Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sản lượng gạo thế giới dao động từ 560 đến 670 triệu tấn/năm (Hình 2.4). Trong 10 năm trở lại đây, năm có sản lượng thấp nhất là 2002 với 564,4 triệu tấn, năm cao nhất là 2008 với 667,3 triệu tấn. Các
nước sản xuất chủ yếu là Trung quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Thái lan,
Bangladesh, Việt Nam. Trong đó phần lớn sản xuất để dùng trong nước như
Trung quốc, Ấn độ, Indonesia... một số nước không đủ ăn phải nhập thêm như Indonesia...
Hình 2.4 - Sản lượng gạo thế giới
Sản lượng gạo thế giới
500 600 700
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Triệu tấn
Nguồn số liệu: USDA (2010), Rice YearBook: Data Set
Hình 2.5- Tổng lượng gạo thương mại thế giới
Tổng lượng gạo thương mại thế giới
0 10 20 30 40 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Triệu tấn
Nguồn số liệu: USDA (2010), Rice YearBook: Data Set
Tổng lượng gạo giao dịch thương mại của thế giới 10 năm qua dao động trong khoảng 22 triệu đến 32 triệu tấn/năm (Hình 2.5). Các nước xuất khẩu chủ
yếu gồm Thái Lan xuất khẩu từ 7- 10 triệu tấn/năm, phần lớn là gạo chất lượng cao; Việt Nam xuất khẩu hơn 4 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 15-20% lượng gạo giao dịch của thị trường, phần lớn thuộc loại gạo chất lượng thấp.
Về diễn biến thị trường, quan sát chuỗi giá tháng của gạo Thái lan 5% tấm từ năm 1990 đến năm 2008 (Hình 2.6), cho thấy giá cả thị trường gạo thế giới rất biến động.
Hình 2.6 - Diễn biến giá gạo Thái lan 5% tấm
Giá gạo Thái Lan 5% tấm (1990-2008)
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 USD/Tấn
Nguồn số liệu: USDA (2010), Rice YearBook: Data Set
Hệ số biến động giá CV (CV- coefficient of variation) xét trong một năm
phần lớn là hơn 5%, có năm như 2008 hơn 20% (Hình 2.7)
Hình 2.7- Biến động giá gạo thế giới
Biến động giá gạo Thế giới
0 5 10 15 20 25 30 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 CV(%)
Tóm lại, thị trường gạo thế giới có các đặc điểm đáng lưu ý sau:
- Thị trường mỏng, tổng lượng gạo tham gia thương mại thế giới chỉ vào khoảng 5% tổng lượng sản xuất.
- Biến động phức tạp thể hiện qua sự biến động của giá cả, do là mặt hàng có tính chính trị cao dễ có sự can thiệp bất ngờ của các Chính phủ, quan hệ cung cầu lại rất nhạy cảm với nhiều yếu tố tác động như thời tiết, thiên tai dịch bệnh, tình trạng khủng hoảng, chiến tranh, quan hệ song phương, đa phương...
2.5.2- Tổng quan về xuất khẩu gạo của Việt Nam: 2.5.2.1- Về sản lượng lúa gạo
Hình 2.8 - Ước tính sản xuất và lúa gạo hàng hóa
Ước tính sản xuất và lúa gạo hàng hóa năm 2008 (triệu tấn)
36.5 18.72 27.8 10.72 8.7 4.65 8 4.3 0 10 20 30 40 Cả nước ĐBSCL Tổng sản lượng lúa Tiêu dùng Lúa Hàng hóa Gạo hàng hóa
Nguồn: Người viết trình bày dựa theo số liệu từ VFA (2008).
