Những kết quả đạt được và những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 46)

2.3.5 .Hiệu quả kinh doanh

2.5. Những kết quả đạt được và những mặt hạn chế

2.5.1. Những kết quả đạt được:

VCB HCM được xem là chi nhánh ngân hàng năng động, sáng tạo ln vượt qua khó khăn và đi đầu trong đổi mới, có tổng tích sản lớn nhất tại TP.HCM và đạt mức tăng trưởng hàng năm bình quân từ 15% đến 20%.

Trong hệ thống ngân hàng, VCB được đánh giá là NH có thương hiệu mạnh; nguồn nhân lực, kỹ năng quản trị và danh mục dịch vụ tương đối hiện đại so các NHTM nhà nước khác, được kỳ vọng đủ điều kiện để cạnh tranh trên quy mô khu vực. VCB là một thương hiệu được biết dến rộng rãi tại thị trường trong nước và quốc tế, có mạng lưới ngân hàng đại lý và quan hệ SWIFT với hàng trăm ngân hàng tại nhiều nước trên thế giới, giúp quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của VCB thống nhất, nhanh chóng. Hiện VCB là trung gian lớn nhất ở Việt Nam thực hiện các dịch vụ thu chi hộ, thông báo, xác nhận L/C, chuyển tiền, tỷ trọng thanh toán XNK VCB HCM so với tổng kim ngạch XNK chung toàn thành phố duy trì ở mức 35%…

VCB HCM có lợi thế trong việc huy động nguồn vốn giá rẻ từ tiền gửi thanh toán của các DN lớn và các TCTD như: Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), Tổng Cơng ty CP Khoan dịch vụ khoan dầu khí(PV Drilling),Tổng Cơng Ty Thương Mại Sài Gịn(SATRA),Vinamilk,Petec,Saigon Petro… và các doanh nghiệp kinh doanh XNK có nguồn thu ngoại tệ lớn như Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam(Vinafood II), Cty CP Vĩnh Hoàn,Cty CP Hùng Vương,….

VCB HCM là ngân hàng đi tiên phong trong việc triển khai và ứng dụng những sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, hiện đại, có nhiều tiện ích so với các NHTM trên cùng địa bàn.

2.5.2.Những mặt hạn chế và cơ hội, thách thức mới:

Công tác tiếp thị cịn hạn chế, tính đa dạng hóa khách hàng chưa cao. Chi nhánh vẫn còn phụ thuộc quá lớn vào một số khách hàng như công tác bảo lãnh phụ thuộc vào Vinafood, công tác XNK phụ thuộc vào nhóm khách hàng dầu khí,giao dịch tiền gửi và tín dụng cịn phụ thuộc nhiều vào các đơn vị là TCT lớn của nhà nước trong lĩnh vực dầu khí, hàng khơng, du lịch, thép, thương mại, bưu chính viễn thơng…Sự phụ thuộc này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc huy động và sử dụng vốn, gia tăng thị phần trong lĩnh vực hoạt động nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro khi những khách hàng này khơng cịn giao dịch tại VCB mà chuyển sang các ngân hàng trong ngành của họ với tư cách là cổ đông lớn…

Năng lực kinh doanh hạn chế, thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tài sản chưa cao. Cơ chế quản trị doanh nghiệp theo mô hình nhà nước chưa giải phóng được các năng lực cạnh tranh của NH. Cơ chế chính sách khuyến khích người lao động cịn nhiều bất cập.

Khơng chỉ riêng công tác huy động vốn bị cạnh tranh về lãi suất, chương trình ưu đãi cho khách hàng mà cả cơng tác tín dụng cũng rơi vào tình trạng tương tự. VCB HCM vốn có thế mạnh về lãi suất cho vay thấp nhưng khối các ngân hàng nước ngoài lại thu hút khách hàng bằng mức lãi suất thấp hơn và sẵn sàng cấp hạn mức tín dụng cao cho các doanh nghiệp có vốn nước ngồi hoạt động tại Việt Nam. Chính điều này đã làm cho chi nhánh hết sức khó khăn trong việc tiếp xúc, cấp tín dụng cho các doanh nghiệp FDI.

Cơ cấu sản phẩm vẫn cịn đơn điệu, chưa có chính sách cho từng nhóm khách hàng riêng biệt, với thế mạnh là ngân hàng chuyên về lĩnh vực tài trợ, thanh

toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính nên hoạt động chủ yếu là chuyên về bán buôn, chưa phát triển mạnh được mảng dịch vụ bán lẻ (là mảng dịch vụ có tiềm năng và sẽ quyết định sự sống cịn của các NHTM trong tương lai).

