Về thiết chế pháp lý: phản ánh lòng tin của doanh nghiệp đối với các thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh tây ninh (Trang 68 - 73)

e. Bưu chính, viễn thông

2.3.2.10. Về thiết chế pháp lý: phản ánh lòng tin của doanh nghiệp đối với các thiết

chế pháp lý của địa phương, việc doanh nghiệp có xem các thiết chế tại địa phương này như là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi mà doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương hay không.

Phụ lục 2.11 cho thấy tuy hệ thống pháp lý tạo ra cơ chế để doanh nghiệp có thể khởi kiện hành vi tham nhũng của cán bộ cơng quyền cịn thấp nhưng lịng tin của doanh nghiệp vào thiết chế pháp lý là khá cao. Tây Ninh cần phát huy nhiều

hơn nữa chỉ số này. Pháp luật không chỉ là hành lang công bằng cho mọi loại hình doanh nghiệp mà phải là cơng cụ để doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình.

Thiết chế pháp lý là công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra, Tây Ninh được tín nhiệm so với trung bình cả nước

Bảng 2.6:Trọng số của các chỉ số thành phần PCI 2006 và 2007

Nguồn : Báo cáo chính sách PCI, 2007 Bảng 2.6 thể hiện kỹ thuật phân tích PCI có trọng số nhấn mạnh các yếu tố chính sách phát triển KTTN, tính minh bạch, đào tạo lao động và tính tiên phong, năng động của lãnh đạo địa phương có trọng số cao 15%. Điều này đồng nghĩa với việc địa phương nào đạt điểm cao ở bốn chỉ số thành phần này thì năng lực cạnh tranh của địa phương đó được cải thiện rất nhiều. Hoạch địch chính sách cải tiến mơi trường đầu tư cần lưu ý các chỉ số thành phần có trọng số cao và trung bình thì hiệu quả điều hành kinh tế của địa phương được cải thiện nhanh hơn.

Nghiên cứu các chỉ số thành phần có trọng số cao ở Tây Ninh ta thấy: chỉ số chính sách phát triển KTTN thấp ( 4,6/10; 36/64); chỉ số về tính minh bạch Tây Ninh ở mức trung bình (6,34/10; 20/64); chỉ số đào tạo lao động thấp (4,65/10; 45/64) và chỉ số thành phần về tính năng động sáng tạo của lãnh đạo cũng thấp ( 4,74/10; 34/64). Bên cạnh đó, 2 chỉ số có trọng số trung bình là chi phí thời gian ( 5,48/10; 47/64) ở mức thấp và chỉ số thiết chế pháp lý (4,48;30/64) ở mức trung bình. Nhìn chung, cả 6 chỉ số thành phần nêu trên ở Tây Ninh đạt mức thấp hoặc trung bình đều phụ thuộc vào chủ quan điều hành của địa phương. Vậy yêu cầu

cải tiến mang tính chủ quan cần được sự đồng thuận và tiến hành đồng bộ từ tỉnh xuống địa phương xã.

Sơ đồ 2.9: Tây Ninh, So sánh các kết quả PCI ( Nguồn Báo cáo PCI , 2007)

Sơ đồ 2.9 cho thấy PCI 2007 của Tây Ninh có tiến bộ hơn năm 2006. Một số chỉ tiêu thành phần được cải tiến như tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí khơng chính thức. Nhưng tổng thể PCI Tây Ninh 2007 nằm gần như trọn trung vị cả nước. Điều này nói lên rằng các địa phương khác cũng nỗ lực cải tiến để môi trường đầu tư tốt hơn. Để tạo thế cạnh tranh vững chắc Tây Ninh cần có những chính sách đột phá trong điều hành kinh tế của địa phương.