Theo tính tốn của Hiệp hội lương thực, sản lượng lúa hàng hóa của Việt nam hàng năm dao động trong khoảng từ 36 triệu đến 38 triệu tấn, lượng lúa
dành cho tiêu dùng nội địa khoảng 28 triệu tấn và lượng lúa hàng hóa có thể
xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn, tương đương từ 5 đến 6 triệu tấn gạo. Trong đó, riêng ĐBSCL có sản lượng lúa từ 18 triệu đến 20 triệu tấn/năm, lúa hàng hóa từ
8 triệu đến 9 triệu tấn/năm, tương đương từ 4,5 triệu đến 5,5 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu, chiếm hơn 90% tổng lượng xuất khẩu của cả nước.(Hình 2.8)
2.5.2.2- Về kết quả xuất khẩu
Tổng lượng gạo xuất khẩu 21 năm qua là 69,083 triệu tấn, với tổng kim ngạch 18,72 tỉ USD. Năm 2009 xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục với 6,053 triệu tấn và kim ngạch là 2,464 tỉ USD.
Hình 2.9 - Thành quả xuất khẩu gạo Việt Nam
Thành quả xuất khẩu gạo Việt nam
0 1 2 3 4 5 6 7 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 Lượng(tr tấn) Giá trị(tỉ USD)
Nguồn: Trang thông tin điện tử VFA (2010).
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 7,29%/năm. Tuy nhiên tăng
trưởng xuất khẩu gạo nói chung cũng khá biến động, chẳng hạn năm 1991 giảm 30% so năm 1990, do mất mùa vì thiên tai dịch bệnh (Hình 2.9).
2.5.3- Đầu ra cho gạo xuất khẩu Việt Nam hiện tại
Hiện có 2 kênh đầu ra chủ yếu là thực hiện các thỏa thuận của Chính phủ, gọi là Hợp đồng Chính phủ hay Hợp đồng tập trung và Hợp đồng giao dịch
thương mại giữa các thương nhân. Thị trường chủ yếu của Việt Nam là Đông Á,
trường tiềm năng Châu Phi; xuất khẩu gạo thơm, gạo lức, sạch cho Nhật Bản, Hàn quốc, EU.
2.5.3.1- Thị trường giao dịch theo thỏa thuận Chính phủ-Chính phủ
Các thỏa thuận của Chính phủ bao gồm nhiều dạng như: hợp đồng Chính
phủ-Chính phủ, trả nợ, viện trợ, đổi hàng .v..v. Hiện nay, đầu ra dạng này ở khu vực ĐBSCL chủ yếu là Hợp đồng Chính phủ, cịn gọi là Hợp đồng tập trung và cũng là đầu ra chính. Hợp đồng tập trung chiếm khoảng 50-55% tổng lượng xuất khẩu (Hình 2.10), thường được ký với giá cao hơn hợp đồng thương mại, nó
cũng được dùng làm cơ sở định giá sàn xuất khẩu. Khách hàng chính dạng hợp
đồng Chính phủ là Philippines, Indonesia, Malaysia...hầu hết được ký từ trước
năm giao hàng và Chính phủ hiện giao quyền cho Hiệp hội lương thực Việt Nam tổ chức thực hiện.
2.5.3.2- Thị trường giao dịch theo hợp đồng thương mại
Bao gồm các giao dịch với các cơng ty thương nhân nước ngồi mua gạo bán cho nước thứ ba, chiếm từ 35-40% tổng lượng xuất khẩu (Hình 2.10) như: Louis Dreyfus (Pháp), Ovlas Trading (Thụy sĩ), Novel Commodities (Thụy sĩ), Phoenix Commodities (Công ty Ấn Độ tại Singapore), Nidera (Thụy sĩ), Toepfer (Singapore) đưa gạo đi các nước Trung đông và Châu Phi. Tuy nhiên do tính
chất cơng ty kinh doanh là tự chịu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận nên gạo bán qua các cơng ty này thường có giá rẻ hơn từ 50-100USD/tấn, ngồi ra cịn phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, bao bì, tiến độ giao hàng (VFA,
Hình 2.10 - Thị phần xuất khẩu theo dạng hợp đồng
Thị phần xuất khẩu theo dạng Hợp Đồng (triệu tấn)
3.005 2.303 1.521 2.376 0 1 2 3 4 Năm 2007 Năm 2008 HĐ T- trung HĐ Thg-mại
Nguồn số liệu: VFA (2007) và VFA (2008)
2.5.3.3 Các cơng ty khách hàng nước ngồi chủ chốt:
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, số thương nhân nước ngoài đến quan hệ giao dịch mua gạo với Việt Nam ngày càng tăng, năm 2005 có khoảng 280 và năm 2008 có hơn 300 thương nhân. Trong đó:
- Các Cơng ty quốc gia được chỉ định mua gạo theo Hợp Đồng Chính phủ gồm: NFA-Philippines; Alimport- Cuba; Bernas-Malaysia; Bulog-Indonesia.
