chảy qua với tổng chiều dài 617 km (chỉ tính những sơng, rạch chính) trong đó chiều dài các tuyến sơng chính có thể khai thác vận tải là 422km.
Đặc biệt, tỉnh có 2 tuyến sơng chính:
Tuyến sơng Vàm Cỏ Đơng: phía Tây Nam của tỉnh, qua địa phận Tây Ninh và Long An, hợp với sông Vàm Cỏ Tây, thông thương với đồng bằng sông Cửu Long rồi đổ ra biển. Đoạn chảy qua địa phận tỉnh có chiều dài 102 km, trong đó đoạn từ Bến Sỏi trở xuống hạ lưu đi về các tỉnh miền Tây lưu thông được xà lan trên 1.000 tấn.
Tuyến sông Sài Gịn: phía Đơng của tỉnh, là nhánh chính của hệ thống sông Đồng Nai. Đoạn chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh với Bình Phước, Bình Dương có chiều dài 101 km. Tuyến sông này đảm bảo các loại xà lan 200 tấn lưu thơng.
Ngồi ra tỉnh còn một số rạch chính như: rạch Trảng Bàng, Tây Ninh, Bến Đá, rạch Bảo… liên thông với sông Vàm Cỏ Đông. Hệ thống đường sông hiện hữu với chế độ bán nhật triều đều đặn, có vai trị và vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển giao thông đường thuỷ, vận chuyển hàng hoá nối liền các cụm kinh tế, khu dân cư, khu công nghiệp của Tây Ninh, với các cụm cảng sơng, biển quan trọng của Bình Dương, Long An, TP.Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đơng và miền Tây.
c. Điện
Về nguồn điện: Hiện tại tỉnh Tây Ninh được cung cấp điện từ nhà máy thủy
điện Thác Mơ (2x75MW) qua đường dây 110KV Thác Mơ-Tây Ninh và được kết nối với thanh cái 110KV của trạm 220/110KV Hóc Mơn qua đường dây 110KV Hóc Mơn, Củ Chi, Trảng Bàng Tây Ninh (tạo thành mạch vịng khép kín).
Trên địa bàn có 140 trạm biến áp, trong đó có 4 trạm 110KV (trạm Tây Ninh, Trảng Bàng, Tân Hưng và Bourbon), 5 trạm 110 KV đang xây dựng (trạm KCN Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Tân Biên, nhà máy xi măng Tây Ninh), 1 trạm 220KV đang được xây dựng tại xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng.
Ngoài nguồn điện lưới quốc gia cung cấp qua các trạm 110KV, khu vực thị xã Tây Ninh còn được cung cấp từ nguồn diezel tại chỗ với công suất khả dụng là 3,6 MW.
Tổng công suất các trạm biến áp 110KV hiện đang hoạt động lên tới 190 MVA so với 76,3MVA vào thời điểm trước năm 2000. Nếu 6 trạm biến áp 110KV đang xây dựng được hồn thành và đi vào sử dụng, tổng cơng suất truyền tải có thể lên tới 580 MVA. Các trạm biến áp được bố trí đều khắp và gắn với sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp - Vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện đảm bảo cung cấp điện năng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Về nguồn nước: Hiện tại nước cấp cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của các
đô thị và vùng nông thôn được lấy chủ yếu từ nguồn nước ngầm, riêng thị xã Tây Ninh lấy nước từ kênh Tây, hồ Dầu Tiếng.
Nước ngầm: theo đánh giá trữ lượng nước ngầm của Liên đoàn địa chất TV- ĐCCT, toàn tỉnh Tây Ninh có nước ngầm tầng nơng trữ lượng trung bình ở độ sâu 60-100m, tầng nước có trữ lượng nhiều ở độ sâu 160-200m, trừ một số giếng xã phía Nam Trảng Bàng, giáp Long An, nước bị nhiễm mặn. Một số giếng ở xã Tân Hòa huyện Tân Châu nước bị cạn kiệt, cịn lại có thể khai thác q= 40-80m³/h. Chất lượng nước: độ PH thấp (từ 5,4-6,2), hàm lượng sắt cao (từ 4,3-29mg/l).
Nước mặt: có nguồn nước mặt sơng Vàm Cỏ Đông và hồ Dầu Tiếng với hệ thống kênh Đông và kênh Tây. Nước sông Vàm Cỏ mang nhiều phù sa vào mùa mưa, và bị phèn vào mùa khô. Nguồn nước ngọt chủ yếu do Hồ Dầu Tiếng đưa vào qua hệ thống kênh mương thủy lợi .
Nhìn chung, hệ thống cung cấp nước sạch phát triển khá nhanh nhằm đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt là ở các đô thị và các khu vực trọng điểm kinh tế của các tỉnh, các khu kinh tế, khu công nghiệp.