Vấn đề cổ phần hóa Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 43 - 46)

2.3.5 .Hiệu quả kinh doanh

2.4. Vấn đề cổ phần hóa Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

a/ Khái quát về cổ phần hóa NHNTVN :

Trong năm 2007, Vietcombank đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, đây là bước quan trọng trong tổng thể phương án cổ phần hóa Vietcombank.

Thực hiện Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm cổ phần hoá Vietcombank, Vietcombank đã tiến hành các thủ tục chuyển đổi từ ngân hàng 100% vốn nhà nước thành ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật.(Xem phụ lục 2)

b/ Kết quả hoạt động kinh doanh một số lĩnh vực sau khi cổ phần hóa đến cuối thời điểm 30/9/2008

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2007TH KH TW2008 TH 9tháng 2008 % TH Kế hoạch 1/ Huy động vốn từ nền kinh tế tỷ đồng 25.334 27.318 20.074 73,48% 2/ Dư nợ cho vay tỷ đồng 13.758 17.700 16.973 95,89%

-

Tỷ lệ nợ xấu (tối đa 2%/ tổng dư

nợ) ≤2% 1,82% - Tỷ trọng DNVVN trong tổng dư nợ chiếm % ≥14% 7,56% - Tỷ trọng KH thể nhân trong tổng Dư nợ chiếm % ≥12% 2,92% 3/ Dư nợ bảo lãnh tỷ đồng 1.870 1.400 2.725 194,68% 4/ Thanh toán XK triệu USD 6.028 3.904 64,76% 5/ Thanh toán NK triệu USD 4.173 4.110 98,49%

Bước sang năm 2008, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng gặp phải khơng ít khó khăn như lạm phát cao, thị trường tài chính diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, hoạt động ngân hàng trở nên khó khăn hơn do Chính phủ cũng chấp nhận giảm tăng trưởng, để chống lạm phát. NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ ngày càng quyết liệt hơn, trong đó NHNN tiếp tục rút bớt tiền đồng khỏi lưu thông, tiếp tục nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ 2, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các TCTD, thu lại 52.000 tỷ đồng tiền của KBNN trước đây để gửi tại các NHTM quốc doanh. Vì vậy tình trạng khan hiếm VND, đẩy lãi suất tăng liên tục cả tiền VND lẫn USD và cuộc chạy đua về huy động vốn giữa các NHTM ngày một gay gắt và khốc liệt hơn. NHNN đã phải liên tục có những chính sách điều chỉnh như trong tháng 4/2008 Hiệp hội ngân hàng quy định trần lãi suất huy động 12%/năm; ngày 16/5/2008 NHNN quyết định nâng lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12%/năm và dỡ bỏ trần lãi suất huy động và ngày 11/6/2008 nâng lãi suất cơ bàn từ 12% lên 14%/năm. . .

Họat động kinh doanh của VCB HCM cũng gặp khơng ít khó khăn nhất là trong cơng tác huy động vốn, họat động của một số bộ phận, phòng ban khác cũng gặp trở ngại, cụ thể như sau:

- Hoạt động của phịng tín dụng thể nhân thì nằm dưới sự kiểm sốt chặt

trong tăng trưởng dư nợ tránh rủi ro phát sinh, do đó việc tăng trưởng dư nợ nhóm khách hàng SME và cá nhân vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra.

- Phòng thẻ: Phát hành thẻ ATM tại VCB nhiều thủ tục rườm rà, còn cứng

nhắc gây ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Thu phí phát hành thẻ, thu phí trong thanh tốn trả lương qua tài khoản…, trong khi đó ở các ngân hàng khác có nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn như miễn phí phát hành thẻ, khơng thu phí trả lương qua tài khoản, tặng tiền trong tài khoản của khách hàng… do đó rất khó cạnh tranh, bên cạnh đó số lượng ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ ngày một đơng. Hiện tượng rớt mạng ATM, mạng chập chờn trên tồn hệ thống vẫn thỉnh thoảng xảy ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh của VCB.

- Phịng ATM: Do địa bàn q rộng, hiện có tất cả 188 máy ATM trên địa bàn,

cán bộ lại ít (hiện chỉ có 3 nhóm) khó đảm đương và giải quyết ngay các sự cố về máy ATM do đó bị khách hàng phàn nàn nhiều. Do tiền giấy Polime không đồng nhất về độ dày mỏng do đó cũng gây ra các sự cố trong hoạt động máy ATM nhưng hiện nay tình trạng này cũng đã giảm. Các phòng rút tiền máy ATM mặc dù được vệ sinh hàng ngày nhưng do khối lượng người giao dịch lớn do đó nhanh bám bụi bẩn và thiết bị nhanh xuống cấp.

- Phịng Xuất khẩu: Do Tổng cơng ty Dầu Việt Nam, trước đây là Petechim

chuyển sang giao dịch ngân hàng khác từ cuối tháng 5 nên đã làm doanh số thanh tốn của phịng giảm mạnh. Hiện vẫn chưa phân tích được các đối tượng khách hàng đang thực hiện giao dịch và các khách tiềm năng chưa có quan hệ và từ đó đề xuất các giải pháp thu hút khách hàng giao dịch. Chưa liên hệ với sàn giao dịch hàng hoá…

- Phịng tiết kiệm: Quy định gửi tiền tiết kiệm khơng được rút trước hạn đã gây

hạn do đó các khách hàng cũng đã chuyển đi nhiều. Hiện VCB HCM không áp dụng tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ trong khi đó các chi nhánh VCB khác có áp dụng.

- Các phịng giao dịch: Phòng giao dịch quá chật hẹp (PGD số 7, 6), nhân viên

ít đảm đương nhiều cơng việc, thiếu nhân viên trông giữ xe cho khách hàng, bảng hiệu chưa đồng nhất và khó nhìn thấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 43 - 46)