- Các Cơng ty thương mại có lượng mua hơn 100.000 tấn/năm khoảng 10 công ty: Novel Commodities (Thụy sĩ) ( 150.000 tấn) , Louis Dreyfus (Pháp) (338.000 tấn), Ovlas Trading (Thụy sĩ) (221.000 tấn), Phoenix Commodities (Thụy sĩ), Toeper (Singapore) mỗi nơi 100.000 tấn (VFA, 2007, 2008).
2.5.4 Tỉ trọng gạo xuất khẩu phân theo châu lục
Từ 2005, gạo Việt Nam có mặt khắp các châu lục, thị trường truyền thống Châu Á dẫn đầu với tỉ lệ từ 48% trở lên có năm như 2007 đến 72%, kế đến Châu Phi bình quân từ 16% đến 33%, châu Mỹ 10%, Trung đơng 4%, Châu Âu 2% và Úc 0,5%.(Hình 2.11).
Hình 2.11 - Thị phần xuất khẩu theo châu lục
Xuất khẩu theo châu lục
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Á (%) Phi (%) Mỹ (%) T rung Đông (%) Âu (%) Úc (%)
Nguồn số liệu: tổng hợp từ các báo cáo VFA (2006, 2007, 2008) 2.5.5 Doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, năm 2008 cả nước có hơn 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, trong số này chỉ có 11 là doanh nghiệp xuất khẩu lớn (chiếm tới 69% tổng lượng xuất khẩu), các doanh nghiệp còn lại đều xuất dưới
1.000 tấn/năm (VFA, 2008).
Cũng theo số liệu của Hiệp hội lương thực, Tổng công ty lương thực miền Nam và 5 doanh nghiệp thành viên chủ chốt chiếm hơn 45% và Tổng công ty lương thực miền Bắc hơn 10% tổng lượng xuất khẩu. Trường hợp xét theo doanh nghiệp trong Hiệp hội và ngoài Hiệp hội, thì tỉ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội chiếm đến hơn 98%.(Hình 2.12)
Như vậy, nếu tính tốn chỉ số HHI hay tỉ số CR về độ tập trung thị trường (theo phụ lục 2) thì:
i) HHI chắc chắn lớn hơn 1800, cho thấy thị trường khâu xuất khẩu có sự tập trung cao.
Hình 2.12 - Tỉ trọng xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp
Tỉ trọng xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp
0 20 40 60 80 100 120 Năm 2005 Năm 2006 T CT Y LT miền Nam và 5 doanh nghiệp thành viên chủ chốt %
T CT Y LT miền Bắc %
Các doanh nghiệp trong Hiệp hội lương thực %
Các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội lương thực %
Nguồn số liệu: tổng hợp từ các báo cáo VFA (2006, 2007,2008)
Tóm lại, xu hướng chung của xuất khẩu gạo Việt Nam là tăng trưởng, nhưng thị trường gạo thế giới biến động rất phức tạp và khó lường. Đầu ra gạo xuất khẩu được thực hiện dưới hai dạng hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại; lượng giao dịch theo hợp đồng thương mại ngày càng tăng lên nhưng giao dịch theo hợp đồng tập trung vẫn giữ vị trí quan trọng và ổn định nhờ có sự bảo trợ Chính phủ của cả hai nước mua và bán. Các doanh nghiệp xuất khẩu gồm đủ thành phần kinh tế; tuy nhiên nhờ yếu tố lịch sử, lợi thế về qui mô và do cơ chế, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc Hiệp hội lương thực có vai trị chủ đạo và chi phối hoạt động xuất khẩu gạo ở ĐBSCL.
