.640 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1,34% so với tổng dư

nợ, là năm cĩ tỷ lệ nợ xấu thấp thứ hai trong 05 năm phần nào thể hiện sự hiệu quả trong quản lý chất lượng cho vay của các TCTD tại tỉnh Bình Dương. Đây cũng là

năm cĩ tỷ lệ lợi nhuận và tốc độ tăng dư nợ cao nhất trong 05 năm 2005-2009. Năm 2009 nợ xấu là 515.285 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1,43% so với tổng dư

nợ, tăng 135% so với năm 2008. Đây cũng là năm cĩ số nợ xấu cao nhất trong 05

năm 2005-2009.

Về số tuyệt đối, tổng nợ xấu cũng tăng tương ứng với dư nợ gia tăng. Cụ thể

Tuy nhiên, xét về tỷ lệ gia tăng giữa dư nợ và nợ xấu, ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu tăng ít hơn so với tỷ lệ gia tăng của dư nợ, thể hiện sự hiệu quả hơn trong cơng tác quản lý cho vay của các TCTD.

Trong những năm được phân tích, thấy rằng năm 2008, các TCTD gặp nhiều bất lợi do cuộc khủng hoảng tài chính qua tỷ lệ tăng trưởng cho vay khơng cao và tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Trong 04 năm từ năm 2005 đến năm 2008, tỷ lệ nợ xấu cĩ biến

động khơng cùng chiều với tỷ lệ tăng trưởng cho vay. Tỷ lệ nợ xấu năm 2005 tăng

293,8% so với năm 2004, tức tăng 240.788 triệu đồng. Các năm 2006, 2007 tỷ lệ nợ xấu cĩ giảm cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Cụ thể, năm 2006, tỷ lệ nợ xấu giảm 43,1% so với năm 2005 tức giảm 126.578 triệu đồng; năm 2007, tỷ lệ nợ xấu giảm 48,2% so với năm 2006 tức giảm 80.688 triệu đồng. Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu tăng

đột biến so với năm 2007( tăng 387%), tương đương tăng 293.094 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cho vay một số ngân hàng thương mại tại tỉnh bình dương (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)