Thống kê hiện tại của UNCTAD ghi nhận nhiều thay đổi trong chính sách thu hút FDI của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy tuỳ vào điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể, các biện pháp, chính sách thu hút FDI của từng nước có những đặc điểm riêng. Vì vậy, trong thực tế khơng hề có một mơ hình kiểu mẫu đối với thu hút FDI. Nhìn chung các nước có những nhóm chính sách: ưu đãi tài chính có định hướng tạo động lực thu hút FDI, thu hút sự tham gia của đầu tư tư nhân vào cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng ( giao thông, thông tin, năng lượng…), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường xúc tiến đầu tư nhắm vào FDI ( tạo cơ hội đầu tư, tư vấn chính sách, cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư, xây dựng hình ảnh quốc gia…) và tích cực cải thiện môi trường đầu tư địa phương, giảm thiểu thủ tục hành chính là chính sách thu hút đầu tư chủ đạo.
Cải thiện môi trường đầu tư, giảm thiểu thủ tục hành chính là một nỗ lực thường thấy và có lẽ là quan trọng nhất của chính phủ các nước thu hút FDI. Trong giai đoạn sụt giảm FDI 2001-2003 hầu hết các nước ứng phó bằng cách tiếp tục đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện mơi trường đầu tư. Tính trung bình giai đọan 1991-2004, khoảng 87% những thay đổi chính sách do các quốc gia thực hiện có chiều hướng thuận lợi hơn cho FDI ( bảng 1.2, nguồn UNCTAD)
Bảng 1.2. Thay đổi chính sách thu hút FDI, 1991-2004
Số thay đổi chính sách Năm Số quốc gia
Tổng số Cải thiện Xấu đi
1991 35 82 80 2 1992 43 79 79 0 1993 57 102 101 1 1994 49 110 108 2 1995 64 112 106 6 1996 65 114 98 16 1997 76 151 135 16 1998 60 145 136 9 1999 63 140 131 9 2000 69 150 147 3 2001 71 208 194 14 2002 70 248 236 12 2003 82 244 220 24 2004 102 271 235 36
Từ giữa thập niên 1980 đến nay, trên thế giới hầu như nước nào cũng xem FDI là yếu tố quan trọng để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng cường
sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có thể nhận ra có ba giai đoạn trong chiến lược, chính sách và biện pháp tranh thủ FDI của các nước: (1) Xây dựng hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, đầu tư nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng và ban hành chính sách ưu đãi về thuế và tiền thuê đất. (2) Đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo xúc tiến giới thiệu môi trường đầu tư của mình đến những nước có dịng FDI ra nước ngoài mạnh. (3) Định ra một số ngành chiến lược, ngành có kỹ thuật cao và một vài địa điểm có tính chất chiến lược cho việc phát triển lâu dài của đất nước và các cấp lãnh đạo cao nhất đứng ra tiếp thị trực tiếp mời gọi các tập đoàn đa quốc gia có khả năng FDI lớn.
Chính sách kinh tế hướng ngoại của các quốc gia trong thời kỳ đầu chủ yếu thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động, cơng nghệ bình thường và giá trị tăng thêm khơng cao. Dịng đầu tư dịch chuyển từ các nước OECD (Tổ chức phát triển hợp tác quốc tế) sang các nước đang phát triển thường thuộc dạng dự án nêu trên. Bởi vì nguồn lực tự nhiên ở các quốc gia này cịn nhiều và chi phí thấp rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư khai thác có hiệu quả.
Khi nền kinh tế vững chãi, chiều hướng tăng trưởng mạnh, tài nguyên thiên nhiên, lao động bắt đầu khan hiếm thì các quốc gia ln điều chỉnh chính sách hợp lý để chuyển sang khuyến khích các dự án FDI có chất lượng và giá trị tăng thêm cao hơn nhưng sử dụng nguồn lực tự nhiên ít hơn, các khu cơng nghệ cao bắt đầu phát huy tác dụng.
Bài học thành công của những nước và vùng lãnh thổ này là kết quả tổng hợp của các yếu tố sau:
Một là: Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mơ ổn định, chế độ thương
mại thích hợp.
Hai là: Có cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn
giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được mức thấp nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư.
Bốn là: Lao động dồi dào, có kỹ năng, tiền lương phù hợp. Năm là: Có địa điểm thuận lợi, qui mô phù hợp.
Sáu là: Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt, gần trung
tâm đô thị và CN có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế.
Bảy là: Được các ngành trong nước hỗ trợ.