4.2.1- Các quan điểm hiện hành
Về đổi mới cơ chế chính sách xuất khẩu gạo, hiện có nhiều ý kiến rất khác nhau giữa các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội... tuỳ thuộc vào
quan điểm lợi ích và vấn đề quan tâm của cá nhân từng người.
Các chủ đề đang được quan tâm nhiều là: về công cụ, nên áp dụng hạn
ngạch hay thuế; về công tác điều hành xuất khẩu, nên để Hiệp hội hay giao lại Nhà nước; về chính sách hỗ trợ nơng dân trồng lúa, nên thực hiện trợ giá hay tăng quyền lực bán của nông dân trồng lúa bằng chế độ hợp đồng, hợp đồng
quyền chọn bán; vấn đề bình ổn thị trường, an ninh lương thực nên xử lý hài hòa với xuất khẩu gạo thế nào; nên tiếp tục để doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò
chủ đạo hay nên tư nhân hóa triệt để... 4.2.2 Quan điểm của luận văn
Xét theo góc độ thương mại, nguyên nhân của những tác động bất lợi lên phúc lợi nông dân trồng lúa suy cho cùng là do có rào cản, sự “bóp méo” dịng thương mại nơng sản của nông dân trồng lúa ra thị trường từ bởi cơ chế chính sách xuất khẩu gạo. Trong đó, ngồi phần do yêu cầu cần thiết để đảm bảo an
ninh lương thực, cịn có sự cản trở được tạo nên do môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh bởi yếu tố chủ quan.
Do đó, để cải thiện việc lựa chọn đổi mới chính sách cần đứng trên quan điểm lịch sử-cụ thể và theo phương hướng sau:
- Một là, cần tạo ra môi trường cạnh tranh thơng thống bình đẳng khâu xuất khẩu gạo, tháo dỡ những cản trở khơng cần thiết lên dịng thương mại lúa gạo hàng hóa của nơng dân trồng lúa.
- Hai là, chừng nào nhà nước còn hạn chế xuất khẩu gạo để đảm bảo an
ninh lương thực thì nơng dân trồng lúa còn chịu thiệt thòi, nên sự can thiệp điều tiết của nhà nước để hỗ trợ nông dân trồng lúa là điều cần thiết.
Theo đó, về cụ thể áp dụng những cơ chế chính sách sau:
- Một là, áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota/Tariff Quota), đây là công cụ được Hiệp định nơng nghiệp vịng đàm phán Uruguay
thuộc WTO cho phép áp dụng. Hạn ngạch thuế quan thực chất là thang thuế quan có hai nấc thuế suất, thuế suất Tin trong hạn ngạch và thuế suất Tout cao hơn nếu ngồi hạn ngạch (Hình 4.1) (Nguyễn Hải Yến, 2005).
Hình 4.1- Mơ hình hạn ngạch thuế quan
Hạn ngạch thuế quan có đặc điểm là khuyến khích cạnh tranh do minh bạch và cơng bằng, đồng thời vẫn giữ ổn định được thị trường trong nước do có
chênh lệch thuế suất trong ngồi hạn ngạch, Nhà nước vừa có cơng cụ điều tiết linh hoạt lại vừa có khoản thu đáng kể. Khi lượng xuất còn trong hạn ngạch, giá
D P S Pw Qx Qqu Q Sx Pd Qd Qs
Khâu xuất khẩu Thị trường nội địa Tout
Tin Tab
gạo nội địa quá cao, thông qua thuế suất Tin và Tab Chính phủ có thể tăng thuế xuất khẩu để làm giảm lượng gạo xuất khẩu và ngược lại, khi giá gạo trong nước xuống thấp, có thể điều chỉnh giảm thuế để đẩy mạnh xuất khẩu, giúp tiêu thụ
lúa gạo nội địa.
- Hai là, tổ chức đấu thầu công bằng giữa các doanh nghiệp xuất khẩu để thực hiện các hợp đồng Chính phủ.
- Ba là, tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng kinh doanh trong điều hành xuất hành xuất khẩu gạo. Tổ chức lại các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo sao cho các doanh nghiệp này thực sự mạnh và cạnh tranh bình đẳng nhau, đồng thời đảm bảo giữ quyền lực thị trường của Việt Nam đối với thị
trường gạo thế giới. Theo đó số lượng đầu mối xuất khẩu gạo càng ít càng tốt
nhưng phải đảm bảo cạnh tranh tức sao cho HHI nhỏ hơn 1000. Kết hợp hai yêu cầu, số lượng chỉ nên có từ 10 đến 15 đầu mối.8
- Bốn là, dùng nguồn thu từ thuế xuất khẩu, Nhà nước hỗ trợ nơng dân trồng lúa bằng các hình thức sau:
i) Đầu tư nâng cấp hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn và các hạ tầng xã hội khác như trường học, bệnh viện...
ii) Hình thành nguồn vốn tín dụng hoặc hỗ trợ lãi suất cho nơng dân trồng lúa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
iii) Kết hợp với chính sách an ninh lương thực, hình thành và tập trung tồn kho xuất khẩu về quỹ bình ổn lúa gạo, thu mua lúa nơng dân trồng lúa với giá ổn định và đấu giá bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
8- Để đảm bảo cạnh tranh, HHI= n*(100/n)2 ≤ 1000 ⇒ n ≥ 10 với n là số đầu mối doanh nghiệp - Để giữ quyền lực thị trường, n càng ít càng tốt.
Chương 5 Kết luận và kiến nghị