Chương 3 Lập mơ hình và phân tích đánh giá các tác động
3.1- Thiết lập mơ hình
Từ những kết quả nghiên cứu được từ chương 1 và chương 2, vận dụng
phương pháp mơ hình cân bằng riêng phần nêu ở phụ lục 1. Mơ hình thị trường gạo xuất khẩu ĐBSCL hiện hành được thiết lập với hệ phương trình như sau:
Đường cầu D: Qd = Qd(1-ed) + (ed* Qd/pd)*p (3.1)
Đường cung S: Qs = Qs(1-es) + (es* Qs/pd)*p (3.2)
Xuất khẩu Sx: Qx =Qs(1-es) + (es* Qs/pd)*p - Qd(1-ed) + (ed* Qd/pd)*p (3.3)
Qx ≤ Qqu (3.4)
Trong đó:
- ed độ co giãn cầu theo giá. - es độ co giãn cung theo giá. - Qd lượng cầu cân bằng - Qs lượng cung cân bằng
- Pd mức giá cân bằng thị trường nội địa.
Đồ thị biểu diễn như hình 3.1
- Theo đó do chính sách hạn ngạch xuất khẩu Qqu, thị trường cân bằng ở
mức giá nội địa là Pd, tại đó có lượng cung cân bằng Qs và lượng cầu cân bằng Qd. Lượng cung cân bằng nhiều hơn lượng cầu cân bằng một lượng Qx để xuất khẩu tương ứng với mức hạn ngạch Qqu.
- Tuy xuất khẩu, nhưng do có hạn ngạch nên giá thế giới Pw khơng truyền hồn tồn vào nội địa. Chừng nào cịn xuất khẩu và cịn hạn ngạch thì giá nội địa Pd ln nhỏ hơn hay bằng Pw.
Hình 3.1- Mơ hình thị trường gạo ĐBSCL
3.2- Phân tích đánh giá chính sách hạn ngạch xuất khẩu hiện hành 3.2.1- Ưu điểm: 3.2.1- Ưu điểm:
Mơ hình cho thấy, chính sách hạn ngạch xuất khẩu gạo đã cung cấp cho
Nhà nước một công cụ quản lý khá hiệu quả:
- Hữu hiệu trong kiểm soát tổng lượng gạo xuất ra ngoài nước. - Giữ giá cả trong nước ổn định trước biến động của giá cả thế giới. 3.2.2- Nhược điểm:
Tuy nhiên, chính sách này cũng có những nhược điểm sau:
P S Pw Qx Qx Qqu Q D Sx Pd Qd Qs
- Phát sinh một khoản lợi ích gọi là “quota rent” cho doanh nghiệp xuất khẩu
+ Là phần diện tích QR= Qx*(Pw - Pd) (Hình 3.2)
+ Đây chính là phúc lợi của nơng dân trồng lúa chuyển sang doanh
nghiệp xuất khẩu
+ Đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh tiêu cực mua bán, “chạy”
quota trước đây hoặc bán phá giá, đăng ký hợp đồng giữ chỗ hiện nay. - Tạo nên một khoản mất mát ròng của quốc gia
+ Là phần diện tích WL trên mơ hình, thực chất cũng là sự mất mát về phúc lợi của nông dân trồng lúa.
Hình 3.2 - Phân tích tác động của chính sách hạn ngạch xuất khẩu (1)
+ Sự mất mát này càng lớn hơn nếu các doanh nghiệp xuất khẩu đàm
phán kém hoặc tranh nhau bán phá giá. Khi đó giá xuất khẩu thực Px thấp hơn giá thị trường thế giới Pw, nên ngoài khoản mất mát rịng lớn hơn (diện tích WLw so với WLx), còn bị mất thêm một khoản “quota rent” vào tay thương nhân nước ngồi, là diện tích QRL= Qx*(Pw-Px ) (Hình 3.3).
