.1 Liệt kê các vấn đề được giải quyết từ RUP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 31 - 77)

Ứng dụng RUP Vấn đề Cách giải quyết Khơng đủ các yêu cầu Nhận và khuyến khích các feedback từ người dùng

Trao đổi thơng tin mơ hồ

Các hiểu lầm nghiêm được làm rõ sớm

Độ phức tạp quá cao Tập trung phát triển các khái niệm chứa nhiều rủi ro trước

Đánh giá chủ quan Đánh giá khách quan thơng qua qui trình kiểm tra (testing)

Các mâu thuẩn khơng được phát hiện

Mâu thuẩn được phát hiện sớm

Kiểm chứng kém Bắt đầu kiểm tra sớm sẽ nâng cao hiệu quả kiểm chứng

Qui trình lặp

Thiết kế các yêu cầu Xây dựng trong quản lý yêu cầu cách tiếp cận kỷ luật

Trao đổi thơng tin mơ hồ

Trao đổi thơng tin dựa trên các yêu cầu đã xác định

Độ phức tạp quá cao Đặt độ ưu tiên, lọc và theo dõi các yêu cầu Đánh giá chủ quan Đánh giá khách quan các chức năng và hiện

năng Các mâu thuẩn

khơng được phát hiện

Mâu thuẩn dễ phát hiện Quản trị các

yêu cầu

Kiểm chứng kém Đánh giá khách quan các chức năng và hiệu năng

Kiến trúc kém bền Các thành phần dễ tạo ra các kiến trúc đàn hồi

Quá phức tạp Tái sử dụng các quy chuẩn trong ứng dụng, tính đơn thể cho phép phân tích vấn đề phức tạp thành các vấn đề đơn giản hơn

Kiến trúc phân tán

Các thay đổi khơng thể kiểm sốt

Các thành phần cung cấp nền tảng tự nhiên cho quản lý cấu hình ứng dụng

Thiết kế các yêu cầu Các use-case và scenario đặc tả hành vi rõ ràng

Trao đổi thơng tin mơ hồ

Các mơ hình nắm bắt tường minh các thiết kế

Mơ hình hố trực quan

Kiến trúc kém bền Các kiến trúc khơng đơn thể và cứng nhắc bị phơi bày

Quá phức tạp Các chi tiết khơng cần thiết được che dấu khi cần

Các mâu thuẩn khơng được phát hiện

Các thiết kế tường minh chỉ ra các mâu thuẩn dễ dàng

Đánh giá chủ quan Testing đánh giá khách quan về trạng thái dự án

Các mâu thuẩn khơng được phát hiện

Đánh giá khách quan triệt tiêu các mâu thuẩn sớm

Kiểm định chất lượng

Test kém Tìm thấy sai sĩt kịp thời và chi phí sửa chữa thấp

Thiếu yêu cầu Sơ đồ các thay đổi yêu cầu được xác định và lặp đi lặp lại

Thơng tin mơ hồ Các yêu cầu thay đổi làm cho thơng tin trao đổi rõ ràng

Quá phức tạp Vùng làm việc biệt lập giảm trở ngại do làm việc song song

Đánh giá chủ quan Thống kê về mức độ thay đổi là độ đo tốt nhất cho các đánh giá khách quan về trạng thái dự án

Mâu thuẩn chưa được xác định

Vùng làm việc chứa tất cả cơng cụ để tạo sự nhất quán

Kiểm sốt các thay đổi trong hệ thống

Thay đổi vượt kiểm sốt

Tổng kết các hiệu quả từ RUP sẽ giúp doanh nghiệp ứng dụng giải pháp tin học đáp ứng các mục tiêu sau :

Đúng thời hạn

Bảo đảm ngân sách

Thoả mãn nhu cầu người dùng

Kết luận chương I

Trong chương I, luận văn đã trình bày khái quát những lý luận về cơng tác phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính, cơng tác tin học hố phục vụ cho việc thực hành nghiệp vụ quản lý tài chính tại doanh nghiệp.

