Trích lập dự phịng chung đối với các khoản bảo lãnh và chấp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 71)

2.4 Hạn chế của QĐ 493 và QĐ sửa đổi 18 về phân loại nợ và trích lập dự phịng

2.4.5 Trích lập dự phịng chung đối với các khoản bảo lãnh và chấp nhận

thanh tốn cĩ ký quỹ

Theo khoản 4 Điều 3 QĐ 493, các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh tốn phân loại vào nhĩm 1 và trích dự phịng chung. Việc trích lập dự phịng chung tính trên giá trị của khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh tốn đĩ khơng trừ đi khoản tiền khách hàng đã ký quỹ tại Ngân hàng. Quy định này chưa hợp lý, bởi lẽ nếu khoản bảo lãnh hoặc chấp nhận thanh tốn khơng cĩ ký quỹ thì sẽ cĩ rủi ro cho Ngân hàng trong trường hợp Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thanh tốn. Khi các khoản này được khách hàng ký quỹ cĩ thể là 100% giá trị của bảo lãnh, chấp nhận thanh tốn thì chắc chắn Ngân hàng đã cĩ nguồn để thực hiện nghĩa vụ và khơng cĩ rủi ro gì cho Ngân hàng.

NHNN khơng nên bắt buộc phải trích lập dự phịng chung cho các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh tốn cĩ ký quỹ 100%. Cịn đối với các khoản cĩ ký quỹ dưới 100%, thì Ngân hàng sẽ trích lập dự phịng chung tính trên giá trị bảo lãnh, chấp nhận thanh tốn đĩ trừ đi khoản tiền khách hàng đã ký quỹ tại Ngân hàng.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã trình bày kết quả hoạt động kinh doanh của VCB trong thời gian qua, đồng thời cũng đã trình bày về thực trạng cơng tác phân loại nợ đang được áp dụng tại VCB, về quy trình phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro, về kiểm tra kiểm sốt cơng tác phân loại nợ và thực trạng các nhĩm nợ đã được phân loại theo QĐ 493 và QĐ 18.

Chương 2 cũng đã đề cập đến tình hình nợ xấu tại VCB, đây là vấn đề nan giải khơng chỉ của riêng một Ngân hàng nào mà là nỗi lo của tất cả các NHTM. Tiếp đĩ là chính sách xử lý nợ xấu đang áp dụng tại VCB và đã phát huy hiệu quả tích cực, đồng thời cũng trình bày một số kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại VCB trong thời gian qua. Ngồi ra, chương 2 cũng nêu lên một số điểm cịn chưa thật sự hợp lý của QĐ 493 và QĐ 18 sửa đổi, bổ sung trong thực tế khi thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHỊNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.1 Định hướng của NHNN VN về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng

Vấn đề nợ xấu khơng chỉ là nỗi lo riêng của các NHTM mà cịn là nỗi lo chung của NHNN cho sự an tồn của tồn hệ thống Ngân hàng. Mặc dù trong thời gian qua NHNN đã rất nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp để phịng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng như QĐ 493, QĐ 457, thơng tư 13.. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đang khuyến nghị NHNN Việt Nam về vấn đề quản trị rủi ro trên tồn hệ thống. Vì thế, NHNN thường xun cĩ chỉ đạo các Ngân hàng tăng cường cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng và đánh giá lại tài sản đảm bảo để tính dự phịng. Cụ thể, để kiểm sốt tốt chất lượng tín dụng, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ, đảm bảo khả năng bù đắp các tổn thất thực tế, thống đốc NHNN đã cĩ văn bản yêu cầu các Ngân hàng báo cáo tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng theo qui định của NHNN.

Theo đĩ, thống đốc yêu cầu các Ngân hàng tăng cường thực hiện phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, tích cực thu thập thơng tin, chủ động đánh giá và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc phân loại các khoản nợ vào nhĩm nợ cao hơn quy định tại Điều 6 quy định về phân loại nợ , trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của thống đốc NHNN đối với các ngành nghề kinh doanh, khách hàng chịu nhiều tác động bất lợi của mơi trường kinh doanh.

Các Ngân hàng phải rà sốt, đánh giá lại khả năng phát mại và tỷ lệ khấu trừ của tất cả tài sản bảo đảm để trích lập dự phịng rủi ro theo quy định tại Điều 8 Quyết định 493 được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 18 cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

Trên cơ sở phân loại nợ và đánh giá tài sản đảm bảo nêu trên, các NHTM phải báo cáo kịp thời, chính xác về tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng theo cơng văn 13684/NHNN-CSTD ngày 26/12/2007 của NHNN Việt Nam.

Hiện nay, các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của các TCTD được thực hiện theo quy định của NHNN tại thơng tư 13/2010/TT-NHNN ngày

20/05/2010; thơng tư này ban hành trên cơ sở theo sát với chuẩn mực quốc tế về Basel II; việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng trong

hoạt động Ngân hàng của các TCTD được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Các quy định này được xây dựng trên cơ sở áp dụng chuẩn mực và thơng lệ quốc tế phổ biến và thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của hệ thống ngân hàng Việt Nam, các quy định về phân loại nợ đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế và kém hiệu quả trong việc quản lý rủi ro tín dụng của các TCTD Việt Nam. NHNN đang xem xét, sửa đổi bổ sung các quy định quản trị rủi ro của các TCTD cho phù hợp với tình hình mới. Trước mắt, trong thời gian sắp tới NHNN sẽ cĩ lộ trình để tất cả các TCTD Việt Nam phải áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

3.2 Định hướng hồn thiện cơng tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)