P S Qx Qx Px WL Qqu Q D Sx Pd Qd Qs
Khâu xuất khẩu Thị trường nội địa
Hình 3.3 - Phân tích tác động của chính sách hạn ngạch xuất khẩu (2)
- Không triệt để trong bảo đảm ổn định thị trường nội địa: Mơ hình cho
thấy lượng tồn kho xuất khẩu cũng là lượng hàng hóa đang lưu thơng trên thị trường nội địa. Do đó, bất kỳ sự tác động nào đến tồn kho xuất khẩu như do hoạt
động thu mua... đều gây biến động thị trường nội địa.
3.3- Phân tích các tình huống biến động thị trường
Có 4 kịch bản tác động đến Pd, trong đó gồm 1 từ thị trường thế giới thông qua sự biến động của Pw, 2 do biến động cung cầu S, D trong nước và tác động chủ quan vào Qx, định giá thu mua do quyền lực thị trường.
3.3.1- Biến động cầu thế giới
- Tình huống cầu thế giới tăng (Hình 3.4), thể hiện qua giá thế giới tăng từ Pw1 lên Pw2, nhưng do hạn ngạch không đổi, lượng xuất khẩu Qx không đổi nên Pd không đổi. P S Qx Qx Px W WLx Qqu Q D Sx Pd Qd Qs
Khâu xuất khẩu Thị trường nội địa
WLw QRL
Hình 3.4 - Phân tích biến động tăng giá thị trường thế giới
- Tình huống cầu giảm mạnh và làm giá thế giới Pw1 giảm xuống Pw2 thấp hơn giá trong nước Pd1(Hình 3.5): khi đó lượng xuất khẩu sẽ giảm và nhỏ hơn mức hạn ngạch hiện hành, có tác động làm tăng tồn kho xuất khẩu và tạo sự dư thừa trên thị trường nội địa, sinh áp lực giảm giá Pd1 xuống Pd2. Nhưng Tổ điều hành xuất khẩu sẽ khơng phản ứng hoặc phản ứng chậm, vì thu mua lúa thừa để cân bằng giá sẽ tốn kém chi phí.
Hình 3.5 - Phân tích biến động giảm giá thị trường thế giới
3.3.2- Thay đổi cung nội địa: P S Qx Qx Pw1 Qqu Q D Sx Pd Qd Qs
Khâu xuất khẩu Thị trường nội địa
Pw2 P S Qx Q D Sx Pd2 Qd1 Qs1 Pw2 Pw1 pd1 Qx Qqu
Khâu xuất khẩu Thị trường nội địa Qs2 Qd2
- Tình huống giảm cung do mất mùa làm S1 dịch trái sang S2 như Hình 3.6, có tác động tạo nên sự khan hiếm thị trường nội địa và áp lực giá Pd1 tăng lên
Pd2. Tuy nhiên, Tổ điều hành sẽ điều chỉnh giảm lượng xuất khẩu, như tạm dừng xuất, ngưng ký hợp đồng, làm cung xuất khẩu dịch từ Sx1 sang Sx2, thị trường
nội địa ổn định về mức giá củ Pd1.
Hình 3.6 - Phân tích biến động giảm cung nội địa
Hình 3.7 - Phân tích biến động tăng cung nội địa
- Tình huống tăng cung như trúng mùa, thu hoạch rộ vụ mùa làm S1 dịch phải sang S2 như Hình 3.7, có tác động làm tăng tồn kho xuất khẩu, tạo nên sự
P S1 Qx Qx Pw Qqu Pd2 D Sx Pd1 Qs2 S2 Q Thị trường nội địa
Khâu xuất khẩu
Qd Qs1
P S1x
S1
Thị trường nội địa Khâu xuất khẩu
Pw S2 Qu1 Q D Qd Qs1 Pd2 Pd1 S2x Qs2 Qu2
dư thừa trên thị trường nội địa và gây áp lực giảm giá từ Pd1 xuống Pd2. Tuy
nhiên, Tổ điều hành sẽ phản ứng chậm chạp vì tốn kém như trên.