Phần thực trạng về quản lý tài chính tại DNNVV và những khĩ khăn vướng mắc khi ứng dụng CNTT sẽ được trình bày trong chương II.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CƠNG TÁC PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 2.1.1. Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 2.1.1. Tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp cĩ quy mơ nhỏ về vốn, lao động và doanh thu.

Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới (World Bank,WB) thì doanh nghiệp nhỏ và vừa được chia thành 3 loại dựa vào quy mơ hoạt động :

Doanh nghiệp siêu nhỏ : là doanh nghiệp cĩ số lao động dưới 10 người.

Doanh nghiệp nhỏ : là doanh nghiệp cĩ số lao động từ 10 đến dưới 50

người.

Doanh nghiệp vừa : là doanh nghiệp cĩ số lao động từ 50 đến dưới 300

lao động.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, cĩ số vốn đăng ký khơng quá 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hằng năm khơng quá 300 người. (Nguồn : Điều 3, Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/2001).

Nghị định 90/2001/CP ra đời như một luồng giĩ mới làm thức tỉnh hoạt động của DNNVV, các doanh nghiệp này đã phát triển một cách nhanh chĩng, từng bước khẳng định vai trị và vị trí của mình trong nền kinh tế đất nước.

Bảng 2.1 sẽ cho chúng ta thấy thực trạng về số lượng DNNVV đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hằng năm.

Đvt : Doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp 2001 2002 2003 2004 2005

Doanh nghiệp nhà nước 5.355 5.364 4.845 4.596 4.086 Doanh nghiệp ngồi nhà nước 44.314 55.236 64.526 84.003 105.169 Doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư

nước ngồi

2.001 2.308 2.641 3.256 3.697

Cộng 51.680 62.908 72.012 91.755 112.952

(Nguồn : Tổng cục thống kê)

 Xét theo số lượng :

 DNNN trung bình mỗi năm giảm hơn 300 doanh nghiệp, tương đương 5.76%/năm.

 DN ngồi nhà nước trung bình mỗi năm tăng gần 19.500 doanh nghiệp, tương đương 18.15%/năm.

 DN cĩ vốn đầu tư nước ngồi trung bình mỗi năm tăng gần 490 doanh nghiệp, tương đương 12.72%/năm.

 Xét theo cơ cấu :

 DNNN cĩ tỷ trọng giảm từ 10.36% trong năm 2001 xuống cịn 3.6% trong năm 2005.

 DN ngồi nhà nước cĩ tỷ trọng tăng từ 85.76% trong năm 2001 lên tới 93.11% trong năm 2005.

 DN cĩ vốn đầu tư nước ngồi cĩ tỷ trọng giảm từ 3.88% trong năm 2001 xuống cịn 3.29% trong năm 2005.

Đồ thị 2.1 : biểu diễn thành phần của DNNVV năm 2001 và 2005

Xét tổng thể :

 DNNVV chiếm 99% trong tổng số doanh nghiệp.

 DNNVV chiếm 25% tổng đầu tư xã hội.

 DNNVV chiếm 77% lực lượng lao động phi nơng nghiệp.

 Ngồi ra các DNNVV cịn đĩng gĩp đáng kể vào nguồn thu ngân sách quốc gia và chi phối hầu hết của hoạt động phân phối của cả nước, chiếm tỷ trọng khoảng 70 - 80%.

Đồ thị 2.2 : biểu diễn tỷ lệ đĩng gĩp của DNNVV

Tỷ lệ đĩng gĩp của DNVVN

Tong, 100%So luong, 99

%Dau tu , 25 %Lao dong, 77 0 20 40 60 80 100 120 Tong %So luong %Dau tu %Lao dong

(Nguồn : kết quả điều tra của Tổng cục thống kê)

Nam 2001 DNNN DN ngoai NN DN DTNN Nam 2005 DNNN DN ngoai NN DN DTNN

2.1.2. Vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa

 Giữ vai trị quan trọng trong nền kinh tế : các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp nhỏ và vừa cĩ đĩng gĩp đáng kể trong tổng sản lượng và tạo cơng ăn việc làm

cho người lao động.