Quy trình, thủ tục ở một số bộ phận còn rườm rà, cứng nhắc, thời gian thao tác xử lý công việc đơi lúc cịn chậm, gây phiền hà cho khách hàng.

Sự xuống cấp, thiết kế lạc hậu của trụ sở chính, khách hàng đến giao dịch khơng có chỗ để xe, khơng gian sàn giao dịch quá chặt hẹp, nhìn chung cơ sở vật chất đang trong tình trạng quá tải,trụ sở đi thuê cách xa trụ sở chính nên các phịng ban làm việc phân tán, gây phiền hà cho khách hàng. Các cơ sở trực thuộc đều là tài sản đi th, hình ảnh khơng nhất qn.

· Cơ hội:

Khi hội nhập kinh tế đồng nghĩa với việc xoá bỏ bảo hộ, mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực ngân hàng và thực hiện đối xử bình đẳng. Như vậy, xét về cơ hội, hội nhập kinh tế là động lực để cho Vietcombank Hồ Chí Minh buộc phải cải cách đổi mới hơn nữa, chấp nhận mọi sự cạnh tranh và luật chơi quốc tế. Ngồi ra chúng ta có nhiều cơ hội để tiếp cận thực tế những công nghệ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và các thủ thuật kinh doanh ngân hàng; mở rộng hợp tác với các ngân hàng nước ngồi để rút ngắn trình độ. Mặc khác khi hội nhập thì các ngân hàng trong nước sẽ có những phản ứng và điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro.

· Thách thức

Thách thức của VCB HCM trong thời gian tới là rất lớn. Bước vào giai đoạn hội nhập chúng ta phải minh bạch hóa, chấp nhận sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngồi và định chế tài chính quốc tế đối với tình hình tài chính. Các ngân hàng

nước ngồi sẽ thu hút nguồn nhân lực từ phía các ngân hàng trong nước; bên cạnh đó là chia sẻ thị phần của các ngân hàng trong nước đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng hiện đại. Thời gian qua thị phần của VCB HCM trên địa bàn TP.HCM đang bị suy giảm nhất là ở lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thẻ…

Dù vượt trội trong nước nhưng khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì VCB khơng thể nào so sánh được với các ngân hàng đặc biệt là các NH hàng đầu thế giới về thanh toán quốc tế, mạng lưới đại lý và nhân lực như HSBC, Citibank, Standard Chartered Bank….và trong tháng 9 năm 2008 2 ngân hàng HSBC, Standard Chartered Bank đã được cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam. Sự có mặt của các ngân hàng này vốn rất mạnh về giao dịch ngoại hối, tài trợ thương mại cũng là một thách thức lớn vì họ sẽ thu hút những khách hàng tốt nhằm đảm bảo an toàn hoạt động và chuyển phần rủi ro lại cho các ngân hàng trong nước trong đó có VCB.

Một vấn đề rất đáng chú ý nữa là sau CPH, nếu VCB không thay đổi cung cách quản lý, khuyến khích nhân viên, sẽ có một đợt “chảy máu chất xám” từ VCB sang các NHTMCP mới và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, khơng nên để VCB HCM nói riêng và VCB nói chung là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho các ngân hàng khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II của luận văn đã đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của VCB HCM trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến ngày 30 tháng 9 năm 2008.

.

Từ những kết quả phân tích trong chương II sẽ là cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của VCB HCM trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở chương III. Những giải pháp này xuất phát từ việc phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu để hình ảnh, thương hiệu VCB nói chung và VCB HCM nói riêng ngày càng phát triển trên thị trường tiền tệ Việt Nam, vươn xa hơn trong khu vực và trên thế giới.

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNTVN- CN TP.HCM

3.1. Định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – chinhánh Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2010. nhánh Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2010.

3.1.1. Định hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Qua hơn 20 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.

Từng bước phát triển đồng bộ và quản lý sự vận hành các loại thị trường cơ bản, theo cơ chế mới. Thị trường hàng hố phát triển với quy mơ lớn, tốc độ nhanh. Các thị trường dịch vụ, lao động, khoa học và cơng nghệ, bất động sản đang được hình thành. Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi cho đầu tư phát triển bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách. Quan hệ tiền - hàng cơ bản hợp lý, bảo đảm hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống, giá tiêu dùng bình quân hàng năm tăng thấp hơn mức tăng GDP.

