d. Tài nguyên rừng: Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh, do bị tàn phá
2.2. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO TÂY NINH Bảng 2.2: FDI tỉnh Tây Ninh 1988-
Bảng 2.2: FDI tỉnh Tây Ninh 1988-2007
Năm Số dự án FDI Vốn Đăng ký ( Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) Lao động VN (người) 1988-1999 17 165.00 81.72 3.338 2000 24 215.27 90.97 3.905 2001 33 244.47 100.71 4.121 2002 42 287.09 119.46 9.748
2003 57 328.96 142.04 11.300
2004 76 398.01 168.88 16.814
2005 105 479.69 215.8 21.184
2006 125 515.61 259.8 27.746
2007 149 575.79 321.65 35.189
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tây Ninh Bảng 2.2 cho thấy, kết quả thu hút FDI của Tây Ninh so với cả nước là thấp cả về số lượng (1,7%) và quy mô (0,69% vốn đăng ký , 1,09% vốn thực hiện) của dự án[16
].
Tính đến thời điểm 31/12/1999, Tây Ninh chỉ có 17 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 165 triệu USD phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, phần lớn dự án thuộc ngành chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp, nên khi công suất chế biến và sản lượng nguyên liệu đạt mức cân bằng thì tình hình thu hút FDI có phần chững lại. Hầu hết các doanh nghiệp đều lưu thơng hàng hóa về hướng thành phố Hồ Chí Minh qua các cảng sơng. Do đó, vị trí địa lý của Tây Ninh ở xa cảng và sân bay làm cho việc thu hút đầu tư trở nên khó khăn hơn. Trước tình hình đó tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quyết định hình thành một khu công nghiệp tập trung nằm giáp ranh thành phố Hồ Chí Minh thuộc huyện Trảng Bàng nhằm mở ra khả năng thu hút mạnh đầu tư nước ngồi, góp phần đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP.
Bảng 2.3. Vốn đầu tư FDI theo năm cấp phép tại các KCN Tây Ninh( 31/12/07)
Năm Số dự án Vốn ĐT (tr USD) Tốc độ tăng(%) BQ/dự án (tr USD)
2000 6 34,97
2001 8 22,6 64,63 2,82
2002 7 14,5 64,16 2,07 2003 15 33,61 231,79 2,24 2003 15 33,61 231,79 2,24 2004 16 20,56 61,17 1,28 2005 20 61,65 299,85 3,08 2006 16 32,47 52,67 2,03 2007 18 119,14 336,92 6,61 Lũy kế 106 339,5 22,6 3,2
Nguồn : Báo cáo tổng hợp của TANIZA
Bảng 2.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng dự án và vốn đầu tư FDI vào các KCN Tây Ninh chưa ổn định, năm trồi, năm sụt giảm; điều này có thể nói lên mơi trường đầu tư ở Tây Ninh nói chung và KCN nói riêng chưa thật sự hấp dẫn, nhà đầu tư còn chưa có niềm tin mạnh mẽ vào môi trường kinh doanh tại địa phương, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh còn hạn chế và lợi thế cạnh tranh của địa phương chưa được nghiên cứu khai thác có hiệu quả. Các dự án thu hút vào tỉnh trong thời gian từ 2001-2004 có vốn bình qn rất thấp, tương ứng với thời kỳ tỉnh Tây Ninh có chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN với chính sách giá thuê đất rẻ nên các nhà đầu tư nhỏ (bình quân 3.2 trệu USD/dự án), dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông vào KCN Trảng Bàng rất nhiều.Tuy nhiên, dự án FDI tại Tây Ninh trong vòng 8 năm qua chủ yếu được thu hút vào các KCN của tỉnh (chiếm khỏang 71% số dự án và 59% vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh).
Đến 31/12/2007, với quy mô khoảng 393ha, Ban quản lý các KCN Tây Ninh đã cấp phép đầu tư cho 131 dự án, gồm 106 dự án FDI và 25 dự án đầu tư trong nước; vốn đầu tư 339,5 triệu USD và hơn 1.000 tỷ đồng; đã có 90 dự án đi vào sản xuất, giải quyết 22.760 lao động; tỷ lệ cho thuê đất trên 85%[17
].
Sự phát triển của KCN Trảng Bàng, Khu chế xuất & công nghiệp Linh Trung III đã góp phần lớn trong thu hút FDI của tỉnh, xuất khẩu hàng năm chiếm 50% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, giải quyết 25.000 việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy, lơi kéo các hình thức dịch vụ phát triển. Cơ sở y tế, trường học, hệ thống thông tin liên lạc, cầu đường được tập trung nâng cấp. Cơ hội học hỏi năng lực quản lý từ doanh nghiệp nước ngoài thường xuyên hơn.
Sơ đồ 2.2: FDI 1988-2007 của một số tỉnh thuộc vùng KTTĐPN [18
]
Sơ đồ 2.2 trên cho thấy sự chậm chạp của Tây Ninh trong thu hút FDI, mặc dù Tây Ninh nằm trong vùng KTTĐPN rất năng động, thu hút được nhiều dự án nhất so với vùng khác của Việt Nam. Tây Ninh có vị trí tiếp giáp với TP.HCM, có quỹ đất lớn có thể phát triển cơng nghiệp và đường xuyên Á hoàn thành từ năm 2003 mở ra khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá của doanh nghiệp tốt hơn rất nhiều… nhưng tốc độ thu hút FDI có thể xem là khơng tương xứng. Vấn đề có thể là mơi trường đầu tư chưa hấp dẫn hay sự năng động sáng tạo của lãnh đạo địa phương trong điều hành kinh tế chưa rõ ràng làm cho nhà đầu tư còn e ngại khi quyết định đầu tư ở Tây Ninh.
[18 ]Nguồn Bộ Kế họach và Đầu tư
FDI 1988-2007 (Triệu USD)
- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 TN LA BR-VT BD ĐN TP.HCM