Đồng Nai luôn là tỉnh tiên phong trong tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho thu hút, tăng trưởng FDI. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên đưa ra khẩu hiệu “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” và thực hiện khẩu hiệu này một cách thực chất và có hệ thống từ cơ sở đến sở, ban, ngành và UBND tỉnh. Đến tháng 12/2007, Đồng Nai đứng thứ 3 về thu hút FDI, với 918 dự án, 11,66 tỷ vốn đăng ký và đứng thứ 2 về vốn thực hiện ( 4,15tỷ USD). Đạt được thành quả như trên là nhờ UBND tỉnh Đồng Nai đã:
Thành công trong quy hoạch, xây dựng các KCN nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các KCN Đồng Nai được các nhà đầu tư đánh giá cao về giá cho thuê đất hợp lý; về cơ sở hạ tầng, điện, nước đảm bảo cho hoạt động của các DN công nghiệp.
Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tiếp tục nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Cho phép vay ưu đãi hoặc được phát hành trái phiếu cơng trình để đầu tư vào các cơng trình trọng điểm. Ngồi ra cịn khuyến khích tư nhân đầu tư vốn vào
phát triển hạ tầng KCN. Áp dụng quy chế ưu đãi cụ thể đối với các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT vào các dự án, địa bàn trọng điểm.
Các nhà đầu tư có nhận xét, đánh giá tốt về đội ngũ cán bộ, cơng chức có hoạt động công vụ liên quan đến FDI. Nhiều nhận xét: “Đội ngũ cán bộ công chức của tỉnh Đồng Nai năng động, say mê nghề nghiệp, tính kỷ luật cao, có ý chí phấn đấu và chịu khó học tập, có nhiều sáng tạo trong cơng việc”.
Hoạt động đối thoại với DN được tổ chức thường xuyên, thường 3 tháng một lần, nhằm giúp Chính quyền tỉnh tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhà đầu tư, cùng phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư. Việc làm này nâng cao niềm tin của DN với chính quyền tỉnh.
Các nhà đầu tư đánh giá cao về thủ tục xin phép thuận lợi, thủ tục sau giấy phép tiện lợi và có nhiều KCN dễ lựa chọn địa điểm đầu tư. Thủ tục hành chính, các bịện pháp hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài của các cấp chính quyền, ban, ngành và Ban quản lý KCN được nhà đầu tư đánh giá khá cao.
Đồng Nai rất sáng tạo trong thực hiện xúc tiến đầu tư nước ngoài. Hoạt động này được chuẩn bị khá công phu và mỗi năm tỉnh giao cho Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì một đợt và Ban quản lý các KCN Đồng Nai chủ trì một đợt xúc tiến đầu tư ở nước ngoài; ngân sách địa phương chủ động trang trải cho hoạt động này.
Nhìn chung, đồng Nai có chính sách hợp lý, nhất quán, đồng bộ và ngày càng hồn thiện hơn trong cải thiện mơi trường đầu tư. Một số chính sách chủ đạo là: (i) Quy hoạch phát triển KCN, cụm CN chủ động hướng đến phát triển bền vững. (ii) Quan tâm tôn vinh DN FDI, các nhà đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai được tạo điều kiện thuận lợi. (iii) Thực hiện cơ chế “một cửa” và “ chính quyền đồng hành cùng DN”, tích cực nghiên cứu tháo gở khó khăn cho DN. (iv) Thường xuyên cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ cơng theo hướng cơng tâm, minh bạch, nhanh gọn và hiệu quả.
Tóm tắt chương I
Những nghiên cứu của các tác giả nêu trên đều nhất quán về vai trò của các yếu tố cơ bản quyết định địa điểm đầu tư, bao gồm: vị trí địa lý gần thị trường chính, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực có kỹ năng và điều hành kinh tế địa phương năng động, hiệu quả những nhân tố cơ bản tác động đến thu hút FDI.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước đang phát triển và kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố cho thấy để thu hút mạnh FDI các quốc gia, các địa phương đã: i) cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế quản lý “ một cửa, tại chỗ”, rút ngắn thời gian giải quyết đề xuất của doanh nghiệp, ii) quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng và có sự chuẩn bị tích cực nguồn nhân lực, iii) phát triển các KCN để thu hút FDI, iv) đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thành lập đơn vị chuyên trách về xúc tiến đầu tư, v) đồng hành cùng doanh nghiệp, hướng dẫn, động viên hỗ trợ DN, vi) sự minh bạch, sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo địa phương tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Những kinh nghiệm này sẽ được xem xét nghiên cứu trong việc xác định những giải pháp nâng cao thu hút FDI ở tỉnh Tây Ninh.
Việc phân tích hiện trạng các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc nâng cao thu hút FDI vào Tây Ninh được nghiên cứu trong chương II.
CHƯƠNG II