 Giữ vai trị ổn định nền kinh tế : ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế cĩ được sự ổn định. Vì thế doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh

tế.

 Làm cho nền kinh tế năng động : doanh nghiệp nhỏ và vừa cĩ quy mơ nhỏ

nên dễ điều chỉnh hoạt động (xét về mặt lý thuyết).

 Tạo nên ngành cơng nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng : doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chun mơn hĩa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng

để lắp ráp thành một sản phẩm hồn chỉnh.

 Là trụ cột của nền kinh tế địa phương : nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại cĩ mặt ở khắp các địa phương và là người đĩng gĩp quan trọng vào thu

ngân sách, vào sản lượng và tạo cơng ăn việc làm tại các địa phương.

2.1.3. Những khĩ khăn chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam

Dù đĩng một vai trị khá quan trọng trong nền kinh tế nhưng thực trạng trong các doanh nghiệp này thì mang lại nhiều điều lo lắng và bất cập trong hệ thống tổ chức cũng như cơng tác thực hiện tại các doanh nghiệp. Theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngồi, khi đĩ với quy mơ lớn, mạng lưới phân phối tồn cầu và tính chun

nghiệp cao, các cơng ty nườc ngồi sẽ là đối thủ lớn, đe dọa sự tồn tại của nhiều DNNVV của Việt Nam.

Các doanh nghiệp khi mới thành lập hầu hết đều cĩ quy mơ nhỏ, sau một thời gian hoạt động cĩ thể sẽ phát triển và lớn dần lên nhường chỗ cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập khác, quá trình cứ thế tiếp diễn. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khĩ khăn để phát triển, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO.

Một số vấn đề khĩ khăn chung tại DNNVV :

 Vấn đề trước tiên được đặt ra là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất khĩ khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn do phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hiểu rõ cơ chế tín dụng của Ngân hàng thương mại, tâm lý sợ thủ tục rườm rà khĩ khăn.

 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang rất khĩ khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực khác như đất đai, cơng nghệ và các dịch vụ hỗ trợ phát triển. Cùng với đĩ là những trở ngại trong q trình cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng với nhiều rào cản thuế quan và phi thuế quan của các thị trường lớn.

 Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thiếu các kênh marketing nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường địa phương dựa vào mạng lưới các mối quan hệ cá nhân.

 Hệ thống máy mĩc thiết bị lạc hậu, khoảng 20 năm trong ngành điện tử, cơ khí, dệt may. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị của Việt nam chỉ ở mức 5-7% so với mức trung bình 20% của thế giới. Việc này làm tăng chi phí đầu vào, chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao, năng suất thấp.

 Vấn đề nguồn nhân lực cũng là một trong những khĩ khăn mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang gặp phải. Tại TP.HCM theo khảo sát của Trung Tâm Hỗ Trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tại TP.HCM, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cĩ 5,1% lao động cĩ trình độ đại học. Theo số liệu thống kê của Cục Phát Triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư) với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía bắc cho thấy cĩ đến 55,63% số chủ doanh nghiệp cĩ trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đĩ cĩ 43,3% chủ doanh nghiệp cĩ trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thơng các cấp. Cụ thể, số người là tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%, thạc sĩ là 2,33%, đã tốt nghiệp đại học là 37,82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% cĩ trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp ngay cả những người cĩ trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp.