7.47 6.78 6.78 6.34 5.48 6.99 5.73 4.74 4.60 4.65 4.48 - 5 10 Gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch

Chi phí thời gian

Chi phí khơng chính thức Ưu đãi DNNN

Tính năng động Chính sách PTKVKTTN

Đào tạo lao động

Thiết chế pháp lý

Tây Ninh

Trung vị cả nước Tây Ninh PCI 2006

Sơ đồ 2.10: PCI 2007, Tây Ninh và Bình Dương

Sơ đồ 2.10 mơ tả sự khác biệt trong điều hành kinh tế địa phương có liên quan đến mơi trường đầu tư. Quan sát sơ đồ trên ta thấy rõ 4 chỉ số thành phần có trọng số cao, có liên quan đến chủ quan của Bình Dương được cải thiện rất nhanh, vươn ra xa hơn rất nhiều khi so sánh với Tây Ninh. Nhờ sự năng động chủ quan của chính quyền địa phương đã tạo niềm tin để các nhà đầu tư đến địa phương đầu tư.

Tóm tắt chương II

Nghiên cứu các nhân tố cơ bản tác động đến thu hút FDI của Tây Ninh nhận thấy có một số tiềm năng về đất đai, vị trí tương đối thuận lợi do nằm trong vùng KTTĐPN hết sức năng động, tiếp giáp với TP. HCM, Bình Dương là những địa phương dẫn đầu về FDI. Giao thông liên vùng đang được quan tâm phát triển nên sẽ sớm phát huy ưu thế. Nguồn lao động từ nơng nghiệp số lượng lớn có khả năng dịch chuyển sang khu vực công nghiệp đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, một trong những vấn đề tồn tại lớn của tỉnh là năng lực về vốn yếu nên việc cải thiện hạ tầng phải trong dài hạn và có cơ chế chính sách huy động các nguồn

7.47 6.78 6.78 6.34 5.48 6.99 5.73 4.74 4.60 4.65 4.48 - 5 10 Gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch

Chi phí thời gian

Chi phí khơng chính thức Ưu đãi DNNN

Tính năng động Chính sách PTKVKTTN

Đào tạo lao động

Thiết chế pháp lý

Bình Dương Tây Ninh

lực qua hình thức BOT, BT…Nguồn nhân lực cần được bồi dưỡng đào tạo nghề có chiến lược gắn với DN đồng thời phát triển nhà ở hạ tầng xã hội phục vụ người lao động, để thu hút họ về bám trụ tại các KCN, cụm CN. Việc này cũng đòi hỏi thời gian và sự nỗ lực của xã hội một cách lâu dài.

Trong ngắn hạn, để phát huy lợi thế tiềm năng Tỉnh cần tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương để thu hút đầu tư, đặc biệt là các chỉ số liên quan đến khởi sự DN, các chỉ số liên quan đến chi phí kinh doanh của DN, các chỉ số liên quan đến công tác hoạch định chính sách của tỉnh và các chỉ số liên quan đến thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân. Làm cho môi trường đầu tư địa phương tốt hơn, chính quyền quan tâm tháo gở những vướng mắc của DN, thực hiện các dịch vụ hành chính cơng khai, minh bạch, nhanh chóng, giúp DN giảm thiểu được chi phí, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Kết hợp với đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương một cách thường xuyên, mang tính chuyên nghiệp…Đạt được những mục tiêu trên thì những tiềm năng của Tây Ninh sẽ dần phát huy tác dụng kéo các nhà đầu tư FDI đến với Tỉnh. Thực tiễn cho thấy chiến lược thu hút FDI sẽ thành công khi hội đủ các nhân tố căn bản sau:

Thu hút FDI cần được xem là một nguồn lực quan trọng trong chiến lược

phát triển kinh tế địa phương;

Địa phương cần quan tâm cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khuyến khích phát triển dịch vụ phụ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp;

Tăng cường đào tạo lao động và giới thiệu việc làm hướng đến đảm bảo số lượng và chất lượng lao động cho q trình cơng nghiệp hố;

Xây dựng chính sách định hướng hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực mà

địa phương có lợi thế tương đối so với các địa phương khác;

Tổ chức và thực hiện xúc tiến đầu tư có hiệu quả;

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh tây ninh (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)