Đây là những cơ sở tốt cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện mới là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế sẽ phải đối phó với khơng

ít khó khăn và thách thức. Trên cơ sở những điều kiện như thế, một số định hướng lớn cho sự phát triển nền kinh tế đến năm 2020 là nền kinh tế nước ta sẽ trở thành một nước cơng nghiệp. Do đó tốc độ phát triển công nghiệp phải đạt cao trên 13% trong nhiều năm và năm 2020 công nghiệp phải chiểm 45% GDP, mặt khác, cần tăng tỷ trọng dịch vụ trong GDP lên trên 42% và tỉ lệ giá trị nông nghiệp xuống dưới mức 13% vào năm 2020 nhằm hướng tới hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và bước sang nền kinh tế tri thức. Từ đó, các định hướng về mặt giải pháp bao gồm:

· Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất

Hệ thống quan hệ sản xuất ở nước ta sẽ được phát triển trên cơ sở chủ trương đa dạng hố các hình thức sở hữu, các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, các hình thức liên kết, liên doanh, với sân chơi "bình đẳng", khơng phân biệt đối xử. Trong hệ thống quan hệ sản xuất này, kinh tế nhà nước cần tự đổi mới, tự hồn thiện vươn lên thật sự đảm nhận vai trị chủ đạo (chủ yếu là trong một số lĩnh vực then chốt và kinh tế công cộng), dẫn dắt, mở đường và hướng các nỗ lực phát triển trong nền kinh tế quốc dân vào các mục tiêu phát triển chung của đất nước.

· Phát triển lực lượng sản xuất theo định hướng cơ cấu hợp lý nhằm đạt được các yêu cầu về q trình cơng nghiệp hóa (CNH) rút ngắn, phối hợp giữa lợi thế về nhân lực dồi dào, nguồn tài nguyên, và bước nhảy vọt cơ cấu tận dụng nguồn trí tuệ Việt Nam, lợi thế công nghệ cao của thế giới.

· Đẩy mạnh CNH nơng nghiệp-nơng thơn. Tìm ra được mơ hình phát triển thích hợp cho nơng nghiệp nơng thơn, trong đó chú ý tới sự phát triển của các quy mơ vừa và nhỏ với phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế và bố trí hợp lý các điểm dân cư nhằm nâng cao thu nhập của đại bộ phận dân cư, giải quyết việc làm ở nông thôn, giảm sức ép luồng di dân tự do vào đô thị, tạo ổn định xã hội, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài, khai thác tốt nguồn vốn trong nước.

của Nhà nước bao cấp, định rõ chức năng Nhà nước về kinh tế trong cơ chế thị trường. Tạo lập một hệ thống công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mơ hữu hiệu, trong đó, vai trị của hai loại cơng cụ là tài chính và ngân hàng phải được đặc biệt quan tâm, công cụ kế hoạch hố được hồn thiện theo hướng chuyển sang định hướng là chính.

· Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ

Phát triển nhanh khu vực dịch vụ đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với tiềm năng còn rất lớn của nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng GDP, phấn đấu đạt 7,7 - 8,2%/năm.

Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, như vận tải, thương mại, du lịch, ngân hàng, bưu chính - viễn thơng. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở nông thôn. Mở rộng các dịch vụ mới, nhất là những dịch vụ cao cấp, dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Trong sự phát triển nhanh hơn của dịch vụ vận tải, cần tạo lập và phát triển mạnh dịch vụ vận tải đa phương thức và dịch vụ hỗ trợ các phương thức vận tải. Tiếp tục phát triển mạnh thương mại trong nước trên tất cả các vùng và gia tăng nhanh xuất khẩu. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch. Hiện đại hố và mở rộng các dịch vụ ngân hàng theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính, tiền tệ và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển các dịch vụ pháp luật, kiểm toán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hố, thơng tin, thể thao; tăng số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm, an sinh xã hội.

Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ.

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng là khâu đột phá quan trọng để đưa tiến trình xã hội hố các lĩnh vực văn hoá - xã hội lên một bước phát triển mới.

Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi xã hội cơ bản của nhân dân, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách; đồng thời khơng xem nhẹ việc đáp ứng những nhu cầu của bộ phận ngày càng đông dân cư có thu nhập cao hơn. Nhà nước tăng thêm ngân sách tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội và bảo đảm cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết là về y tế, giáo dục cho người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính sách; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các cơ sở dịch vụ tư nhân và cơ sở có vốn đầu tư nước ngồi.

Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị công lập cung ứng dịch vụ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngoại thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)