 DNNVV cũng rất khĩ khăn trong việc tiếp cận thơng tin và các dịch vụ hỗ trợ, một phần do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chuyên mơn, ngoại ngữ. Ngồi ra việc đầu tư cho hệ thống thơng tin thấp, khơng thể theo kịp diễn biến của thị trường. Vì thế, cĩ nhiều quyết định kinh doanh được đưa ra chỉ dựa vào kinh nghiệm và phán đốn cảm tính, đều này dẫn đến nguy cơ rủi ro rất lớn trước áp lực cạnh tranh quốc tế.

2.2. Cơng tác lập kế hoạch tài chính của các DN trong thời kỳ bao cấp 2.2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1975 - 1986 2.2.1. Sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1975 - 1986

Thời kỳ bao cấp là tên gọi thường được sử dụng tại Việt Nam để nĩi đến một giai đoạn 1975 - 1986, giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hố tập trung (Centrally Planed Economy - CPE). Sau khi

miền Nam Việt Nam được hồn tồn giải phĩng (năm 1975), nhà nước đã bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Kế hoạch này cĩ nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn các chỉ tiêu đều khơng đạt, sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4%/năm (kế hoạch là 13-14%) trong khi tỷ lệ dân số tăng 2,3%. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay gắt, ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20, nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu. Nhà nước thiếu vốn đầu từ cho nền kinh tế, nhiều cơng trình phải bỏ dở, hàng tiêu dùng thiết yếu thiếu hụt trầm trọng.

Đại hội IV Đảng cộng sản đã quyết định cải tạo xã hội chủ nghĩa trong cả nước với mục tiêu lớn, đĩ là : xây dựng chế độ làm chủ tập thể và sản xuất lớn. Do các mục tiêu đề ra quá lớn nên trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985) nền kinh tế thiếu cân đối và lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình trệ trên mọi lĩnh vực. Nạn lạm phát tăng nhanh, đầu những năm 80 tăng khoảng 30-40% hàng năm, cuối năm 1985 lên đến 587,2% và siêu lạm phát đạt đến đỉnh cao vào năm 1986 với 774,7%. Đời sống nhân dân hết sức khố khăn.

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế trong giai đoạn này là nhà nước kiểm sốt tồn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất như phân phối về thu nhập. Các nhà làm kế hoạch quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và phân phối cho ai với những loại hàng hố và khối lượng hàng hố nào được sản xuất, sau đĩ các hướng dẫn cụ thể sẽ phổ biến đến các hộ gia đình, xí nghiệp, hợp tác xã thực thi việc sản xuất này. Đây là mơ hình kinh tế đối lập với nền kinh tế thị trường, nơi mà thị trường tự do đĩng vai trị giá cả, sản xuất của nền kinh tế.

Hàng hố được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hố khơng được mua bán tự do trên thị trường, khơng được vận chuyển tự do từ nơi này đến nơi khác.

Nền kinh tế thời kỳ này cĩ 2 thành phần kinh tế chủ yếu, đĩ là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, trong đĩ kinh tế quốc doanh kiểm sốt các ngành cơng nghiệp và dịch vụ, hợp tác xã trong nơng nghiệp và thương nghiệp, thành phần kinh tế khác (cá thể) trong tiểu thủ cơng nghiệp. Nhà nước chỉ huy nền kinh tế mà cụ thể là 2 thành phần kinh tế trên theo một kế hoạch tập trung với những chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống.

2.2.2. Cơng tác lập kế hoạch tại các doanh nghiệp giai đoạn 1975 - 1986

Nhà nước tuyệt đối hố vai trị của kế hoạch, phủ nhận vai trị của thị trường. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp đều bắt buộc phải lập kế hoạch và phải cĩ sự giám sát, kiểm tra và kiểm duyệt chặt chẽ của cơ quan nhà nước. Trong bối cảnh đĩ thì cơng tác lập kế hoạch tài chính cũng là một trong những cơng việc mà doanh nghiệp phải thực hiện theo chỉ đạo của nhà nước.

Kế hoạch tài chính được doanh nghiệp xây dựng bao gồm các kế hoạch sau :

 Kế hoạch về doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 31 - 77)